6. Kết cấu đề tài
1.5. Sự cần thiết của đề tài
Việc nghiên cứu về HĐNNL như đã trình bày ở trên, có nhiều những nhà nghiên cứu đã chỉ ra khá rõ vai trò, tác động và đưa ra những đánh giá cũng như quy trình để thực hiện.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên sâu còn khá hạn chế, các nghiên cứu mới dừng lại ở mức tổng quan khung lý thuyết mà chưa gắn với việc khảo sát tại một tổ chức cụ thể. Chính vì vậy, đây là cơ hội để tác giả áp dụng những kiến thức tổng quan tìm hiểu được để áp dụng vào một tổ chức cụ thể.
Ngoài ra một lý do khác để tác giả chọn đề tài này đó là Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội là nơi mà tác giả công tác. Với bề dày hơn 20 năm phát triển, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về HĐNNL trong tổ chức. Do vậy tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn tìm ra giải pháp thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực có thể áp dụng hiệu quả tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Với nghiên cứu về vấn đề HĐNNL của Ngân hàng SHB trong giai đoạn tái, tác giả tập trung nghiên cứu vào 2 mảng lý luận chính là: Vấn đề HĐNNL và vấn đề Sáp nhập ngân hàng.
Với vấn đề HĐNNL tác giả đưa ra được khái niệm, quy trình (các bước) để HĐNNL và xác định các yếu tố tác động đến quá trình này.
Về vấn đề Sáp nhập Ngân hàng, nghiên cứu này cũng chỉ ra các khái niệm, phân loại Sáp nhập, đồng thời chỉ ra những lợi ích và thách thức mà quá trình sáp nhập mang đến cho ngân hàng.
Các lý thuyết này làm cơ sở để xác định phương pháp nghiên cứu trong chương 2 cũng như làm cơ sở để xác định được các yếu tố đánh giá hiệu quả công tác HĐNNL của SHB trong chương 3.