Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của trường cán bộ quản lý giao thông vận tải đến năm 2020 (Trang 95 - 96)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp nhằm thực hiện chiến lược phát triển Trường

4.3.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Mục tiêu:

Xây dựng, phát triển và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo yêu cầu của từng vị trí công tác trong trường, hướng tới Hội nhập Quốc tế về dạy nghề. Đảm bảo đội ngũ giáo viên chuyên sâu về lý thuyết, giỏi về thực hành, có phương pháp giảng dạy tốt, có kiến thức về tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết.

Yêu cầu về cán bộ quản lý: Có đủ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, trình độ tin học và tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu. Đã qua công tác giảng dạy, quản lý đơn vị ít nhất 3 năm; có trình độ thạc sỹ chuyên ngành trở lên, đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

Giải pháp:

Tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ.

Quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên làm rõ số lượng, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về lứa tuổi và giới tính của từng chuyên ngành đào tạo để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trong từng giai đoạn phát triển của Nhà trường.

Mô tả chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu cho các vị trí công tác làm tiêu chuẩn để tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng và đánh giá cán bộ, nhân viên.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho giảng viên, cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quan tâm thực hiện chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảng viên trẻ về chỗ ở, học tập và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đi nghiên cứu sinh. Phấn đấu đến 2020 có 100% giảng viên có trình độ trên đại học, 80% người có trình độ thạc sỹ và 20% có trình độ tiến sĩ. Hàng năm cử từ 01 đến 02 người đi nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo phải có trên 60% có trình độ thạc sỹ.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đầu đàn cho từng chuyên đề. Kịp thời bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sâu, rộng cho đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường, tăng cường khả năng về ngoại ngữ, tin học, kiến thức kỹ năng mềm, quản lý

Nhà nước, quản lý ngành về Hội nhập quốc tế, thông lệ, luật pháp quốc tế… để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong điều kiện Hội nhập quốc tế.

Tăng cường kỹ năng làm việc nhóm và độc lập khắc phục những hạn chế của nhân lực và nâng cao hiệu quả lao động.

Xây dựng cơ chế thu hút giảng viên, cán bộ có trình độ cao từ bên ngoài. Xây dựng triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở nước ngoài cho đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường về các lĩnh vực : Quản lý khu vực, quản lý chuyên ngành, kiến thức và kinh nghiệm Hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của trường cán bộ quản lý giao thông vận tải đến năm 2020 (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)