1.2 Những nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tạ
1.2.1.1 Những nhân tố mang tính chất Quốc tế
Xu hướng hợp tác và cạnh tranh trong khu vực và quốc tế: Trong những năm vừa qua, môi trƣờng kinh tế đã có những biến đổi quan trọng, tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế đang tăng lên từng ngày từng giờ. Hầu hết nền kinh tế của các quốc gia có xu hƣớng ngày càng mở rộng ra thế giới bên ngoài. Quá trình toàn cầu hoá ngày nay đang tạo ra sự lƣu chuyển theo xu hƣớng tự do đối với luồng vốn và hàng hoá, dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên đối với từng quốc gia thì sự lƣu chuyển trên phạm vi toàn cầu vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là sự lƣu chuyển vốn quốc tế và vì vậy mức độ cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn đầu tƣ giữa các quốc gia cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh mà yếu tố này là ƣu thế của các nƣớc công nghiệp phát triển. Hơn nữa sự phát triển của các TNCs khiến cho sự cạnh tranh lại càng khốc liệt
thêm bởi các TNCs nắm giữ một khối lƣợng vốn tƣ bản, tri thức và công nghệ, do đó có khả năng đầu tƣ vào mọi lĩnh vực mang lại lợi nhuận và có khả năng đem lại lợi nhuận.
Xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế: Dƣới tác động mạnh mẽ của làn sóng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, quá trình tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ đã diễn ra nhanh chóng và rộng khắp ở nhiều nƣớc khác nhau trên thế giới, bắt đầu từ các nƣớc công nghiệp phát triển, sau đó là đến các nƣớc đang phát triển. Đây là yếu tố mang tính chủ quan tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của toàn cầu theo hƣớng phục vụ cho lợi ích các quốc gia.
Cách mạng khoa học và công nghệ thúc đẩy đầu tư quốc tế: Sự bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ đã gây nên sự đột biến trong tăng trƣởng kinh tế, đồng thời làm cho cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia có sự biến đổi sâu sắc, đƣa xã hội loài ngƣời bƣớc sang một nền văn minh mới- nền văn minh "trí tuệ" và cuộc cách mạng này đã làm thay đổi các yếu tố của quá trình sản xuất và quản lý kinh tế, từ công cụ lao động đến đối tƣợng lao động, từ ngƣời công nhân đến phƣơng pháp quản lý. Cơ cấu ngành công nghiệp ở các quốc gia ĐPT đã chuyển dần từ những ngành sử dụng nhiều lao động, vốn và tài nguyên sang phát triển những ngành có hàm lƣợng kỹ thuật và công nghệ cao. Các ngành nghề truyền thống ở các nƣớc phát triển giảm xuống và chỉ có đầu tƣ ra các nƣớc đang ở bậc thang phát triển thấp hơn mới có thể tìm đƣợc lợi nhuận cao hơn. Sự chuyển dịch này đã làm bùng nổ đầu tƣ FDI và nhiều nƣớc ĐPT đã lợi dụng sự bùng nổ này để thực hiện chiến lƣợc "mở cửa" nhằm tăng cƣờng thu hút nguồn vốn, tham gia vào cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng. Một số nƣớc và lãnh thổ đã nhanh chóng vƣơn lên trở thành những nền công nghiệp mới nhƣ: Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc. Trên cơ sở nâng cao trình độ kinh tế, khoa học và công nghệ, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch đầu tƣ các ngành nghề cũ tới các nƣớc ĐPT ở tầng thấp hơn.
Việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài, sự chuyển giao công nghệ và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng mang tính quốc tế cao, đúng nhƣ nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã chỉ ra: "Mở cửa với bên ngoài có ý nghĩa rất quan trọng. Bất cứ một nước nào, muốn phát triển đều không thể tự cô lập, đóng cửa, tự thủ. Không tăng
cường giao lưu quốc tế, không tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến, khoa học kỹ thuật tiên tiến và tiền vốn của các nước phát triển thì không thể phát triển được." [7, Tr30]
Vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNCs): Theo UNCTAD các TNCs cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng sản phẩm quốc tế. Năm 1999, toàn thế giới có 63,3 nghìn TNCs với 821,82 nghìn chi nhánh nƣớc ngoài, và cũng có tổng tài sản nƣớc ngoài lên đến 17.700tỷ USD. Trong đó tổng tài sản nƣớc ngoài của 100 TNC lớn nhất thế giới là 2.124tỷ USD, chiếm 12% tổng tài sản nƣớc ngoài của tất cả các TNCs. Bên cạnh đó, các TNCs đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài và ngày càng đẩy mạnh các hoạt động này. Trong thời kỳ 1996- 2000, lƣợng vốn FDI vào các nƣớc đang phát triển là 995,1 tỷ USD thì đến thời kỳ 2001-2005, lƣợng vốn này tăng lên là 1.046,8 tỷ USD, trong đó có lƣợng vốn lớn của các TNCs (trung bình khoảng 60% tổng số vốn đầu tƣ hàng năm của các các TNC đƣợc thực hiện ở nƣớc ngoài). Năm 2006-2010 lƣợng vốn này là 5.164,2 tỷ USD [6,Tr 20]
Không những thế, TNCs còn đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động R&D. Năm 2002 có khoảng 310 tỷ USD vốn đầu tƣ cho hoạt động R&D, 700 TNCs lớn nhất thế giới chiếm khoảng 98% tổng đầu tƣ R&D của các TNCs toàn cầu, khoảng 46% tổng chi tiêu hoạt động R&D toàn cầu (677tỷ USD) và khoảng 69% chi tiêu hoạt động R&D phục vụ sản xuất kinh doanh toàn cầu. Theo điều tra của UNCTAD khảo sát hoạt động R&D của các doanh nghiệp trong khoảng từ tháng 11/2004 đến tháng 3/2005, phần lớn đầu tƣ cho hoạt động R&D ở nƣớc ngoài thuộc về các TNCs lớn trên thế giới.