CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
4.3.3. Kiến nghị đối với BIDV
Đứng trước yêu cầu tăng cường công tác quản trị rủi ro từng bước phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, cùng với yêu cầu tuân thủ Basel II của Ngân Hàng Nhà Nước, nhiều ngân hàng thương mại đã và đang tích cực triển khai phân tích khoảng cách, xây dựng lộ trình thực hiện và bước đầu củng cố khuôn khổ quản trị rủi ro ngân hàng trong các lĩnh vực chủ chốt như rủi ro tín dụng, thị trường và tác nghiệp với sự hỗ trợ của các công ty tư vấn toàn cầu tiêu biểu như Ernst and Young.
BIDV nên áp dụng phương pháp IRB (Internal Rating Bank) của Basel II, nghĩa là xây dựng hệ thống ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ. Để thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng theo đúng yêu cầu phương pháp IRB của Basel II, BIDV cần tiến hành qua các nội dung công việc sau:
a) Đo lường rủi ro thông qua việc xác định ba cấu phần rủi ro cơ bản: PD, LGD,
EAD.
Sau khi hoàn thành cơ sở dữ liệu về khách hàng: tập hợp đầy đủ từ các thông tin tài chính đến phi tài chính như lịch sử vay trả nợ, năng lực điều hành… BIDV sẽ xây dựng, thử nghiệm và lựa chọn ra các mô hình thống kê hoặc phi thống kê tốt nhất để tính toán ba cấu phần cơ bản: PD, LGD và EAD. Nguyên nhân khiến cho ba cấu phần rủi ro này có tầm quan trọng như vậy là vì chúng sẽ trả lời các câu hỏi cơ bản trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Cụ thể là:
- PD: Xác suất vỡ nợ của khách hàng trong ngành hàng đó là bao nhiêu
trả được nợ
- EAD: Số dư nợ vay của khách hàng/ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ
Nói cách khác, với PD, LGD và EAD thì hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu, tưởng chừng như rất định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể. Và cũng nhờ PD, LGD và EAD, hàng trăm, hàng chục các nhân tố có ảnh hưởng tác động đến khách hàng cũng như các khoản tín dụng cấp cho họ đã được tóm tắt, phản ánh cụ thể chỉ qua ba cấu phần rủi ro đó.
Quan trọng hơn, dựa trên kết quả tính toán PD, LGD và EAD các ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản lý rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện, mà các ứng dụng chính bao gồm: Tính toán, đo lường rủi ro tín dụng bao gồm: EL –
tổn thất dự kiến và UL – tổn thất ngoài dự kiến. Như vậy, việc đo lường rủi ro tín dụng đã được lượng hóa thành hai thước đo rất cụ thể là EL và UL. Ở đây cần nhấn mạnh, trái với quan điểm sai lầm xảy ra khá phổ biến rằng chỉ EL mới phản ánh rủi ro tín dụng thì trong tư duy quản lý rủi ro tín dụng hiện đại, chính UL mới thực sự là thước đo rủi ro tín dụng. Điều này có thể giải thích rõ ràng như sau: kinh doanh tín dụng không bao giờ có thể tránh khỏi tổn thất, và EL chính là phản ánh “chi phí kinh doanh” trung bình mà mọi ngân hàng đều phải trả trong hoạt động của mình. Và khi chi phí (tổn thất) đó là có thể dự đoán được và đã được bù đắp bằng nguồn dự phòng rủi ro, thì nó không còn gây “rủi ro” cho ngân hàng nữa. Khi đó, UL, những tổn thất ngoài dự kiến mới là mối tiềm ẩn rủi ro. Cũng chính xuất phát từ quan điểm đó mà hiệp ước Basel II đã yêu cầu các ngân hàng phải duy trì một mức vốn tối thiểu cần thiết để phòng vệ các tình huống tổn thất dự kiến quá lớn và không thể bù đắp bằng nguồn vốn dự phòng hiện thời.
Việc xác định được tổn thất ước tính, đặc biệt là xác định được PD – xác suất khả năng vỡ nợ của khách hàng sẽ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay. Theo khảo sát của tác giả, BIDV hiện nay đo lường rủi ro bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và hệ thống này được sử dụng để làm căn cứ cho thẩm định tín dụng và ra quyết định cho vay.
Thực tế, nếu coi hạng khách hàng là biến kết quả, thì các biến nguyên nhân để xác định được biến kết quả trên chính là các đánh giá về tình hình tài chính, phi tài chính của doanh nghiệp hoặc cá nhân vay tiền. Như vậy, nó tương tự việc xác định biến kết quả PD. Điểm khác biệt quan trọng là: trong trường hợp thứ nhất, được xác định theo phương pháp “rời rạc”; trường hợp thứ hai, được xác định theo phương pháp “liên tục” dựa trên các mô hình toán. Như vậy, BIDV có thể dựa luôn vào kết quả của PD để tái xếp hạng khách hàng. Điều này vừa đảm bảo tính logic vừa đảm bảo tính khoa học.
b) Định giá khoản vay
Một ứng dụng quan trọng khác mà phương pháp IRB đã mang lại là việc định giá khoản vay. Giờ đây, khi các thước đo rủi ro tín dụng là EL và UL đã được lượng hóa, ngân hàng đã có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo đúng phương châm “rủi ro cao, lợi nhuận cao; rủi ro thấp, lợi nhuận thấp” qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro hoặc phần bù rủi ro. Với cơ chế tính giá đó, ngân hàng sẽ phòng tránh được việc cho vay không bù đắp được rủi ro, từ đó sàng lọc, lựa chọn các khách hàng mang lại lợi nhuận sau khi đã điều chỉnh rủi ro cao hơn cho ngân hàng và nâng cao hiệu quả đầu tư của danh mục tín dụng.
c) Quản lý danh mục đầu tư
Một trong những hoạt động mà Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng rất khuyến khích các ngân hàng thực hiện là quản lý danh mục đầu tư tín dụng. Về ý tưởng, các giải pháp quản lý danh mục đầu tư phải cung cấp được công cụ để đo lường vốn kinh tế cũng như hệ số tương quan giữa các khách hàng và tổn thất ngoài dự kiến ở cấp độ danh mục. Tuy nhiên, do độ phức tạp quá cao của việc tính toán các chỉ tiêu trên, đặc biệt là các hệ số tương quan rủi ro giữa các khách hàng và ngành hàng trong danh mục đầu tư, cũng như do tính không sẵn có về nguồn số liệu nên cho đến nay, các nội dung quản lý danh mục đầu tư chủ yếu bao gồm:
- Phân tích rủi ro tập trung thông qua việc đánh gía tỷ trọng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng ở: (i) một khách hàng; (ii) một nhóm khách hàng liên quan; (iii) một ngành hoặc lĩnh vực kinh tế đặc biệt; (iv) một khu vực địa lý; (v) một loại
tài sản đảm bảo… Theo Ủy ban Basel, mức độ tập trung cao sẽ tạo rủi ro lớn cho ngân hàng khi xảy ra những thay đổi bất lợi trong lĩnh vực tập trung tín dụng và vì vậy, cần phải phòng tránh thông qua việc đa dạng hóa ở mức độ phù hợp.
- Phân tích các đặc điểm tổn thất của danh mục đầu tư: Bao gồm phân tích xác suất một nhóm khoản vay bị chuyển từ nhóm rủi ro thấp sang nhóm rủi ro cao hơn, phân tích khả năng tổn thất của một khoản vay theo tuổi thọ (quãng thời gian cho vay), phân tích tỷ lệ tổn thất của danh mục đầu tư, phân tích xác suất thay đổi đa chiều của một nhóm khoản vay…
d) Tính vốn tự có tối thiểu
Trong khi EL – tổn thất dự kiến – đã được xác định trước và bù đắp bằng nguồn dự phòng rủi ro, thì UL – tổn thất ngoài dự kiến – rủi ro tín dụng thực sự sẽ được dự phòng và bù đắp bằng nguồn nào ngoài một phần lãi vay đã tính cho khách hàng. Đó chính là mức vốn tự có tối thiểu mà ngân hàng phải duy trì so với tổng tài sản Có rủi ro sau khi đã quy đổi. Điều này, một lần nữa càng khẳng định, khi hầu hết các nội dung của Basel, từ Basel I, Basel II cho đến Basel III đều là nhằm hướng dẫn các ngân hàng xác định đúng mức vốn tự có tối thiểu an toàn, cũng đồng nghĩa với việc nó đã tạo ra cho ngân hàng một công cụ hữu ích để quản lý rủi ro tín dụng tổng thể. Thực tiễn đã chứng minh rằng, vốn tự có mạnh là nền tảng chính giúp ngân hàng vượt qua các cú sốc lớn trong hoạt động kinh doanh và giảm thiểu các tác động dây chuyền của khủng hoảng hệ thống tài chính. Các tình huống thảm họa không dự đoán được trước có thể xảy ra không nhiều, hoặc thậm chí cực hiếm nhưng một khi chúng xảy ra thì các ngân hàng rất dễ đi đến chỗ phá sản hoàn toàn nếu không có đủ vốn tự có để chống đỡ. Khi đề cao vai trò của vốn tự có, Basel II đã đề cao “tấm đệm” chung nhằm bảo vệ ngân hàng đối phó trước mọi loại hình rủi ro, trong đó bao gồm rủi ro tín dụng.
e) Trích lập dự phòng rủi ro
- Xác định tổn thất ước tính sẽ giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Hiện nay, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng hoạt động ngân hàng,
BIDV đa phần vẫn áp dụng việc trích lập dự phòng định lượng theo “tuổi nợ” (khách hàng cá nhân), chỉ có khách hàng doanh nghiệp mới sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, phương pháp định tính để xác định mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, từ đó trích lập dự phòng theo tỷ lệ phù hợp. Tuy nhiên, nếu ngân hàng xác định được chính xác tổn thất ước tính thì việc trích lập trở nên đơn giản, hiệu quả và chính xác hơn rất nhiều.
Trong dài hạn, ngân hàng cần phải xây dựng chính sách trích lập dự phòng và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng cũng như tình hình tài chính của ngân hàng. Cách làm này thể hiện đúng bản chất của việc dự phòng tổn thất rủi ro của hoạt động ngân hàng vì nó phản ánh chất lượng và khả năng tổn thất thật sự của tài sản, giúp ngân hàng đối phó kịp thời với rủi ro.
KẾT LUẬN
Nhìn chung họat động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay vẫn còn mang nặng tính chủ quan, thiếu sự linh động trong việc đánh giá, phân tích, dự báo các rủi ro có thể xảy ra mà đặc biệt là rủi ro từ hoạt động tín dụng là hoạt động chính yếu nhất của một ngân hàng thương mại. Do đó các đề tài nghiên cứu về Quản trị rủi ro tín dụng không bao giờ là cũ, cái mới của nó là phải phù hợp với tình hinh thực tế của từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Đáp ứng yêu cầu đó, đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình” được thực hiện trong thời kỳ đất nước đang hồi phục sau suy thoái kinh tế thế giới. Vì thế để công tác Quản trị rủi ro tín dụng được tốt hơn, đủ sức ứng phó với các rủi ro ngày càng phức tạp hơn của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ này là cần phải ứng dụng những phương pháp Quản trị rủi ro tiên tiến và hiệu quả nhất đã được quốc tế công nhận và Basel II là một trong những lựa chọn tối ưu nhất.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa lý luận (chương 1); Phương pháp nghiên cứu( chương 2) và thực tiễn hoạt động trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (chương 3) để đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng (chương 4). Và cũng từ kết quả nghiên cứu tác giả thấy rằng việc giải quyết hậu quả của rủi ro tín dụng đã và vẫn đang là bài toán khó, công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại một ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và BIDV – CN Ba Đình nói riêng cần có sự phối hợp thực hiện đồng bộ từ nhiều phía cơ quan chức năng cao cấp như Chính phủ, Ngân Hàng Nhà Nước và bản thân hệ thống ngân hàng đó.
Qua những giải pháp và kiến nghị mà đề tài nêu ra, tác giả hy vọng sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh thông qua công tác tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Ba Đình.