Hoàn thiện các công cụ, biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 91 - 94)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD tại BIDV chi nhánh Ba

4.2.2. Hoàn thiện các công cụ, biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

4.2.2.1. Đa dạng hóa danh mục cho vay

Để hạn chế rủi ro, Chi nhánh nên đa dạng hóa hình thức đầu tư tín dụng, không nên tập trung quá nhiều vốn vào một loại hình kinh doanh, một vùng kinh tế để phân tán rủi ro. Đó là khuyến cáo đồng thời cũng là bài học rút ra từ thực tiễn hoạt động ngân hàng.

Không nên đầu tư vốn tập trung vào một số khách hàng: Đây cũng chính là một trong những nguyên tắc quan trọng nhằm phân tán rủi ro cho ngân hàng. Bởi cho dù một khách hàng kinh doanh có hiệu quả hay có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì yêu cầu trên vẫn cần được tuân thủ vì nếu khách hàng gặp khó khăn, rủi ro đột xuất xảy ra thì ngân hàng chính là người gánh chịu tổn thất lớn nhất.

Cho vay hợp vốn, đồng tài trợ: Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa việc phối hợp với các Chi nhánh trong hệ thống hay ngân hàng khác để thực hiện cho vay hợp vốn, nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay, giúp Chi nhánh vừa phân tán được rủi ro vừa không bị mất nguồn thu từ phương án vay vốn khả thi.

4.2.2.2. Tăng cường kiểm tra định kỳ vật tư tài sản bảo đảm nợ vay

Tài sản đảm bảo là nguồn thu của ngân hàng lúc thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra. Vì thế tài sản đảm bảo cũng là nhân tố trong thay đổi rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng cần có quy định cụ thể về định giá tài sản đảm bảo, xem xét về khả năng chuyển nhượng và tính pháp lý của tài sản. Trong thời gian nắm giữ tài sản đảm bảo, cán bộ ngân hàng phải theo dõi, kiểm tra và đánh giá lại tài sản theo giá thị trường. Đối với các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản, BIDV – CN Ba Đình cần yêu cầu người vay bổ sung tài sản khi tài sản đảm bảo cũ giảm giá trị.

4.2.2.3. Sử dụng các công cụ bảo hiểm

Bảo hiểm có một vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cơ sở của bảo hiểm ngân hàng là các nghĩa vụ chi trả bảo hiểm cho các ngân hàng khi gặp sự cố rủi ro. Hình thức bảo hiểm ngân hàng lần đầu tiên được Hiệp hội các nhà bảo hiểm Mỹ đưa vào áp dụng cho các ngân hàng Mỹ. Sau này, bảo hiểm ngân hàng được mô phỏng có tính đến pháp luật địa phương (và quá trình này đang tiếp tục diễn ra) để sử dụng ở nhiều nước, và hiện nay, nó đã trở thành phổ

biến trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay đây là một hoạt động còn tương đối mới mẻ. Việc xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và bảo hiểm không chỉ có lợi cho ngân hàng mà còn cho nhà bảo hiểm. Ngân hàng sẽ chuyển được một phần rủi ro sang nhà bảo hiểm, từ đó có thể tập trung thời gian và nguồn lực vào việc trực tiếp cung cấp dịch vụ ngân hàng, tạo khả năng hoạt động theo một cơ chế linh hoạt hơn trong việc xác định chiến lược và cân đối lợi ích giữa rủi ro và thu nhập. Công ty bảo hiểm thông qua việc gánh lấy một phần rủi ro cho ngân hàng sẽ góp phần mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình.

4.2.2.4. Sử dụng các công cụ phái sinh

Tại Việt Nam hiện nay, các nghiệp vụ phái sinh còn hết sức mới mẻ ngay cả đối với cán bộ lãnh đạo và nhân viên ngân hàng. Để có thể hình thành và phát triển các nghiệp vụ phái sinh, trước hết đòi hỏi các cấp lãnh đạo tại ngân hàng cần có nhận thức và quan điểm đúng đắn về việc triển khai các nghiệp vụ này trong thực tế. Ngân hàng không thể phát triển các nghiệp vụ này nếu không có đội ngũ chuyên gia về nó. Bằng nhiều con đường khác nhau, ngân hàng phải xây dựng yếu tố tiền đề này (như thuê chuyên gia nước ngoài để đào tạo, thiết kế sản phẩm và xây dựng quy trình cho ngân hàng). Ngân hàng cần có đủ số lượng nhân viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp để triển khai nghiệp vụ phái sinh. Những nhân viên này rõ ràng phải có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường cũng như những biến động của thị trường, về các loại công cụ tài chính phái sinh, quy cách giao dịch, kỹ thuật định giá, các loại rủi ro có liên quan và luật lệ của thị trường.

Để triển khai Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, ngân hàng phải có hệ thống Quản trị rủi ro có khả năng định lượng được rủi ro vì với việc tham gia vào kinh doanh công cụ phái sinh, việc đo lường rủi ro sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều khi danh mục đầu tư trở nên ngày càng đa dạng. Ngân hàng cần xây dựng chất lượng danh mục tín dụng cơ sở làm cơ sở để quyết định giá cho các công cụ phái sinh khác nhau.

Để hình thành và phát triển nghiệp vụ này đòi hỏi cần có đầu tư nhất định về vốn và nhân lực để hiện đại hóa công nghệ thông tin. Việc áp dụng công nghệ thanh

toán điện tử giúp cho quá trình thanh toán chính xác và hiệu quả hay việc cập nhật thông tin diễn biến của thị trường về các loại hàng hóa giao dịch trên thị trường sẽ giúp cho các tổ chức tài chính cũng như những chủ thể khác tham gia giao dịch có quyết định đúng đắn trong việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh một cách có hiệu quả để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)