Chú trọng công tác thu thập thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 94 - 95)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD tại BIDV chi nhánh Ba

4.2.3. Chú trọng công tác thu thập thông tin tín dụng

Thành lập tổ nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô trực thuộc phòng Quản lý rủi ro. Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ thu thập các thông tin liên bộ, liên ngành, đồng thời tổng kết những rủi ro thường xảy ra và đúc kết thành dấu hiệu nhận biết nhằm giảm áp lực cho nhân viên tín dụng, giúp cán bộ tập trung hơn vào chuyên môn, góp phần hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định tín dụng chính xác; Đưa ra định hướng, chính sách cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, cấp hạn mức cụ thể để chủ động phòng tránh rủi ro, tránh những phản ứng quá chậm, gây ra lúng túng trong công tác quản trị rủi ro.

Thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung, tất cả những thông tin liên quan đến khách hàng sẽ được tập hợp. Hệ thống quản lý thông tin khách hàng phải là hệ thống thông tin mở và thống nhất, sẽ ghi lại các thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng và nếu cần thiết thì vẫn có thể thêm thông tin vào hệ thống một cách dễ dàng, đảm bảo có sẵn thông tin cho các nhà quản trị khi ra quyết định cho vay.

Phát triển hệ thống lưu trữ dữ liệu phục vụ cho công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng. Để phục vụ tốt công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng, việc xây dựng cơ sở dữ liệu của ngân hàng cần đáp ứng các chuẩn mực sau:

- Số lượng dữ liệu cần thu thập: Ngân hàng phải thu thập, duy trì và phân tích các thông tin quan trọng liên quan đến việc xếp hạng khách hàng và xếp hạng khoản vay trong suốt thời gian vay vốn cũng như trong quá trình xử lý rủi ro tín dụng của khách hàng. Ngoài các dữ liệu thông tin chung, ngân hàng còn cần thu thập những dữ liệu định tính và định lượng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của khách hàng: (i) nhân tố định tính: chất lượng của luồng tiền,

tính hiệu quả và đáng tin cậy của hoạt động quản lý, định hướng chiến lược, tầm nhìn ngành; (ii) nhân tố định lượng: như quy mô tài sản và doanh thu, các tỷ suất về hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, dòng tiền, tính thanh khoản và các nhân tố khác.

Chất lượng dữ liệu: ngân hàng cần có chính sách và chương trình quản lý dữ liệu phù hợp, đảm bảo cơ sở dữ liệu đáp ứng được các tiêu chí một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ, đồng nhất và dễ truy cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)