Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 102 - 105)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

4.3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân

hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này, Ngân Hàng Nhà Nước cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, trung tâm thông tin của các cán bộ, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm các thông tin về doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả những doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại thông tin khi cần có thể cung cấp cho ngân hàng thương mại một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.

- Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về đối tác nước ngoài có ý định đầu tư vào Việt Nam, để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro khi các ngân hàng Việt Nam cho khách hàng nước ngoài vay vốn.

- Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Tạo kênh kết nối trực tuyến giữa các ngân hàng với CIC mà không thông qua các chi nhánh Ngân Hàng Nhà

Nước như hiện nay để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhất.

4.3.2.2. Đưa ra hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện và phù hợp thông lệ quốc tế

- Trong định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân Hàng Nhà Nước cần phải bổ sung thêm các định hướng thực hiện các nội dung của Basel II đối với công tác Quản trị rủi ro tín dụng. Trong đó cần chú trọng đến việc rà soát, sửa đổi bổ sung hoặc ban hành các quy định mới liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại, phải phù hợp với thông lệ quốc tế và nêu rõ lộ trình cùng các tiêu chí thực hiện.

Một trong những khó khăn cho việc ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và Quản trị rủi ro tín dụng nói riêng tại Việt Nam hiện nay đó là chưa có một quy định hay văn bản hướng dẫn cụ thể nào về việc thực hiện các tiêu chí trong Hiệp ước này. Vì thế để có thể ứng dụng các nội dung của Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng thì Ngân Hàng Nhà Nước cần phải ban hành văn bản chính thức với các quy định, hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện, điều kiện thực hiện cho phù hợp với điều kiện hiện tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam

- Trong thời gian tới, cần chú trọng tới việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thống nhất về nghiệp vụ tài chính phái sinh và phái sinh tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Ngân Hàng Nhà Nước nên nghiên cứu xây dựng cơ sở pháp lý cho các công cụ phái sinh khác như các giao dịch phái sinh tín dụng, phái sinh lãi suất… đồng thời, cho phép các ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ phái sinh này, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại cung cấp những phương tiện phòng ngừa rủi ro tín dụng cho chính bản thân các ngân hàng. Ngân Hàng Nhà Nước cũng nên ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ này đối với các ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ này tương đối khó về mặt kỹ thuật nhưng thực sự có ý nghĩa rất lớn trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng, kinh doanh ngân hàng. Điều này được thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ của thị trường phái sinh toàn cầu cả về số lượng hợp đồng cũng như giá trị của các hợp đồng được giao dịch

Ngoài ra, hợp đồng giao dịch cần phải được chuẩn hóa. Các quy định phải cụ thể chặt chẽ như quy định những loại tài sản được sử dụng làm tài sản cơ sở, số

lượng mỗi lô giao dịch… Tương tự như hợp đồng bảo hiểm, sự kiện rủi ro có liên quan đến biến cố chi trả bảo hiểm cần được xác định rõ phạm vi, giới hạn trả tiền và các trường hợp loại trừ (trường hợp xảy ra biến cố nhưng không được trả tiền), tránh trường hợp quy định không rõ ràng dẫn đến tranh chấp giữa người tham gia bảo hiểm và công ty chi trả tiền bảo hiểm. Nghiên cứu các hợp đồng chuẩn hóa của ISDA (International Swaps and Derivatives Assotiation - Hiệp hội phái sinh và hoán đổi quốc tế) để có thể áp dụng ở Việt Nam, đặc biệt về quy trình xử lý khi có sự kiện tín dụng và cơ chế định giá tài sản tham chiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)