Cơ sớ lý luậnvề sáp nhập ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định nguồn nhân lực của ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (SHB) giai đoạn tái cấu trúc (Trang 26 - 29)

6. Kết cấu đề tài

1.3. Cơ sớ lý luậnvề sáp nhập ngân hàng

1.3.1. Khái niệm

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2014, khái niệm sáp nhập được định nghĩa như sau:

Sáp nhập doanh nghiệp: Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

1.3.2. Các hình thức sáp nhập

Dựa trên mức độ liên hệ giữa hai tổ chức

Sáp nhập theo chiều ngang là sự kết hợp các ngân hàng có cùng dòng sản phẩm và

dịch vụ. Sự kếthợp giữa các ngân hàng thương mại hoặc giữa các ngân hàng đầu tư là loại hình sáp nhập theo chiều ngang.

Sáp nhập theo chiều dọc là sự kết hợp giữa các ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch, dịch vụ ngân hàng khác nhau. Mục đích chính của loại hình sáp nhập này nhằm để đảm bảo nguồn lực cung cấp không bị gián đoạn hoặc bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường.

Sáp nhập tổ hợp xảy ra giữa hai ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực khác nhau

Dựa trên phạm vi lãnh thổ

- Sáp nhập trong nước: Đây là những thương vụ sáp nhập, mua lại giữa các công ty trong cùng lănh thổ một quốc gia.

- Sáp nhập xuyên biên giới: Được thực hiện giữa các công ty thuộc hai quốc gia khác nhau, là một trong những hình thức đầu tưtrực tiếp phổbiến nhất hiện nay.

Hiện nay, hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam tồn tại có hai hình thức sáp nhập là: hình thức tự nguyện và hình thức theo chỉ định.

- Hình thức tự nguyện: là quá trình kết hợp hai ngân hàng có sự đồng thuận cao của cả hai Ban lãnh đạo ngân hàng cũng như sự nhất trí của đại đa số cổ đông từ hai phía.

- Hình thức chỉ định: là sự kết hợp giữa các ngân hàng theo sự chỉ đạo , định hướng của cơ quan quản lý . Một TCTD đổ vỡ có thể ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng. Do vậy, một TCTD nào đó rơi vào tình trạng hoạt động kinh doanh yếu kém, có nguy cơ đổ vỡ, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống, không gia tăng được nội lực hoặc không thực hiện sáp nhập theo phương thức tự nguyện thì có thể phải thực hiện theo lộ trình sắp xếp, chấn chỉnh củng cố ngân hàng TMCP của NHNN.

1.3.3. Những lợi ích của sáp nhập và mua lại ngân hàng

1.3.3.1. Lợi thế nhờ tăng qui mô

Khi các ngân hàng sáp nhập vào nhau sẽ hình thành nên những ngân hàng lớn mạnh hơn trước, khi đó sẽ tận dụng được lợi thế kinh doanh trên quy mô lớn về vốn, con người, số lượng chi nhánh, năng lực tài chính được cải thiện đáng kể, gia tăng sức mạnh thị trường. Khi ngân hàng sáp nhập lại thì số lượng các ngân hàng sẽ giảm xuống, từ đó áp lực cạnh tranh cũng giảm xuống. Các ngân hàng còn bổ sung cho nhau như thông tin, bí quyết, công nghệ, khai thác điểm mạnh của hai ngân hàng.

1.3.3.2. Mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ

Ngân hàng sau sáp nhập có cơ hội mở rộng thị trường, gia tăng số lượng khách hàng khai thác được của ngân hàng kia. Các ngân hàng có những sản phẩm khác nhau khi kết hợp lại sẽ làm gia tăng tính đa dạng, tiện ích của sản phẩm dịch vụ từ đó sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn. Các ngân hàng nhỏ khi sáp nhập có thể đủ vốn, nhân lực, công nghệ để phát triển sản phẩm mới như ngoại hối, các sản phẩm phái sinh.

1.3.3.3. Giảm chi phí gia nhập thị trường và quản trị doanh nghiệp

Ở những thị trường có điều tiết mạnh của chính phủ, việc gia nhập thị trường đòi hỏi các ngân hàng phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định thì những ngân hàng không muốn chậm chân trong việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ và giành thị phần chỉ có thể gia nhập thị trường đó thông qua sáp nhập những ngân hàng đã hoạt động trên thị trường. Hơn nữa, không những tránh được các rào cản về thủ tục để đăng ký thành lập, bên sáp nhập còn giảm được cho mình chi phí và rủi ro trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất và cơ sở khách hàng ban đầu.

1.3.4. Thách thức trong quá trình sáp nhập

1.3.4.1. Vấn đề quản lý nhân sự sau khi sáp nhập

- Sắp xếp nhân sự cấp trung hay cấp cao sẽ thiên vi ̣ cho nguồn lực từ ngân hàng nhận sáp nhập hay mua lại , do vâ ̣y đã bỏ qua nhiều nguồn lực có trình đô ̣ từ ngân hàng mu ̣c tiêu.

- Sắp xếp nhân sự mới không phù hợp với tính chất công việc dẫn đến tâm lý không được trọng dụng, sẽ là nguyên nhân của việc mất đi những nhân sự có trình độ tốt gây lãng phí nguồn lực.

- Nhân viên có thể không thoải mái với phong cách quản lý và điều hành mới hoặc chống đối với văn hóa của ngân hàng nhâ ̣n sáp nhâ ̣p.

Xung đột văn hóa có thể xuất phát từ ba phương thức quản trị quản lý và điều hành từ các bên tham gia sáp nhập hoă ̣c do sự sắp xếp nhân sự không hợp lý , không thỏa đáng với các nhân viên hoặc đội ngũ lãnh đạo cấp trung có năng lực hoặ c do môi trường làm viê ̣c khác nhau.

1.3.4.3. Rủi ro từ việc mua lại ngân hàng với giá cao

Hoạt động sau sáp nhập có thể không hiệu quả do một phần chi phí bị đẩy lên quá cao để mua được ngân hàng mục tiêu . Kết hơ ̣p với hiê ̣u quả ban đầu sau sáp nhâ ̣p chưa cao sẽ dẫn đến những khó khăn nhất đi ̣nh . Thách thức sẽ lớn dần lên khi mà hoạt động của các ngân hàng gă ̣p khó khăn , khả năng trích lập dự phòng thấp , kết quả tính thanh khoản của ngân hàng sẽ bi ̣ ảnh hưởng.

1.2.4.4. Gánh nặng từ những khoản nợ xấu khổng lồ

Mặc dù lộ trình thực hiện trích lập dự phòng và xóa nợ xấu sau sáp nhập của các ngân hàng thể hiện kỳ vọng rất lớn để giảm tỉ lệ nợ xấu ở mức cho phép, nhưng những khó khăn trong hoạt động kinh doanh năm 2012 là yếu tố bất lợi cho kế hoạch này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định nguồn nhân lực của ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (SHB) giai đoạn tái cấu trúc (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)