CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Thiết kế luận văn
Để thực hiện được đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã thực hiện quy trình nghiên cứu theo các bước sau:
Bước 1: Xây dựng đề cương chi tiết luận văn.
Sau khi tham khảo tài liệu và sự cố vấn của giảng viên hướng dẫn để lựa chọn được tên đề tài phù hợp với chuyên ngành tài chính ngân hàng mà tác giả theo học và tác giả tiến hành xây dựng đề cương chi tiết của luận văn.
Bước 2: Xây dựng cơ sở lý luận chung của về quản trị RRTD tại NHTM
Tác giả hệ thống hóa lại cơ sở lý luận chung về quản trị RRTD tại NHTM từ sách, báo và các công trình nghiên cứu có liên quan trước đó để xây dựng phương pháp nghiên cứu sao cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu trong luận văn của tác giả.
Bước 3: Thu thập và xử lý thông tin thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn sẵn có như sách, báo, tạp chí, internet, các công trình nghiên cứu …có liên quan đến hoạt động “Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM”. Dữ liệu sơ cấp được tiến hành thông qua thiết kế bảng hỏi và tiến hành thu thập dữ liệu , xử lý dữ liệu. Để tìm hiểu công tác tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV – CN Ba Đình cũng vấn đề đánh giá được khách quan tác giả đã
phát đi 100 phiếu điều tra khảo sát. Số lượng phiếu khảo sát tác giả thu về là 95 phiếu, trong đó có 7 phiếu các ý kiến không điền đầy đủ đã bị loại bỏ. Số phiếu hợp lệ là 88 phiếu được tổng hợp bằng phần mềm Excel.
Sau khi thu thâ ̣p dữ liê ̣u và xử lý dữ liê ̣u , tác giả sẽ tiến hành đánh giá dữ liệu , những dữ liệu phù hợp sẽ được sử dụng để phân tích “Quản trị RRTD tại BIDV chi nhánh Ba Đình”.
Bước 4: Hoàn thiện kết quả nghiên cứu sơ bộ theo lịch của trường.
Tác giả đã tiếp thu những góp ý của các thầy cô trong hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu sơ bộ luận văn. Đồng thời trao đổi với giảng viên hướng dẫn để tiếp tục thu thập thêm thông tin, sử lý số liệu để hoàn thiện luận văn của mình.
CHƢƠNG 3 : THựC TRạNG QUảN LÝ RủI RO TÍN DụNG TạI NGÂN HÀNG THƢƠNG MạI Cổ PHầN ĐầU TƢ VÀ PHÁT TRIểN VIệT NAM
BIDV, CHI NHÁNH BA ĐÌNH.
3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam BIDV, chi nhánh Ba Đình.
3.1.1. Quá trình phát triển
Ngày 03/10/2008, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khai trương chi nhánh Ba Đình tại 18 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội. Chi nhánh BIDV Ba Đình tách ra từ chi nhánh BIDV Quang Trung và được BIDV Quang Trung bàn giao 350 tỷ đồng vốn huy động và hơn 450 tỷ đồng dư nợ cho vay.
Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của mình, trong những năm qua BIDV – Ba Đình đã vượt qua khó khăn thử thách để vươn lên đứng vững và đổi mới, phát triển không ngừng – niềm tin và uy tín dần được khẳng định, số lượng khách hàng ngày càng được mở rộng, vốn huy động luôn đáp ứng được những nhu cầu hợp lý của các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh, nhiều dự án công trình do BIDV Ba Đình đầu tư và cho vay vốn đã đem lại những hiệu quả thiết thực góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của thành phố.
Mô hình tổ chức của Chi nhánh đã được vận hành đầy đủ theo TA2, đã tách bạch khối bán lẻ và doanh nghiệp. Chi nhánh hiện có tổng số 14 Phòng trong đó khối Quan hệ khách hàng có 2 phòng ( QHKH doanh nghiệp và QHKH cá nhân), khối tác nghiệp có 4 phòng (Giao Dịch Khách Hàng, Quản Trị Tín Dụng, Kho quỹ, ATM), khối Quản lý rủi ro có 1 phòng (Quản Lý Rủi Ro), khối Quản lý nội bộ có 3 phòng (Tổ Chức Hành Chính, Kế Hoạch Tổng Hợp, Tài Chính Kế Toán) và khối mạng lưới có 4 phòng giao dịch và một quỹ tiết kiệm.
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của BIDV – CN Ba Đình BAN GIÁM ĐỐC Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ Khối trực thuộc Phòng Quản trị tín dụng Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp Phòng dich vụ khách hàng cá nhân
Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ
Phòng tổ chức hành chính Phòng Tài chính kế toán Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng giao dịch 1 (46 Đào Tấn) Phòng giao dịch 2 (268 Đội Cấn) Phòng giao dịch 3 (105 Láng Hạ) Phòng giao dịch 4 (69 Trần Quang Diệu)
Quỹ tiết kiệm số 1 (195 Khâm Thiên) Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp
Phòng quan hệ khách hàng cá nhân Phòng Quản lý rủi ro Khối quan hệ khách hàng Khối quản lý rủi ro
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV – CN Ba Đình giai đoạn 2014 - 2016
Bảng3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 - 2016 BIDV – Chi nhánh Ba Đình (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Số tiền % Số tiền % Huy động vốn 2672 3270 3600 598 22 330 10 Tín dụng 1295 1450 1900 155 12 450 31 Thu dịch vụ ròng 21 22.1 22 1.1 5 -0.1 0 Lợi nhuận trƣớc thuế 42 61 60 19 45 -1 -2
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2014 – 2016 ngân hàng BIDV – CN Ba Đình)
a) Cơ cấu huy động vốn của BIDV – CN Ba Đình
Tiền gửi tổ chức vẫn duy trì ở mức cao, chiểm tỷ trọng chủ yếu trên tổng nguồn vốn huy động. Hoạt động huy động vốn của BIDV – CN Ba Đình trong 3 năm gần đây tăng đều đặn qua các năm. Năm 2015 đạt 3270 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2014. Năm 2016 có tăng 330 tỷ đồng (tương đương 10%) so với 2015 và đạt 3600 tỷ đồng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng năm 2016 lại giảm so với năm 2015 (10% so với 22%), một phần do chính sách tiền tệ thắt chặt, áp trần lãi suất của Ngân Hàng Nhà Nước.
b) Tốc độ tăng trƣởng tín dụng tăng qua các năm
Thông qua chính sách áp trần lãi suất huy động và đặc biệt là lãi suất cho vay trong một số lĩnh vực ưu tiên của NHNN. Bắt kịp với xu thế đó, BIDV đã chủ động linh hoạt hạ các mức lãi suất, do đó hoạt động sử dụng vốn của BIDV – CN Ba Đình trong 3 năm qua đã tăng lên theo từng năm nhằm khuyến khích đầu tư, tiêu dùng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Năm 2015, tín dụng đạt 1450 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2016 là 31%, tăng 450 tỷ đồng so với năm 2015, đạt 1900 tỷ đồng.
c) Thu dịch vụ ròng và lợi nhuận trƣớc thuế
Thu dịch vụ ròng Chi nhánh đạt bình quân trên 21 tỷ đồng trong cả 3 năm, duy trì đều đặn hàng năm, đóng góp 1% trong tổng nguồn thu từ dịch vụ của BIDV. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt 61 tỷ đồng (tăng 45%) so với năm 2014, tính đến năm 2016 đạt 60 tỷ đồng (giảm 2%) so với năm 2015. Tuy vậy, lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người luôn thuộc nhóm các chi nhánh cao trong hệ thống (bình quân 0,6) đã đóng góp đáng kể vào thành quả chung của toàn hệ thống BIDV.
3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Ba Đình.
3.2.1. Nhận diện và đo lường RRTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Ba Đình.
Dấu hiệu rủi ro được cập nhật hàng quý theo trình tự: (1) Từng cán bộ liên quan (gồm cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng) thực hiện thống kê các dấu hiệu rủi ro trong quá trình tác nghiệp; (2) trưởng phòng thực hiện tổng hợp đánh giá kết quả thống kê cán bộ phòng gửi về Phòng Quản lý rủi ro; (3) Phòng Quản lý rủi ro tập hợp đánh giá cho toàn Chi nhánh và trình Ban giám đốc phê duyệt; (4) Sau khi được phê duyệt báo cáo dấu hiệu rủi ro sẽ được gửi về Ban Quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường để tổng hợp cho toàn hệ thống. Dấu hiệu rủi ro được thống kê theo số lượng phát sinh và có đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Sau khi tổng hợp được các dấu hiệu rủi ro tín dụng, Phòng Quản lý rủi ro tiến hành đánh giá xếp loại rủi ro.
Quy trình được xây dựng rất chi tiết, khoa học có thể đánh giá cụ thể tầm quan trọng, mức độ phức tạp của rủi ro và lịch sử tần suất rủi ro trong chi nhánh qua đó có chính sách điều hành phù hợp để hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Tuy nhiên, có thể nhận thấy công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại BIDV – CN Ba Đình chưa
chủ động và chưa đi vào các dấu hiệu trực tiếp phản ánh rủi ro của khách hàng thông qua tình hình thực tế kinh doanh của khách hàng.
3.2.1.1. Mức độ tập trung tín dụng
Họat động cho vay là hoạt động chủ yếu và tạo ra nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng là lĩnh vực dễ xảy ra rủi ro nhiều nhất cho họat động ngân hàng. Hoạt động kinh doanh hiện nay của BIDV – Chi nhánh Ba Đình không nằm ngoài quy luật đó. Nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh là làm sao có thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế một cách hiệu quả và đem lại lợi nhuận, nhưng đồng thời cũng phải có biện pháp hạn chế tối đa rủi ro xảy ra trong lĩnh vực cho vay.
Bảng 3.2: Tình hình dƣ nợ tín dụng năm 2014 – 2016 BIDV – CN Ba Đình (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Số tiền % Số tiền % Tổng dƣ nợ 1295 1450 1900 155 12 450 31 Ngắn hạn 683 832 916 149 22 83 10 Trung dài hạn 612 618 984 6 1 367 59
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2014 – 2016 tại BIDV-CN Ba Đình)
Hoạt động tín dụng của BIDV – CN Ba Đình trong 3 năm gần đây có nhiều biến động, nhưng nhìn chung là tăng liên tục qua các năm. Năm 2015 đạt 1450 tỷ đồng, tăng 155 tỷ so với năm 2014 (tương ứng 12%). Đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 31%, tăng nhiều so với năm 2015. Điều này một phần là do chính sách áp trần lãi suất của NHNN, một phần là do BIDV có thế mạnh trong những lĩnh vực ưu tiên được Nhà nước chú trọng phát triển như xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Biểu đồ 3.1: Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn năm 2014 – 2016 BIDV – CN Ba Đình (Đơn vị: %) 47.00 53 42.60 57.4 51.80 48.2 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 2014 2015 2016 Ngắn hạn Trung dài hạn
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo KQHĐKD 2014 – 2016 tại BIDV-CN Ba Đình)
Bên cạnh đó, trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình, tuy đa dạng ngành nghề cho vay nhưng chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là tín dụng trung dài hạn. Các năm 2014, 2015 và 2016 đạt 612, 618, 984 tỷ đồng (tương ứng chiếm tỷ trọng là 47,25%, 42,6%, và 51,8%). Đặc biệt, tính riêng tín dụng trung dài hạn năm 2016 đạt 984 tỷ đồng, tăng 367 tỷ so với năm 2015 (tương ứng 59%), đã đóng góp chủ yếu trong tốc độ tăng trưởng tín dụng 31% của năm 2016. Điều này là do Chi nhánh lựa chọn, tập trung đầu tư vào các dự án trung dài hạn được đánh giá là có hiệu quả trong các lĩnh vực về thủy điện, xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, xây dựng nhà xưởng…; đối với cho vay bán lẻ tập trung vào các sản phẩm vay lương, vay mua nhà, ôtô,… Từ đó, tạo nên sự ổn định trong doanh thu cho Chi nhánh những năm tiếp theo.
Biểu đồ 3.2: Mức độ tập trung tín dụng theo đối tƣợng khách hàng năm 2014 – 2016 BIDV – CN Ba Đình (Đơn vị: %) 72.00 28 75.00 25 85.00 15 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 2014 2015 2016 Dƣ nợ bán lẻ Dƣ nợ bán buôn
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo KQHĐKD 2014 – 2016 tại BIDV-CN Ba Đình)
Cơ cấu dư nợ cho vay theo danh mục các ngành nghề kinh tế hiện nay tại ngân hàng rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn tập trung hướng tới những lĩnh vực cơ sở hạ tầng cần nguồn vốn lớn để đầu tư và phát triển, đúng như phương châm định hướng họat động của BIDV – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Biểu đồ 3.3: Mức độ tập trung tín dụng theo ngành kinh tế năm 2014 – 2016 BIDV – CN Ba Đình (Đơn vị: %) 34.88 43.28 19.53 2.3 47.75 39.24 11.641.36 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 2015 2016 Khác Xây dựng, bất động sản Thƣơng mại dịch vụ Công nghiệp sản xuất
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo KQHĐKD 2014 – 2016 tại BIDV-CN Ba Đình)
chủ yếu là cho vay trong lĩnh vực thủy điện: sản xuất và phân phối điện (dư nợ đạt 339.69 tỷ đồng năm 2015 tăng lên 881.43 tỷ đồng năm 2016). Dư nợ thương mại dịch vụ chiếm 43.28% (2015) giảm xuống 39.24% (2016), mặc dù tỷ trọng giảm nhưng nếu xét theo số liệu tuyệt đối thì dư nợ thương mại dịch vụ vẫn tăng rất mạnh (dư nợ tăng từ 560 tỷ đồng lên 854 tỷ đồng, tăng trên 50% tương ứng tăng 293 tỷ đồng). Dư nợ đối với lĩnh vực xây dựng và bất động sản duy trì ổn định trong 2 năm 2015, 2016, điều này cũng là xu thế tất yếu khi thị trường trong ngành này được đánh giá bị đóng băng và khá ảm đạm. Như vậy, vốn tín dụng của BIDV – CN Ba Đình tập trung vào ngành kinh tế trọng điểm hiện nay như điện, sau đó là đến lĩnh vực thương mại dịch vụ, tiếp đó là ngành xây dựng, bất động sản...
Vốn đầu tư tín dụng trên đã thực sự có hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh cũng như các nhu cầu cần thiết khác, góp phần nâng cao đời sống, sinh hoạt cho nhân dân. Thể hiện tính đúng đắn, đa dạng trong chính sách tín dụng của BIDV.
3.2.1.2. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu
- Tỷ lệ nợ xấu:
Bảng 3.3: Tình hình phân loại nợ năm 2014 – 2016 BIDV – CN Ba Đình (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Số tiền % Số tiền % Tổng dƣ nợ 1295 1450 1900 155 12 450 31 Nợ nhóm 1 1168 1293 1793 126 11 500 39 Nợ nhóm 2 122 148 97 26 21 -51 -34 Nợ xấu (3 – 4) 5.2 8.7 9.5 3.5 68 0.8 9 Tỷ lệ nợ nhóm 2(%) 9.42 10.2 5.11 Tỷ lệ nợ xấu(%) 0.4 0.6 0.5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2014-2016 của BIDV – CN Ba Đình)
Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng nhưng trên thực tế vấn đề nợ xấu cũng là một vấn đề mà Chi nhánh cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Do đó, để đánh giá rủi ro tín dụng tác giả sẽ đi vào phân tích tình hình nợ xấu của ngân hàng.
Chất lượng tín dụng của BIDV – CN Ba Đình nhìn chung được đánh giá là tương đối tốt. Đồng thời cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2015 (12%) và năm 2016 (31%) thì tốc độ tăng trưởng dư nợ nhóm 1 cũng tăng tương ứng năm 2015 là 11% và năm 2016 là 39%. Điều này thể hiện các khoản cho vay của Chi nhánh đa phần đều được phân loại nợ nhóm 1. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trong cả 3 năm gần đây đều nhỏ hơn 1% (tương ứng các năm 2014, 2015, 2016 là 0,4%, 0,6% và 0,5%) cho thấy dấu hiệu khả quan trong thực trạng rủi ro tín dụng của Chi nhánh.
Tuy nhiên, nếu xét riêng chỉ tiêu nợ xấu: Về số tuyệt đối năm 2015 tăng đột biến từ 5,2 tỷ lên 8,7 tỷ đồng, tăng 3,5 tỷ so với năm 2014 (tăng 68%). Năm 2016 nợ xấu vẫn tiếp tục tăng thêm 0,8 tỷ đồng và đạt 9,5 tỷ (tăng 9% so với năm 2015). Mặc dù tỷ lệ nợ xấu năm 2016 chỉ đạt 0,5%, giảm 0,1 so với năm 2015 (0,6%) nhưng đó là do tổng dư nợ của Chi nhánh tăng mạnh, và chủ yếu là tăng dư nợ trung dài hạn. Nên có thể các khoản nợ xấu chưa bộc lộ rõ, điều này thể hiện sự tiềm ẩn về rủi ro tín dụng trong tương lai, đòi hỏi sự cần thiết trong công tác quản trị rủi ro