Hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ,công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 103 - 110)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.5. Hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ,công chức

4.3.5.1.Hoàn thiện các tiêu chuẩn CBCC

Trong tình hình hiện nay, để phục vụ tốt cho việc đánh giá cán bộ, công chức, đồng thời khắc phục những hạn chế vốn có của việc xây dựng tiêu chuẩn CBCC thời gian tới huyện Kỳ Anh cần làm tốt các nhiệm vụ sau:

- Làm tốt công tác tƣ tƣởng, nâng cao nhận thức cho cấp uỷ, chính quyền các cấp, lãnh đạo các phòng ban, ngành cấp huyện, cấp xã về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đánh giá cán bộ, công chức. Đối với cán

bộ,công chức lãnh đạo, có thẩm quyền đánh giá cán bộ, công chức có thể đƣa việc hoàn thành nhiệm vụ này thành một trong những tiêu chí nhận xét đánh giá của cấp trên nhằm gắn trách nhiệm và quyền lợi đối với họ.

Đối với cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn cần tiến hành tổ chức các cuộc họp đóng góp ý kiến xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công chức hoặc lồng ghép với tập huấn, hội thảo chuyên đề, các chƣơng trình bồi dƣỡng công tác nghiệp vụ nhằm giúp họ cùng tham gia, nâng cao trách nhiệm và tạo sự đồng thuận cùng tập thể làm tốt công tác này.

- Cần nắm vững tiêu chuẩn và căn cứ để đánh giá cán bộ, công chức mà Trung ƣơng, Chính phủ đã chỉ ra, đó là phải "trên cơ sở tiêu chuẩn, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, lấy hiệu quả công tác thực tế, sự tín nhiệm của đảng viên, cán bộ và nhân dân làm thước đo chủ yếu". Trong tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công chức hiện nay, cần nhấn mạnh kiên định lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị trƣớc những diễn biến phức tạp của thế giới và những nhiệm vụ khó khăn ở trong nƣớc.

Hàng năm, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Kỳ Anhxây dựng quy chế đánh giá cán bộ, công chức, trong đó quy định rõ các tiêu chí đánh giá bao gồm việc chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; kết quả công tác (đối với cán bộ, công chức lãnh đạo và chuyên môn nghiệp vụ); tinh thần kỷ luật; tinh thần phối hợp trong công tác; tính trung thực trong công tác; đạo đức lối sống; tinh thần học tập; tinh thần và thái độ phục vụ. Quy định về đánh giá cán bộ, công chức phải nêu rõ về phƣơng pháp, quy trình đánh giá, một số trƣờng hợp xem xét cụ thể, phân loại, thời gian đánh giá, thẩm quyền, trách nhiệm đánh giá và quản lý hồ sơ đánh giá.

4.3.5.2.Hoàn thiện tổ chức đánh giá đúng cán bộ, công chức:

Đánh giá cán bộ, công chức là khâu quan trọng đầu tiên của công tác cán bộ, từ đó mới có thể làm tốt việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thƣởng, kỷ luật, cũng nhƣ giúp cán bộ, công chức phát huy ƣu điểm, sửa chữa khuyết điểm, tiến bộ không ngừng.

Để nâng cao chất lƣợng công tác đánh giá cán bộ, công chức, bảo đảm tính khách quan, trung thực, chính xác, huyện Kỳ Anh phải thƣc hiện tốt một số giải pháp sau:

- Thực hiện nghiêm túc quy chế đánh giá cán bộ, công chức trên cơ sở làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của cấp ủy đảng, ngƣời đứng đầu và cơ quan quản lý cán bộ, công chức.

- Tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh quy chế, quy trình đánh giá cán bộ, công chức kết hợp với xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể, thống nhất cho từng loại cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, giúp cán bộ, công chức có định hƣớng phấn đấu, các chủ thể đánh giá có căn cứ rõ ràng khi xem xét cán bộ, công chức.

- Tiến hành đồng bộ, công phu, tỉ mỉ, thận trọng các khâu trong đánh giá; mở rộng dân chủ, nâng cao chất lƣợng tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, công khai hóa công tác đánh giá cán bộ, thƣờng xuyên rút kinh nghiệm sau mỗi lần đánh giá; xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm, thiếu trung thực trong tự đánh giá của mỗi cán bộ, công chức thiếu khách quan, công tâm, độc đoán, chuyên quyền của các chủ thể đánh giá.

- Tăng cƣờng vai trò hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát của cấp trên; tập hợp rộng rãi các kênh thông tin, ý kiến đánh giá từ cán bộ, công chức và quần chúng nhân dân.

- Cấp uỷ và ngƣời đứng đầu phải nắm vững và gƣơng mẫu chấp hành quyết định, quy chế, hƣớng dẫn, yêu cầu về đánh giá cán bộ, công chức; công tâm, khách quan và dám chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến và quyết định của mình. Trong chỉ đạo và trong quá trình tiến hành đánh giá cán bộ, công chức phải bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch,

khách quan, toàn diện, tính lịch sử cụ thể và có nhiều kênh thông tin chính xác, hồ sơ đƣợc thiết lập chu đáo.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình đánh giá cán bộ, công chức theo các bƣớc: Bản thân cán bộ, công chức tự kiểm điểm, nhận xét, đánh giá; ngƣời đứng đầu và tập thể cấp uỷ đảng nơi cán bộ, công chức công tác nhận xét, đánh giá; tập thể chi uỷ nơi cán bộ, công chức cƣ trú nhận xét, đánh giá; Ban thƣờng vụ cấp uỷ có thẩm quyền đánh giá thông báo nội dung đánh giá đến từng cán bộ, công chức đƣợc đánh giá. Trong thực hiện quy trình đánh giá cán bộ, công chức, cấp uỷ nên phân công đồng chí Uỷ viên Ban Thƣờng vụ chịu trách nhiệm trƣớc tiên trong việc nhận xét, đánh giá đối với cán bộ, công chức thuộc lĩnh vực mà đồng chí đó đƣợc phân công phụ trách. Cơ quan tổ chức cán bộ phải tham mƣu thực hiện tốt quy trình đánh giá; đề xuất quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức; chuẩn bị đủ căn cứ, tài liệu làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức. Cấp có thẩm quyền đánh giá cần nhạy bén trong quá trình nắm bắt và sàng lọc thông tin.

- Tạo điều kiện cho đại diện các đoàn thể và những ngƣời có liên quan tham gia vào đánh giá cán bộ, công chức tham gia ý kiến về sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự rèn luyện của cán bộ, công chức để tạo đƣợc sự đồng thuận, nhất trí trong đánh giá, gắn việc đánh giá cán bộ, công chức với những kết quả lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt công tác ở cơ quan, đơn vị.

- Phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, dân chủ trong thảo luận, kết luận theo đa số. Tổng hợp thành văn bản nội dung chính từ bản tự kiểm điểm của cán bộ, công chức; nhận xét của cấp uỷ đảng nơi cán bộ, công chức công tác, ý kiến của tập thể chi uỷ nơi cán bộ, công chức cƣ trú gửi đến từng Ủy viên Ban Thƣờng vụ để sau đó tập thể xem xét, cho ý kiến.

KẾT LUẬN

Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức là công tác hết sức quan trọng và đòi hỏi thực hiện một cách khoa học và thƣờng xuyên; nhất là trong tình hình hiện nay đất nƣớc đang tiến hành CNH, HĐH theo định hƣớng XHCN trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có cả thuận lợi và khó khăn, có thời cơ vận hội và thách thức đan xen. Đảng ta, Nhà nƣớc ta cũng đã khẳng định: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ngang tầm nhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn là việc làm vừa cơ bản, vừa cấp bách và là công tác thƣờng xuyên và lâu dài.Nhận thức đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng đó, đề tài quản lý đội ngũ CBCC đƣợc lựa chọn nghiên cứu trong giới hạn của địa bàn huyện Kỳ Anh.

Sự nghiệp đổi mới đặt ra những yêu cầu cấp bách về việc cải cách bộ máy nhà nƣớc, cải cách nền hành chính nhà nƣớc, trong đó vai trò quyết định thuộcvề yếu tố con ngƣời, thuộc về phẩm chất, năng lực và trình độ của đội ngũ CBCC nói chung và CBCC cấp huyện nói riêng. Trƣớc yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cấp thiết đặt ra là phải khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận, chất lƣợng thi hành công vụ của đội ngũ CBCC cấp huyện.

Thời gian tới, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, phòng Nội vụ huyện cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác cán bộ, chính sách đối với CBCC, thay đổi cách thức quản lý thông qua hiệu quả công việc; chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng; công tác khen thƣởng, kỷ luật nâng cao chất lƣợng đội ngũ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc ở cơ sở góp phần xây dựng huyện Kỳ Anh ngày càng giàumạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kỳ Anh, Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ huyện khóa XXIV nhiệm kỳ 2010-2015 trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015-2020. Hà Tĩnh.

2. Ban Thƣờng vụ Huyện ủy Kỳ Anh, 2016. Quy định phân cấp quản lý cán bộ ban hành kem theo quyết định số 123-QĐ/HU, ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy Kỳ Anh. Hà Tĩnh.

3. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh, 2012. Quy định phân cấp quản lý cán bộ ban hành kèm theo quyết định số 335-QĐ/TU, ngày 22 tháng 3 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Hà Tĩnh.

4. Ban Tổ chức Huyện uỷ, 2011-2016. Báo cáo công tác tổ chức xây dựng Đảng. Hà Tĩnh.

5. Ban Tổ chức Huyện ủy Kỳ Anh, 2016.Kết quả điều tra, khảo sát về công tác quản lý cán bộ, công chức. Hà Tĩnh.

6. Ban Tổ chức Huyện uỷ Cẩm Xuyên, Hƣơng Sơn, Thành phố Hà Tĩnh 2010-2015. Báo cáo công tác tổ chức xây dựng Đảng. Hà Tĩnh.

7. Chính phủ, 2010. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Hà Nội.

8. Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc, 1994. Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 9. Trần Thị Kim Dung, 2011. Cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Bắc Giang

trong giai đoạn hiện nay.Luận văn thạc sỹ quản lý Nhà nƣớc. Học viên hành chính.

10.Đảng cộng sản Việt Nam, 2011. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa VII. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

ương khóa X. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

12.Đảng cộng sản Việt Nam, 1991. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Hà Nội: NXB Sự thật Hà Nội.

13.Đảng cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

14.Nguyễn Trọng Điền, 2007, Về chế độ công vụ Việt Nam.Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

15.Nguyễn Ngọc Hiến, 2001. Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

16. Trần Đình Hoan, 2009. Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

17.Huyện ủy Kỳ Anh, 2015.Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Kỳ Anh lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Hà Tĩnh.

18.Huyện ủy Kỳ Anh, 2011-2015. Báo cáo tổng kết công tác đào tạo lý luận chính trị trên địa bàn huyện. Hà Tĩnh.

19.Huyện Kỳ Anh, 2010. Dư địa chí huyện Kỳ Anh. Hà Tĩnh.

20. Hồ Chí Minh, 2000. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

21. Hồ Chí Minh, 2000. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

22.Hà Quang Ngọc, 1999. Đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Cộng sản, số2/1999.

23.Trần Thị Ngà, 1999. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nƣớc, Hà Nội.

cánbộ.Hà Nội: Nxb Lao động.

25.Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phƣơng, 2004, Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, NXB Chính trị Quốc gia.

26.Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phƣơng, 2005.Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 27.Thang Văn Phúc và cộng sự, 2004.Hệ thống công vụ và xu hướng cải

cách của một số nước trên thế giới.Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 28.Quốc hội, 2008. Luật số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 về cán bộ, công

chức.Hà Nội.

29.Nguyễn Thị Thu Trang, 2010. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tại tỉnh Phú Thọ hiện nay. Luận văn thạc sỹ quản lý Nhà nƣớc, Hà Nội.

30.Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm, 2003. Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. 31.Trần Anh Tuấn, 2007.Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam

trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế. Luận văn thạc sĩ, Hà Nội. 32.Vũ Huy Từ, 2002. Một số giải pháp tăng cƣờng năng lực đội ngũ cán bộ

cơ sở. Tạp chí Quản lý nhà nước, số5/2002.

33. UBND huyện Kỳ Anh, 2011-2015.Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội các năm.Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)