Đối với giảng viên của trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của trường cán bộ quản lý giao thông vận tải đến năm 2020 (Trang 100 - 109)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Kiến nghị

4.4.4. Đối với giảng viên của trường

- Phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn vì trình độ của giảng viên trong trường chưa cao (giảng viên có trình độ tiến sỹ còn ít).

- Tăng cường sử dụng và đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư hơn nữa cho công tác soạn giảng. Tích cực khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy

- Tăng cường công tác đến các tổ chức, đơn vị trong Bộ GTVT để nâng cao kinh nghiệm thực tế.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 4

Chương 4 là chương thực hiện mục đích nghiên cứu sau cùng của luận văn. Cụ thể:

- Các mục tiêu phát triển của của Trường Cán bộ quản lý GTVT đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

- Luận văn đề xuất các định hướng chiến lược phát triển lớn từ phân tích SWOT, những định hướng chiến lược phát triển này được đánh giá thông qua ma trận QSPM để tìm ra phương án chiến lược phát triển tối ưu cho Trường Cán bộ quản lý GTVT phát triển.

- Làm rõ các nội dung cơ bản trong phương án chiến lược phát triển đã được lựa chọn; đồng thời, luận văn đề xuất một số giải pháp thực thi chiến lược. Những giải pháp và kiến nghị được đề xuất có thể được thực hiện ngay, cũng có thể chưa đủ điều kiện thực hiện, nhưng về mặt dài hạn thì cần phải quyết liệt thực hiện đồng bộ để đảm bảo chiến lược phát triển của Trường Cán bộ quản lý GTVT được triển khai thành công nhất.

KẾT LUẬN

Nhà trường muốn tồn tại và phát triển, mọi sự điều hành đều phải xuất phát từ định hướng và tầm nhìn chiến lược phát triển của Ban giám hiệu Trường. Điều đó có nghĩa là việc xây dựng chiến lược phát triển là việc làm có ý nghĩa tiên quyết trong quá trình hoạt động của Trường.

Thực tế cho thấy, Ban giám hiệu Nhà trường luôn có quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển của Trường. Tuy nhiên, Trường Cán bộ quản lý GTVT hiện nay mới chỉ xây dựng chiến lược phát triển cho trung hạn (giai đoạn 05 năm) mà chưa có tầm nhìn chiến lược dài hạn. Bên cạnh đó, mặc dù các chiến lược phát triển mà Nhà trường xây dựng luôn thể hiện tính hiệu quả, giúp Nhà trường vượt qua những khó khăn của điều kiện môi trường đào tạo, bồi dưỡng trong ngành, nhưng trong quá trình triển khai các chiến lược phát triển, Nhà trường gặp phải khá nhiều những khó khăn và khả năng điều chỉnh, thích nghi với những biến động của Nhà trường còn yếu. Nguyên nhân được xác định là do tính linh hoạt của các chiến lược phát triển được Nhà trường xây dựng được đánh giá là thấp.

Luận văn luận văn đề tài “Chiến lược phát triển của trường Cán bộ quản lý

giao thông vận tải đến năm 2020” được tiến hành nghiên cứu với mục đích sau

cùng là xây dựng chiến lược phát triển cho Trường Cán bộ quản lý GTVT với tầm nhìn dài hạn; đồng thời, đề xuất những giải pháp cụ thể, có cơ sở khoa học nhằm giúp Nhà trường có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển đã đề xuất, từ đó, giúp Trường đẩy nhanh tốc độ phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững; đồng thời, giúp Trường thực hiện tốt sứ mệnh hoạt động của mình.

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả cụ thể như sau: - Luận văn đã khái quát hóa các vấn đề về chiến lược phát triển của tổ chức. Trong đó, luận văn đi sâu vào làm rõ: quy trình xây dựng chiến lược phát triển cho tổ chức; làm rõ các công cụ phục vụ cho quá trình xây dựng chiến lược phát triển cho Nhà trường. Có thể khẳng định rằng, nội dung lý luận mà luận văn đã xây dựng là sự kế thừa có chọn lọc.

- Luận văn vẽ bức tranh tổng thể về môi trường phát triển của Nhà trường (bao gồm: môi trường vĩ mô, môi trường ngành) cũng như môi trường nội bộ với nguyên tắc đảm bảo tính thời sự, logic và khoa học. Trong quá trình phân tích, đánh giá, luận văn tham khảo ý kiến của 14 cán bộ lãnh đạo, quản lý Trường và chuyên gia để có được cái nhìn đánh giá chính xác và khách quan nhất. Kết quả đạt được đó là luận văn đã xác định được: thời cơ mở ra, thách thức phải đối mặt, điểm mạnh, điểm yếu của Nhà trường, đó chính là những căn cứ đặc biệt quan trọng cho việc xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu cho Nhà trường đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030.

- Luận văn sử dụng ma trận SWOT để xây dựng các định hướng chiến lược từ những kết quả phân tích môi trường đã ghi nhận được; sử dụng ma trận QSPM để đánh giá định lượng và lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu cho Nhà trường đến 2020.

- Luận văn đã tiến hành đề xuất nội dung bản chiến lược phát triển cụ thể cho Nhà trường giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; đồng thời, đưa ra một số giải pháp chủ yếu, một số kiến nghị nhằm thực hiện chiến lược phát triển mà luận văn đã đề xuất. Hy vọng rằng, những kết quả đạt được của luận văn sẽ là một khuyến nghị đáng lưu tâm cho Ban giám hiệu Nhà trường trong giai đoạn tới.

Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù tác giả đã cố gắng tỉ mỉ sàng lọc, lựa chọn, xử lý thông tin phục vụ cho việc phân tích, đánh giá. Tuy nhiên, do năng lực nghiên cứu của bản thân tác giả còn hạn chế, cũng như hạn chế về nguồn lực nghiên cứu, do đó, thiếu sót trong luận văn là khó có thể tránh khỏi. Chính vì vậy, tác giả rất mong muốn nhận được những nhận xét, góp ý quý báu của thầy, cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp,... để bản luận văn có thể được hoàn thiện hơn.

Luận văn được hoàn thành dưới sự giúp đỡ lớn lao từ phía giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Hoàng Văn Hải, anh chị em đồng nghiệp và gia đình, bạn bè. Tác giả một lần nữa bày tỏ sự cảm ơn chân thành!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền, 2002. Chiến lược phát triển và phát triển tổ chức, NXB Lao động – Xã hội.

2. Trần Khánh Đức, 2010. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Phan Huy Đường, 2014. Quản lý công. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Fred R. David, 2006. Khái luận về Quản trị chiến lược, bản tiếng Việt, nhà Xuất Bản Thống Kê.

5. H. Kent Baker and Ronald Anderson, 2012. Quản trị tổ chức lý thuyết, nghiên cứu và thực hành, NXB Kinh Tế TP HCM.

6. Hoàng Văn Hải, 2015. Quản trị chiến lược. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Phan Phúc Hiếu, 2007. Phân tích chiến lược hiện đại và ứng dụng. NXB, Giao thông vận tải, Hà Nội.

8. Vương Quân Hoàng, 2014. Bài viết Nội dung quản trị chiến lược và trọng tâm trong thế kỷ XXI, Hà Nội.

9. Hương Huy, 2007. Phương pháp hoạch định chiến lược. Nxb Giao thông vận tải. 10. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà, 2012. Quản lý học. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

11. Đặng Bá Lãm, 2003. Nghiên cứu về chiến lược giáo dục. Viện khoa học giáo

dục Việt Nam.

12. Liam Fahey. Robert M. Randall, 2009. MBA trong tầm tay – Chủ đề Quản lý Chiến lược. – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Lộc, 2009. Cơ sở lý luận xây dựng chiến lược trong giáo dục. NXB

Giáo dục Việt Nam.

14. Michael E. Porter, 2009. Chiến lược cạnh tranh. NXB Trẻ.

15. Micheal Porter, 2009. Lợi thế cạnh tranh. Nguyễn Phúc Hoàng dịch, bản tiếng

Việt, nhà Xuất Bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Đình Quế, 2008. Chiến lược tài chính trong Quản trị phát triển. – NXB Tài Chính.

18. Trần Anh Tài, 2007. Giáo trình Quản trị học, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Tom Gorman, 2011. Kiến thức nền tảng – MBA căn bản. Nxb Lao động Xã hội. 20. Trường Cán bộ quản lý GTVT, 2016. Báo cáo Bộ GTVT năm 2016 của Trường

cán bộ quản lý GTVT, Hà Nội

21. Trường Cán bộ quản lý GTVT, 2016. Tổng kết thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2011-2015 của Trường cán bộ quản lý GTVT, Hà Nội

22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2015. Báo cáo Diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại tệ Việt Nam dưới tác động chính sách của NHNN, Hà Nội.

Tiếng Anh

23. Buenning Frank, Hortsch Hanno, Novy Katrin, 2000. Das britische Modell der National Vocational Qualifications (NVQs) Verlag Dr. Kovac, Hammburg.

24. Franz Decker, 1994. Grundlagen und neue Ansaetzer in der Weiterbildung, Muenchen Wien (Hanser Verlag).

25. H. Mintzberg, J Lampel, J. B. Quin, S. Ghoshal, 2003. The Strategy Process.

Pearson Education Limited.

26. J. Collin, 2001. Good to Geat. Harper Collins Publishing, New York.

27. Joel Ross & Michael Kami, 2014. Without a strategy, an organization is like a

ship, without a rudder going around in circles. It’s like a tramp; it has no place to go, USA.

Website:

28. http:// www.itamc.edu.vn – Trường cán bộ quản lý Giao thông vận tải. 29. http://w.w.w.gso.gov.vn – Thống kê năm 2016 - Tổng cục Thống kê.

PHỤ LỤC

1. Phiếu điều tra đánh giá các yếu tố ngoại vi về Trƣờng Cán bộ quản lý GTVT. PHIẾU ĐIỀU TRA

ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC YẾU TỐ NGOẠI VI

TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIAO THÔNG VẬN TẢI I/ Ngƣời thực hiện: HOÀNG HẢI YẾN

II/ Thông tin cá nhân ngƣời đánh giá:

- Họ và Tên:

……….

- Vị trí công tác:

……….

Chữ ký

III/ Thông tin điều tra:

STT Các yếu tố chủ yếu bên ngoài

Khả năng phản ứng của Nhà trƣờng (10-40) 10: phản ứng yếu nhất 25: Phản ứng trung bình 40: Phản ứng tốt nhất Mức độ quan trọng của yếu tốvới

ngành (0-10)

0: Không quan trọng 10: Rất quan trọng 1 Nhu cầu đào tạo, bỗi dưỡng

2 Mức độ quan tâm của Bộ GTVT 3 Nhu cầu của Bộ GTVT

4 Thái độ của học viên với khóa học 5 Khách hàng đánh giá chất lượng

đào tạo, bồi dưỡng

6 Số lượng trường đào tạo, bồi dưỡng trên thành phố/ cả nước 7 Công nghệ đào tạo trong nước 8 Sự bùng nổ du học tự túc

9 Sự phát triển các dịch vụ thay thế 10 Sự khủng hoảng kinh tế

11 Quy hoạch đào tạo của Bộ GTVT 12 Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế

13 Cơ cấu lao động thành phố/quốc gia 14 Vốn đầu tư nước ngoài với đào tạo,

15 Nguy cơ chảy máu chất xám

16 Nguy cơ tụt hậu so với giáo dục thế giới

17 Hoạt động tổ chức đào tạo tại chỗ và bồi dưỡng của tổ chức 18 Số lượng và chất lượng giảng viên 19 Chất lượng học viên đầu vào của đào tạo, bồi dưỡng 20 Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật

Các yếu tố khác: 21 22 23 24 … Chân thành cám ơn sự hợp tác!

2. Phiếu điều tra đánh giá các yếu tố nội bộ về Trƣờng Cán bộ quản lý GTVT. PHIẾU ĐIỀU TRA

ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ

TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIAO THÔNG VẬN TẢI I/ Ngƣời thực hiện: HOÀNG HẢI YẾN

II/ Thông tin cá nhân ngƣời đánh giá:

- Họ và Tên:

……….

- Vị trí công tác:

……….

Chữ ký

III/ Thông tin điều tra:

STT Các yếu tố bên trong

Điểm đánh giá Về trƣờng (10-40) 10: Yếu nhất 25: Trung bình 40: Tốt nhất Mức độ quan trọng của yếu tố với ngành

(0-10)

0: Không quan trọng 10: Rất quan trọng

Về đội ngũ giáo viên, nhân viên:

1 Đội ngũ giáo viên yêu nghề 2 Thu nhập giáo viên, nhân viên 3 Chất lượng giáo viên (chuyên

môn, nghiệp vụ, trình độ sư phạm)

Về tổ chức quản lý:

4 Cơ cấu tổ chức 5 Hiệu quả quản lý

6 Công tác kiểm tra – kiểm soát, đánh giá hiệu quả làm việc 7 Xây dựng nội quy, quy chế Nhà

trường

8 Quy định chức năng, nhiệm vụ - quyền hạn bộ phận, vị trí rõ ràng 9 Chính sách giữ chân nhân tài

Về đào tạo:

11 Chương trình đào tạo

12 Tổ chức đánh giá công tác giảng dạy

13 Hoạt động trung tâm khảo thí

Về tuyển sinh:

14 Hoạt động Marketing

15 Hiệu quả tuyển sinh (về số lượng, chất lượng)

Về cơ sở vật chất:

16 Cơ sở vật chất

17 Quản lý tài sản (mức độ sử dụng hiệu quả tài sản)

Về các hoạt động khác:

18 Hệ thống thông tin, truyền tin 19 Hoạt động nghiên cứu khoa học 20 Mạng lưới liên kết đào tạo

21 Quan hệ phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể

22 Hoạt động Công đoàn nhà trường 23 Phong trào Học viên

24 Ngân sách – tài chính

25 Xây dựng văn hóa nhà trường vững mạnh Các yếu tố khác: 26 27 28 29 30 … Chân thành cám ơn sự hợp tác!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của trường cán bộ quản lý giao thông vận tải đến năm 2020 (Trang 100 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)