Phƣơng pháp thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trung tâm trọng tài thương mại đông dương (Trang 57 - 59)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U QUẢN LÝ NHÂN LƢ̣C

2.2. Phƣơng pháp thống kê

Thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Thống kê đƣợc chia ra làm 2 lĩnh vực, đó là: thống kê mô tả và thống kê suy luận. Do đó, mỗi lĩnh vực có riêng một chức năng của nó, tổng hợp 2 chức năng của 2 lĩnh vực này ta sẽ đƣợc chức năng của thống kê.

- Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu. - Thống kê suy luận (Inferential statistics): là bao gồm các phƣơng pháp

ƣớc lƣợng các đặc trƣng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu.

Chúng ta có 4 phƣơng pháp thống kê, đó là: Thu thập và xử lý số liệu, điều tra chọn mẫu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tƣợng và dự đoán.

 Thu thập và xử lý số liệu: Có nhiều phƣơng pháp khác nhau để thu thập dữ liệu. Ngƣời ta có thể chia thành hai loại: phƣơng pháp bàn giấy (thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp) và phƣơng pháp hiện trƣờng (thu thập dữ liệu sơ cấp). Số liệu đƣợc thu thập thƣờng rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chƣa đáp ứng đƣợc cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải đƣợc xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có đƣợc sẽ giúp khái quát đƣợc đặc trƣng của tổng thể.

 Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tƣợng: Giữa các hiện tƣợng thông thƣờng có mối liên hệ với nhau. ví dụ: mối liên hệ giữa chi tiêu và thu nhập; mối liên hệ giữa lƣợng vốn vay và các yếu tố tác động đến lƣợng vốn vay nhƣ chi tiêu, thu nhập, trình độ học vấn; mối liên hệ tốc độ phát triển với tốc độ phát triển của các ngành, lạm phát, tốc độ phát triển dân số... sự hiểu biết về mối liên hệ giữa các hiện tƣợng rất có ý nghĩa, phục vụ cho quá trình dự đoán

 Dự đoán: Dự đoán là công việc cần thiết trong tất cả lĩnh vực hoạt động. trong hoạt động dự đoán ngƣời ta có thể chỉ ra thành nhiều loại:

- Dự đoán dựa vào định lƣợng và dựa vào định tính. Tuy nhiên, trong thống kê chúng ta chủ yếu xem xét về mặt định lƣợng với mục đích cung cấp cho những nhà quản lý có cái nhìn mang tính khoa học hơn và cụ thể hơn trƣớc khi ra quyết định phù hợp.

- Dự đoán dựa vào nội suy và dựa vào ngoại suy:

+ Dự đoán nội suy là chúng ta dựa vào bản chất của hiện tƣợng để suy luận. Ví dụ nhƣ chúng ta xem xét mối liên hệ giữa lƣợng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc các yếu tố đầu vào nhƣ vốn, lao động và trình độ khoa học kỹ thuật.

+ Dự đoán dựa vào ngoại suy là chúng ta chỉ quan sát sự biến động của hiện tƣợng trong thực tế, tổng hợp lại thành quy luật và sử dụng quy luật này để suy luận, dự đoán sự phát triển của hiện tƣợng. Ví dụ nhƣ để đánh giá kết quả hoạt động của một công ty ngƣời ta xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của họ qua nhiều năm.

Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để thông qua tất cả các bảng thống kê về quá trình hoạt động các chỉ tiêu quản lý nhân lực tại ITAC để mô tả thực trạng công tác quản lý nhân lực và so sánh kết quả hoạt động, các chỉ tiêu quản lý nhân lực qua các năm. Số liệu thống kê chứng minh cho những thành công cũng nhƣ những hạn chế, nguyên nhân, tồn tại trong công tác quản lý nhân lực của ITAC. Từ đó, những giải pháp của tác giả nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân lực tại ITAC có căn cứ, tính thuyết phục và có tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trung tâm trọng tài thương mại đông dương (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)