Hoàn thiện quy hoạch CBCC huyệnKỳ Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 94)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.1. Hoàn thiện quy hoạch CBCC huyệnKỳ Anh

4.3.1.1. Xây dựng và thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công chức trước quy hoạch, đưa việc đánh giá cán bộ, công chức thành nội dung bắt buộc trước khi tiến hành quy hoạch.

Tiêu chuẩn đánh giá trƣớc quy hoạch cũng giống nhƣ tiêu chuẩn để tiến hành đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức nhƣng cấp ủy, chính quyền huyện Kỳ Anh cần chú ý hơn về mặt độ tuổi và tiêu chuẩn đảm bảo quán triệt thống nhất trong phạm vi toàn huyện, việc đánh giá để đƣa vào quy hoạch cần dựa trên các tiêu chuẩn sau:

- Chủ động sáng tạo trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, am hiểu sâu lĩnh vực chuyên môn mà mình phụ trách, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, có năng lực điều hành và tổ chức thực hiện.

- Có trình độ chuyên môn đại học trở lên, có trình độ lý luận chính trị ít nhất là trung cấp. Một số trƣờng hợp cán bộ, công chức có năng lực tốt nhƣng có bằng chuyên môn thấp (nhƣ trung cấp chuyên môn) thì phải đảm bảo về độ tuổi (ít nhất là 45 tuổi) để có thể tiến hành đào tạo bổ sung sau.

- Sau khi thống nhất và công khai các tiêu chuẩn đánh giá, cấp ủy,chính quyền huyện Kỳ Anh cần chủ trƣơng hƣớng dẫn việc thực hiện cho các cấp, các ngành đồng thời quy định việc đánh giá trƣớc quy hoạch là điều kiện, thủ tục bắt buộc trƣớc khi cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt quy hoạch.

4.3.1.2. Đổi mới quy trình quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức:

- Xác định mục tiêu: Coi việc quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức là nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của huyện Kỳ Anh đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về công tác cán bộ.

- Các bƣớc tiến hành quy hoạch: Cần đổi mới theo các bƣớc sau:

1) Khảo sát, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức: Yêu cầu của bƣớc này là tiến hành rà soát đánh giá từng cán bộ, công chức về phẩm chất, trình độ, năng lực, độ tuổi, sức khỏe,…nhằm phân loại, lựa chọn những cán bộ, công chức đƣa vào dự nguồn.

2) Giới thiệu nguồn đƣa vào quy hoạch: Các cơ quan QLNN cấp huyện, UBND các xãtổ chức hội nghị cán bộ, công chức của đơn vị mình để quán triệt nội dung, nhiệm vụ quy hoạch, tổ chức lấy phiếu giới thiệu cán bộ, công chức dự nguồn bằng hình thức bỏ phiếu kín.

3) Tổ chức bỏ phiếu lựa chọn nguồn quy hoạch theo các chức danh: Trên cơ sở kết quả phiếu tín nhiệm từng chức danh, cấp ủy có thẩm quyền xem xét, bỏ phiếu thống nhất danh sách dự nguồn.

4.3.1.3. Chuẩn bị tốt đội ngũ dự nguồn cho các chức danh

Dự nguồn cán bộ là nội dung quan trọng của công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức. Kết quả của công tác quy hoạch cán bộ, công chức là tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức dự bị cho các cán bộ, công chức đƣơng chức. Việc dự bị nguồn phải căn cứ vào yêu cầu, trách nhiệm của từng vị trí, chức danh để lựa chọn cho phù hợp và đảm bảo tiêu chuẩn.

Việc quy hoạch phải mở rộng ra phạm vi ngành, lĩnh vực khác trên cơ sở phát hiện đƣợc nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ có năng lực, có chuyên môn phù hợp. Diện cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, cấp ủy, chính quyền huyện Kỳ Anh không nên chỉ hạn chế trong những chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị, mà cần bao gồm cả những chức danh lãnh đạo, quản lý những doanh nghiệp, công ty lớn, các tổ chức khoa học, văn hoá, giáo dục,...có uy tín. Đồng thời phải gắn đƣợc trách nhiệm với quyền lợi của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch.

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức dự nguồn phó trƣởng phòng, ban, ngành cấp huyện, chủ trì ở cấp xã cần từ 2 đến 3 ngƣời cho mỗi chức danh và mỗi ngƣời phải quy hoạch từ 2 đến 3 chức danh. Việc tạo nguồn cán bộ, công chức tƣơng ứng với các chức danh cao hơn có tác dụng làm cho cán bộ, công chức đƣợc quy hoạch làm việc có hiệu quả hơn, bộc lộ đƣợc năng lực thật sự của họ, đồng thời là cơ sở để các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền tiến hành lựa chọn để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức đƣợc chính xác hơn.

Trong điều kiện hiện nay, Huyện Kỳ Anh cần thực hiện theo hƣớng quan tâm hơn công tác dự nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý; đồng thời lập kế hoạch cụ thể làm tốt những quy định của Trung ƣơng về chế độ cán bộ, công chức dự bị nhằm đảm bảo tính chiến lƣợc, lâu dài trong quá trình phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)