Sử dụng Ma trận IE để phân tích chiến lược một cách định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của trường cán bộ quản lý giao thông vận tải đến năm 2020 (Trang 50)

1.4. Các công cụ Phân tích chiến lược

1.4.4. Sử dụng Ma trận IE để phân tích chiến lược một cách định lượng

Ma trận I-E được sử dụng như một kỹ thuật phân tích áp dụng song song với ma trận SWOT và có tác dụng đối chiếu với ma trận SWOT. Đây là kỹ thuật phân tích mang tính định lượng hơn và ngày càng được áp dụng phổ biến trong các tổ chức hiện nay.

Để hình thành ma trận IE, thường dựa trên kết quả phân tích môi trường phát triển và phân tích nội bộ tổ chức và lập hai ma trận yếu tố: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (ma trận EFE) và Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE).

IFE - Yếu tố môi trường bên trong

Bảng 1.4. Ma trận bên trong - bên ngoài (IE)

Mạnh Trung bình Yếu

Nguồn: Fred R. David, 2006. Khái luận về quản trị chiến lược

Tổng hợp ma trận EFE và IFE ta hình thành ma trận IE để xác định và đánh giá đúng vị thế chiến lược của tổ chức. Tương ứng với vị thế của tổ chức là sẽ có những định hướng chiến lược phù hợp.

Nếu vị thế chiến lược của tổ chức nằm ở 3 ô vùng màu xanh là vùng tăng trưởng nhanh, nếu vị thế tổ chức nằm ở 3 ô màu vàng là vùng nên tăng trưởng chọn

Cao Trung bình Thấp EFE Yếu tố bên ngoài

lọc hoặc vùng chiến lược ổn định.

Còn nếu vị thế của tổ chức nằm ở vùng 3 ô màu đỏ thì tốt nhất là định hướng thu hoạch và rút lui dần, thậm chí tìm cách tháo chạy để bảo toàn lực lượng. [4]

1.4.5. Sử dụng Ma trận QSPM để phân tích lựa chọn chiến lƣợc

Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matri - QSPM) sử dụng các dữ liệu đầu vào từ những phân tích ở các bước (được giới thiệu ở các chương trước) để giúp các chiến lược gia quyết định khách quan chiến lược nào trong số các chiến lược có khả năng thay thế là chiến lược hấp dẫn nhất và xứng đáng để tổ chức theo đuổi nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của mình.

Tiến trình phát triển ma trận QSPM gồm 6 bước:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội/mối đe dọa lớn bên ngoài và các điểm mạnh/yếu quan trọng bên trong vào cột (1) của ma trận. Các yếu tố này được lấy trực tiếp từ các ma trận EFE và IFE.

Bước 2: Trong cột (2) của ma trận điền các con số tương ứng với từng yếu tố trong cột phân loại của các ma trận EFE và IFE.

Bước 3: Nghiên cứu các ma trận SWOT và xác định các chiến lược phát triển có thể thay thế mà doanh nghiệp nên xem xét để thực hiện, ghi lại các chiến lược phát triển này vào hàng trên cùng của ma trận QSPM. Các chiến lược phát triển được xếp thành các nhóm riêng biệt nhau (nếu có).

Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn: Rất không hấp dẫn = 1, ít hấp dẫn = 2, khá hấp dẫn = 3, rất hấp dẫn = 4. Các trị số này biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược phát triển so với các chiến lược phát triển khác trong cùng một nhóm các chiến lược phát triển có thể thay thế.

Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược phát triển xét riêng đối với từng yếu tố thành công quan trọng ghi ở cột (1) bằng cách nhân số phân loại với số điểm hấp dẫn trong mỗi hàng.

Bước 6: Cộng dồn các số điểm hấp dẫn cho ta tổng số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược phát triển (xét đến tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài thích hợp có thể ảnh hưởng tới các quyết định chiến lược phát triển). Tổng số điểm này càng cao thì chiến lược phát triển càng thích hợp và càng đáng được lựa chọn để thực hiện.

Bảng 1.5. Ma trận QSPM

loại (2) Chiến lƣợc 1 Chiến lƣợc 2 Chiến lƣợc 3 hấp dẫn A B A B A B

Các yếu tố bên trong Các yếu tố bên ngoài

Tổng số S S S

Nguồn: Fred R. David, 2006. Khái luận về quản trị chiến lược

Về nguyên tắc, một ma trận QSPM có thể bao gồm bất cứ số lượng nhóm các chiến lược thay thế nào và trong một nhóm nhất định có thể bao gồm bất cứ số lượng chiến lược nào, nhưng chỉ có những chiến lược trong cùng một nhóm mới được đánh giá với nhau. Các nhóm chiến lược này là khác nhau và ma trận QSPM chỉ đánh giá các chiến lược trong cùng một nhóm.

Cần chú ý rằng ma trận QSPM biểu thị sức hấp dẫn tương đối của các chiến lược có thể lựa chọn và quan trọng hơn là nó cung cấp cơ sở khách quan để xem xét và quyết định lựa chọn chiến lược sản phẩm thích hợp nhất. Tuy nhiên, ma trận QSPM cũng có nhiều hạn chế và phải có những điều kiện nhất định để dử dụng được trong thực tế. Một trong những hạn chế lớn nhất là trong quá trình xây dựng ma trận đòi hỏi phải có sự phán đoán bằng trực giác để cho điểm hấp dẫn các yếu tố - mặc dù đã dựa trên các thông tin phân tích môi trường được tiến hành từ trước. Do đó muốn sử dụng ma trận QSPM có hiệu quả đòi hỏi các chiến lược gia cần thảo luận kỹ lưỡng và thống nhất về mỗi con số trong ma trận bằng cách đưa thêm căn cứ cho điểm vào cột cơ sở số điểm hấp dẫn.

Lựa chọn chiến lược là bước quyết định cuối cùng của việc xây dựng chiến lược và cũng là bước khởi đầu cho quá trình tổ chức thực hiện chiến lược. Xây dựng và lựa chọn Chiến lược phát triển đã đưa ra các bước cần thực hiện để có Chiến lược phát triển khả thi. Nhưng để tổ chức thành công trên thương trường phát triển thì việc lựa chọn một chiến lược phù hợp có ý nghĩa quyết định. Và với chiến lược được lựa chọn tổ chức phải tiến hành triển khai thực hiện chiến lược một cách hiệu quả. Đây là giai đoạn quan trọng và là bước chuyển hóa những mong muốn chiến lược của tổ chức thành hiện thực. [4]

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Các nghiên cứu khoa học và thực tế cho thấy các tổ chức thành công là các tổ chức xây dựng cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn, rõ ràng. Các chiến lược này cần được mọi thành viên trong tổ chức nỗ lực thực hiện, tập trung mọi nguồn lực dưới sự quản lý của Ban lãnh đạo tổ chức, được đánh giá và hiệu chỉnh kịp thời nhằm đem lại những hiệu quả cao nhất cho tổ chức.

Chương 1 của Luận văn đã làm rõ những nội dung cơ bản sau:

- Luận văn đã khái quát được các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài có liên quan đến quản trị chiến lược.

- Luận văn đã làm rõ những nội dung cơ bản nhất trong cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược phát triển cho một tổ chức hoạt động. Cơ sở lý luận này sẽ được vận dụng vào thực tế phân tích môi trường hoạt động của Trường Cán bộ quản lý GTVT.

- Luận văn cũng đã khái quát một số mô hình cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích môi trường hoạt động, hình thành và lựa chọn chiến lược phát triển cho Trường Cán bộ quản lý GTVT.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả xây dựng

Quy trình nghiên cứu tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn: Bước 1: Thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp

- Thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm xác định vấn đề, mục tiêu và lý thuyết nền tảng phục vụ cho việc nghiên cứu. Luận văn tiến hành nghiên cứu lý thuyết về chiến lược, chiến lược phát triển và xây dựng chiến lược phát triển của Trường Cán bộ quản lý GTVT, tập trung vào quy trình xây dựng chiến lược phát triển của Trường.

- Thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm cập nhật, bổ sung đánh giá tình hình thực tế phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. Để thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp: tác giả sẽ thiết kế bảng câu hỏi và gửi tới các đối tượng cần phỏng vấn để thu thập dữ liệu (điều tra khảo sát và phỏng vấn một số lãnh đạo của Trường Cán bộ quản lý GTVT).

Thu thập dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Xác định lựa chọn chiến lƣợc phát triển cho Trƣờng

Đề xuất giải pháp

Bước 2: Phân tích, xử lý dữ liệu: Từ những dữ liệu thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích, xử lý, chuyển các dữ liệu ban đầu thu thập được thành các thông tin hữu ích cho cuộc nghiên cứu .

Bước 3: Trên cơ sở lý thuyết, luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng những yếu tố môi trường bên trong, môi trường bên ngoài của Trường Cán bộ quản lý GTVT để xác định những xu hướng tác động, những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động của Trường. Sử dụng các mô hình (bao gồm SWOT; QSPM) để hình thành và lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu cho Trường Cán bộ quản lý GTVT đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Bước 4: Trên cơ sở chiến lược đề xuất và đánh giá tình hình thực tiễn của Trường Cán bộ quản lý GTVT, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển đã xây dựng dựa trên các thông tin đã được xử lý, phân tích.

Bước 5: Hoàn thiện nghiên cứu dựa trên các thông tin đã xử lý và các đánh giá được đưa ra.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính: phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu.

2.2.1. Thu thập dữ liệu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thu thập cả nguồn thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp, trong đó các thông tin được thu thập như sau:

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Số liệu và thông tin thu thập là nhắm tới các mục tiêu đã xác định trong chương 1. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Trường Cán bộ quản lý GTVT liên quan đến tình hình hoạt động của Trường hiện tại trong khoảng thời gian từ năm 2011 tới năm 2016.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thông qua bảng câu hỏi. Bảng điều tra được thiết kế với các câu hỏi mở để nhằm thu thập càng nhiều ý kiến, thông tin càng tốt. Trong quá trình chọn mẫu xác suất, thực hiện các bước. Với mẫu được chọn đảm bảo đại diện cho Nhà Trường.

Dữ liệu được thu thập thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp với 09 người bao gồm Ban giám hiệu; Trưởng khoa và Cán bộ phòng ban của Trường Cán bộ quản lý GTVT và ý kiến của 05 chuyên gia trong Ngành. Mục đích của việc phỏng vấn là nhằm tìm hiểu về tình hình hoạt động của Nhà trường. Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về những ý kiến đánh giá xung quanh lĩnh vực đang nghiên cứu. Phương pháp này chủ yếu hướng đến việc xin ý kiến đánh giá về: tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động phát triển của Trường Cán bộ quan lý GTVT; đánh giá chiến lược phát triển hiện tại của Trường; đồng thời xin ý kiến góp ý về việc điều chỉnh chiến lược phát triển của Trường trong thời gian tới. Từ đó bước đầu thu thập các thông tin cụ thể liên quan đến chủ đề nghiên cứu và thiết lập bảng hỏi sơ bộ.

Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua các phiếu hỏi với thời gian nhanh, ngắn gọn, số lượng thông tin thu thập được rộng, tiếp cận vấn đề đa chiều. Qua đó, tìm ra các điểm tồn tại tạo cơ sở để tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân cụ thể dẫn đến vấn đề hoạt động phát triển chưa hiệu quả. Tham khảo ý kiến lãnh đạo của Trường về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó xây dựng bản đồ chiến lược phát triển cho Trường trong giai đoạn mới. Phương pháp này được thực hiện vào tháng quý 1, năm 2017.

Tác giả thực hiện phương pháp này qua các bước cụ thể như sau: Bước 1: Lập phiếu điều tra.

Trên cơ sở nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, tác giả sẽ thiết kế Bảng hỏi điều tra lãnh đạo Trường Cán bộ quản lý GTVT, các trưởng; phó Khoa và phòng phụ trách nhằm mục đích thu thập các nội dung sau đây:

- Tình hình hoạt động của Trường Cán bộ quản lý GTVT giai đoạn 2011 – 2016 - Tình hình thực thi chiến lược phát triển của Trường Cán bộ quản lý GTVT năm 2011 – 2016;

- Xác định chính xác các yếu tố tác động đến hoạt động của Trường Cán bộ quản lý GTVT, các yếu tố này được chia thành 03 nhóm: 1. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô; 2. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường ngành; 3. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường nội bộ Trường.

- Ý kiến đóng góp xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn mới.

Bước 2: Chọn mẫu nghiên cứu. Tổng mẫu điều tra tác giả chọn lựa là 09 người bao gồm ban giám hiệu Trường Cán bộ quản lý GTVT, các trưởng Khoa và phòng ban của Trường và 05 chuyên gia trong ngành.

Bước 3: Tiến hành phỏng vấn. Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp với các đối tượng trên và trao đổi thông tin trong khoảng thời gian 30 phút/lượt phỏng vấn.

Bước 4: Tổng hợp và xử lý dữ liệu. Sau khi đã thu nhận đầy đủ thông tin, tác giả tiến hành tổng hợp và đánh giá các vấn đề đã được thể hiện trong phiếu điều tra. Qua quá trình phân tích các dữ liệu thu thập được, tác giả có thể đưa ra những kết luận về các vấn đề chính còn tồn tại để trả lời câu hỏi nghiên cứu, từ đó có cơ sở để đưa ra những giải pháp khắc phục.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu

- Phương pháp xử lý số liệu: Dùng phần mềm Exel để phân tích các số liệu thu thập được, từ đó giúp tác giả có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về tình hình hoạt động thực tế tại Trường Cán bộ quản lý GTVT cũng như những điểm mạnh, điểm yếu nếu áp dụng chiến lược phát triển mới.

- Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu.

- Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích hệ thống, thống kê (sử dụng phương pháp phân tích thống kê miêu tả nhằm chuyển dữ liệu thô thành những dạng thích hợp với việc nghiên cứu).

- Từ những dữ liệu sơ cấp thu thập được, thực hiện mã hóa dữ liệu, tổng hợp toàn bộ dữ liệu vào phần mềm Excel, sau đó dùng các hàm (count, sum, tính tỷ lệ %, biểu đồ) để đánh giá các xu hướng và đề xuất giải pháp chiến lược phát triển cho Trường.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chương 2 của luận văn trình bày những vấn đề và phương pháp nghiên cứu áp dụng trong quá trình thực hiện luận văn. Trên cơ sở các mô hình lý thuyết đề cập ở chương 1 kết hợp với quy trình nghiên cứu, các phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu để thực hiện mục tiêu nghiên cứu ở chương 2, luận văn sẽ đi sâu vào phân tích chiến lược của Trường Cán bộ quản lý GTVT cũng như vị thế cạnh tranh hiện thời của Trường trong ngành Giáo dục ở Chương 3.

CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GTVT

3.1. Khái quát về Trƣờng Cán bộ quản lý Giao thông vận tải

3.1.1. Thông tin chung về Nhà trường

Tên trường: Trường Cán bộ quản lý GTVT.

Tên giao dịch quốc tế: Institute for transport administration and management cadres.

Địa chỉ đặt trụ sở: P. Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của trường cán bộ quản lý giao thông vận tải đến năm 2020 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)