1.4. Các công cụ Phân tích chiến lược
1.4.2. Sử dụng Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là công cụ đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và tầm quan trọng của các bộ phận chức năng của tổ chức. Để hình thành một ma trận IEF cần thực hiện qua 5 bước như sau:
Bước 1: Lập danh mục từ 10 - 20 yếu tố, bao gồm những điểm mạnh, yếu cơ bản có ảnh hưởng tới tổ chức, tới những mục tiêu mà tổ chức đã đề ra.
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của tổ chức trong ngành. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0. Việc phân loại này sử dụng ý kiến tham vấn của chuyên gia.
Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4, trong đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu.
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm của các yếu tố.
Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng số điểm ma trận của tổ chức.
Bảng 1.2. Ma trận IFE
Các yếu tố thuộc nội bộ
Mức độ quan
trọng Phân loại Điểm quan trọng
(1) (2) (3) (4)
Liệt kê các nhân tố thuộc môi trường bên trong tổ chức Cho điểm từ 0 đến 1, điểm càng cao thì nhân tố tương ứng càng quan trọng
1 = Điểm yếu quan
trọng nhất 2 = Điểm yếu 3 = Điểm mạnh 4 = Điểm mạnh quan trọng nhất (4) = (2) x (3) Tổng = 1 Tổng = Y
Nguồn: Fred R. David, 2006. Khái luận về quản trị chiến lược
Đánh giá: Tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một tổ chức có thể có là 4.0, thấp nhất là 1.0 và trung bình là 2.5. Tổng số điểm quan trọng là 4 cho thấy tổ chức mạnh về nội bộ. Tổng số điểm là 1.0 cho thấy tổ chức yếu về nội bộ.
- Nếu tổng điểm >= 2.5: thì tổ chức có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình.
- Nếu tổng điểm =< 2.5: năng lực cạnh tranh tuyệt đối của tổ chức thấp hơn mức trung bình.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của các bộ phận phát triển chức năng, và nó cũng làm cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này. [4]
Phân tích nội bộ tiếp cận theo chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là công cụ phân tích nội bộ tổ chức do Michael Poter giới thiệu lần đầu và phổ biến vào năm 1985. Một chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động mà một công ty hoạt động trong một ngành công nghiệp cụ thể. Các sản phẩm thông qua các hoạt động trong chuỗi giá trị theo đúng trật tự và ở mỗi hoạt động các sản phẩm lại tăng thêm giá trị.
Chuỗi giá trị là một phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm kiểm tra sự phát triển của lợi thế cạnh tranh. Các hoạt động của tổ chức được chia thành các “hoạt động cơ bản” (nhập hàng, sản xuất, điều hành, marketing, bán hàng, dịch vụ…) và
Hình 1.7. Sơ đồ chuỗi giá trị tổng quát
Nguồn: Fred R. David, 2006. Khái luận về quản trị chiến lược
Chuỗi giá trị mang tới bức tranh tổng thể về các hoạt động cơ bản cũng như hoạt động hỗ trợ của tổ chức, từ đó cho phéo tổ chức thấy được những điểm yếu, điểm mạnh mang tính cạnh tranh chiến lược của tổ chức.
Phân tích nội bộ tiếp cận năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh
Mục đích của việc phân tích bên trong nội bộ tổ chức là nhận diện và đánh giá các nguồn lực tiềm tầng cũng như hiện hữu tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của tổ chức. Việc phân tích này làm cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn chiến lược của các tổ chức.
Năng lực cốt lõi là sức mạng độc đáo cho phép tổ chức đạt được sự vượt trội
về hiệu quả, chất lượng, cải tiến và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, do đó tạo ra giá trị vượt trội và đạt được ưu thế cạnh tranh. tổ chức có năng lực cốt lõi có thể tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm hoặc đạt được chi phí thấp hơn đối thủ và sẽ đạt được tỉ lệ lợi nhuận cao hơn trung bình ngành. Có hai công cụ giúp tổ chức nhận diện và tạo dựng năng lực cốt lõi là: Bốn tiêu chuẩn cụ thể của lợi thế cạnh tranh bền vững (đáng giá, hiếm, khó bắt chước, không thể thay thế) và phân tích chuỗi giá trị.
Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà tổ chức mang đến cho khác hàng, giá trị đó
vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Những lợi thế được tổ chức tạo ra và sử dụng cho cạnh tranh thì được gọi là lợi thế cạnh tranh. Khi tổ chức có lợi thế cạnh tranh
sẽ có cái mà các đối thủ khác không có, nghĩa là tổ chức sẽ hoạt động tốt hơn đối thủ hoặc đối thủ khác không làm được. Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công lâu dài của tổ chức. Một tổ chức được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành.
Mỗi tổ chức đều có cách lựa chọn hướng tiếp cận riêng để phân tích nội bộ tổ chức. Tuy nhiên xu thế hiện nay, các tổ chức rất coi trọng việc phân tích năng lực cốt lõi và tạo lợi thế cạnh tranh của doanh của tổ chức làm nền tảng hình thành và lựa chọn chiến lược. [4]