Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 99 - 101)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.3. Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC

4.3.3.1. Đào tạo gắn với quy hoạch, kế hoạch về CBCC

Trƣớc hết cần xác định rõ kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng không phải là quy hoạch mà là công việc sau khi đã có quy hoạch. Dựa trên quy hoạch tạo nguồn cán bộ, công chức để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng một cách hợp lý. Phân tích thực trạng cán bộ, công chức để làm rõ về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu của đội ngũ, trên cơ sở những quy định của Trung ƣơng, của Chính phủ, đồng thời dựa vào quy hoạch của huyện nhằm xác định những mặt còn yếu và mặt cần bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức để đƣa vào kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm. Đây chính là công việc nhằm xác định nhu cầu cần đào tạo cho cán bộ, công chức.

Sau khi xây dựng xong kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và đã có ý kiến xác nhận của thủ trƣởng cơ quan cần trình lên cấp có thẩm quyền quản lý CBCC để tiến hành phê duyệt nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực thi hành.

4.3.3.2. Đổi mới nội dungđào tạo, bồi dưỡng:

Trung tâm BDCT huyện Kỳ Anh cần duy trì việc đào tạo, bồi dƣỡng trang bị kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức về lý luận chính trị, kiến thức về pháp luật và kỹ năng quản lý hành chính nhà nƣớc, kiến thức về ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu công vụ của từng đối tƣợng cán bộ, công chức. Hàng năm, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Kỳ Anh lập danh sách những cán bộ, công chức thuộc diện và nội dung đào tạo, đồng thời bố trí sắp xếp về nhân sự và thời gian để thực hiện tốt kế hoạch đào tạo đã đặt ra.

Việc đổi mới nội dung đào tạo, bồi dƣỡng tại Trung tâm BDCT huyện phải theo hƣớng thiết thực, phù hợp với việc nhận thức và dễ thực hành để cán bộ, công chức vừa nắm chắc kiến thức vừa vận dụng luôn vào thực tiễn. Nội dung đào tạo cán bộ, công chức phải toàn diện cả về lý tƣởng, đạo đức, kiến thức; cả kiến thức văn hoá lẫn kỹ năng lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là kiến thức QLNN, quản lý xã hội, quản lý kinh tế…Trong từng nội dung đào tạo cần bổ sung mục vận dụng vào thực tế công việc của cán bộ, công chức để họ tự học hỏi, rèn luyện năng lực thực tiễn và hình thành phƣơng pháp làm việc của mỗi cán bộ, công chức một cách có hiệu quả nhất.

4.3.3.3. Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng:

Cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Kỳ Anh cần khuyến khích phƣơng thức tự rèn luyện và tự học trên cơ sở có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng. CBCC nếu không thƣờng xuyên tiếp cận với thông tin, kiến thức mới, tự thoã mãn với những hiểu biết phổ thông hoặc những kiến thức cơ bản đƣợc học trên ghế nhà trƣờng sẽ nhanh chóng lạc hậu và không đáp ứng kịp yêu cầu nhiệm vụ công việc.

4.3.3.4.Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng

Đối với Trung tâm bồi dƣỡng chính trị, Trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề giáo dục thƣờng xuyên huyện Kỳ Anh là cơ sở chủ yếu thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức của huyện, của xã cả về mặt chuyên môn lẫn lý luận chính trị và phối hợp các đơn vị khác trong tỉnh để đào tạo, Đây là hai cơ sở đào tạo chính của huyện nên phải đƣợc tập trung đầu tƣ xây dựng, củng cố cả về nhân lực và vật lực đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Xây dựng quy chế hoạt động của các cơ sở đào tạo trên nhằm phát huy tối đa sự gắn kết trong việc thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ và UBND

huyện về công tác này; phối hợp với các cơ sở đào tạo ngoại huyện thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình đào tạo liên kết.

4.3.3.5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức phù hợp với tình hình của huyện Kỳ Anh. QLNN về đào tạo CBCC chỉ thực sự toàn diện và hiệu quả khi đó là quá trình quản lý xuyên suốt từ quy hoạch đào tạo đến thực hiện các bƣớc đào tạo và sử dụng cán bộ, công chức sau khi đào tạo.

- Trong khi mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, cần thực hiện chế độ thi tuyển “đầu vào” đối với các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức để thực sự lựa chọn đƣợc ngƣời tài, tạo sự công bằng và khuyến khích cán bộ học tập. Đồng thời tổ chức các kỳ kiểm tra, thi tốt nghiệp cuối khoá chặt chẽ, đánh giá đúng chất lƣợng đào tạo.

- Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch trong quản lý đào tạo cán bộ, công chức. Đề nghị Trung ƣơng cần có quy chế phối hợp trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo làm cơ sở để các cấp các ngành có sự phối hợp tốt hơn trong việc tổ chức thực hiện các văn bản của Trung ƣơng về công tác quản lý đào tạo, bồi dƣỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)