2.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận văn đƣợc cụ thể hóa qua hình 2.1. sau:
Hình 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Xác định vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Đề xuất khung phân tích của nghiên cứu
Nghiên cứu định tính (Thảo luận và thực hiện
phỏng vấn chuyên gia)
Nghiên cứu định lƣợng (Thiết kế bảngicâu hỏi
và thu thập số liệu)
Xử lý kết quảinghiên cứu
Thảo luậnikết quả nghiên cứu
Kết luậnivà kiến nghị
2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
2.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Nguồn đƣợc cung cấp để thu thập dữ liệu:
+ Các báo cáo nội bộ của Techcombank về nhân sự, chính sách đãi ngộ… qua các năm 2016-2018
+ Các báo cáo nghiên cứu của các cơ quan,iviện nghiên cứu, các trƣờng đại học, …
+ Các bài viết đƣợc đăng tải trên báo, các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí có liên quan; các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc.
+ Tài liệu giáoitrình hoặc các xuất bản khoa học khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Đọc tài liệu là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp.
2.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Phƣơng pháp điều tra khảo sát đƣợc tác giá sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp: Chuẩn bị khảo sát: Lập phiếu khảo sát và gửi phiếu tới Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Techcombank. Số lƣợng mẫu lài250 ngƣời.
Xây dựng phiếu khảo sát và phát phiếu tới Ban lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhân viên của Techcombank. Kích thƣớc mẫu: 250 ngƣời: Phiếu khảo sát này gồm phần chung liên quan đến vị trí, chức vụ, thâm niên công tác, các công việc đảm nhiệm trong ngân hàng, thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ, mức độ hài lòng của nhân viên, …
Thời gian dự kiến khảo sát: Tháng 3/2019
2.3. Thiết kế nghiên cứu
2.3.1. Xác định các nhân tố cần khảo sát
Dựa trên cơ sở lý thuyết liên quan đến sự hài lòng và cơ sở thực tiễn khi tác giả tham khảo ý kiến các nhà quản trị cấp cao và cấp trung trong Ngân hàng, các kết quả của các nghiên cứu trƣớc đây về sự hài lòng trong công việc và tình hình thực tế Ngân hàng, một lần nữa có thể nhận định rằng, sự hài lòng của nhân viên đối với tổ chức bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, và số lƣợng các yếu tố này là không
hoàn toàn giống nhau ở các nghiên cứu khác nhau. Với các yếu tố vừa đƣợc rút ra ở phần trên, các giả thuyết sau đây đã đƣợc đề xuất:
- Nhân tố thứ nhất: Thu nhập (TN)
Giả thuyết 1 - H1: Thu nhập có ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên ở Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam - Hội sở chính.
- Nhân tố thứ hai: Đào tạo - thăng tiến (ĐTTT)
Giả thuyết 2 – H2: Đào tạo thăng tiến có ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên ở Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam - Hội sở chính.
- Nhân tố thứ ba: Cấp trên (CT)
Giả thuyết 3 – H3: Sự quan tâm của cấp trên ảnh hƣởng tới sự hài lòng công việc của nhân viênở Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam - Hội sở chính.
- Nhân tố thứ tƣ: Đồng nghiệpi(ĐN)
Giả thuyết 4 – H4: Đồng nghiệp ảnh hƣởng tới sự hài lòng công việc của nhân viênở Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam - Hội sở chính.
- Nhân tố thứ năm: Đặc điểm công việc (ĐĐCV)
Giả thuyết 5 – H5: Đặc điểm công việc có ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên ở Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam - Hội sở chính.
- Nhân tố thứ sáu: Điều kiện làm việc(ĐKLV)
Giả thuyết 6 – H6: Điều kiện làm việc có ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên ở Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam - Hội sở chính.
- Nhân tố thứ bảy: Phúc lợi (PL)
Giả thuyết 7 – H7:Phúc lợi có ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên ở Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam - Hội sở chính.
Hình 2.2: Khung phân tích của nghiên cứu đề xuất về ảnh hƣởng của các yếu tố tới sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Techcombank
Từ các cơ sở trên tác giả xây dựng khung phân tích của nghiên cứu về ảnh hƣởng của các yếu tố tới sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Techcombank nhƣ sau:
Y= β0 + β1*TN+ β2*ĐTTT + β3*CT + β4*ĐN + β5*ĐĐCV + β6*ĐKLV + β7*PL
Trong đó:
Y: Sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại Techcombank
TN, ĐTTT, CT, ĐN, ĐĐCV, ĐKLV, PL: Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của nhân viên
β0: hệ số tự do của mô hình
β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7: hệ số hồi quy từng phần tƣơng ứng với các biến độc lập.