Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Yên Bái (Trang 44 - 50)

1.2 Những nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tạ

1.2.2.5 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh Yên Bái

Phân tích điểm mạnh của tỉnh Yên Bái:

Vị trị địa lý kinh tế của tỉnh là trung tâm của các tỉnh vùng núi phía Bắc bộ có đẩy đủ các phƣơng tiện giao thông đƣờng sắt, đƣờng bộ đƣờng thủy và tƣơng lai là đƣờng hàng không. Yên Bái hội tụ cả 4 loài hình giao thông đƣờng sắt, đƣờng thuỷ, đƣờng hàng không với các tuyến giao thông đi xuyên qua tỉnh tạo nên vị trí của tỉnh Yên Bái nhƣ là 1 cửa ngõ để đi sâu vào vùng Tây Bắc - Việt Nam có nhiều tiền năng kinh tế xã hội phát triển.

Tỉnh Yên Bái đƣợc thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên, khoáng sản quý nhƣ: Đá quý Lục Yên, trữ lƣợng hàng trăm kg. Đá vôi trắng, trữ lƣợng trên 1 tỷ m3

mà trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có ở 2 địa phƣơng Yên Bái và Nghệ An. Loại khoáng sản sử dụng này sử dụng tốt trong công nghiệp khoáng chất và vật liệu xây dựng, ngoài ra có

trên 200 triệu tấn quặng sắt để phát triển công nghiệp luyện kim; có hàng triệu tấn tấn Fenspat, Cao Lanh, Thạch Anh là nguyên liệu cho công nghiệp gốm sứ, có nhiều mỏ chì, kèm, vàng, đồng phân bổ dọc hữu ngạn sông Hồng có thể khai thác và chế biến kim loại màu có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra còn có nhiều ở than nâu, than bùn phân bổ rộng khắp sông Hồng, sông Chảy có thể khai thác làm năng lƣợng cho công nghiệp và dân sinh. Môi trƣờng sinh thái về cơ bản chƣa bị ô nhiễm, độ che phủ của rừng đạt trên 57,5% (2009), đây là điểm mạnh của Yên Bái tạo thuận lợi cho kinh tế xã hội có điều kiện phát triển. Hệ thống sông suối với độ dốc lớn ở huyện vùng cao Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Căng Chải là tiềm năng rất lớn để phát triển công nghiệp thủy điện vừa và nhỏ.

Trong quá trình phát triển tỉnh Yên Bái đã hình thành đƣợc các vùng nguyên liệu tập trung để phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến nhƣ: giấy, bột giấy, ván nhân tạo, gỗ rừng trồng, chè xanh, quế, sắn cao sản, cây ăn quả có quy mô diện tích lớn, tập trung và có chất lƣợng là nguồn nguyên liệu tốt cho công nghiệp chế biến phát triển.

Tài nguyên du lịch của tỉnh Yên Bái khá phong phú nhƣ: Tài nguyên du lịch sinh thái Hồ Thác Bà đƣợc coi nhƣ “Hạ Long trên cạn” với khu sinh thái suối Giàng gắn với văn hoá sắc tộc của ngƣời H’Mông ở độ cao trên 1.400 m so với mặt nƣớc biển, với các khu du lịch sinh thái bản Bon, Bản Hốc gắn với văn hoá ngƣời Thái của vùng Mƣờng Lò - Tây Bắc, với khu du lịch sinh thái Bình Nguyên Khai Trung huyện Lục Yên gắn với văn hoá ngƣời Dao...

Ngoài ra còn rất nhiều các lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tâm linh gắn với các đền chùa linh thiêng nhƣ: Đại Cại, Chùa An, Đền Đông Cuông, Đền Nam Cƣờng... Các di tích lịch sử, các di tích văn hoá, di chỉ khảo cổ dọc bờ sông Hồng, sông Chảy gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ non sông Việt Nam ở phía Bắc là những tài nguyên du lịch hết sức hấp dẫn có thể khai thác phát triển kinh tế xã hội.

Hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn đã đƣợc phát triển là kết quả của hơn 20 năm đổi mới dƣới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nƣớc. Các cơ ở sản xuất công nghiệp, các công trình dịch vụ, các cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nƣớc, các công trình phúc lợi công cộng và hành chính đƣợc đầu tƣ xây dựng hiện đại, đảm bảo nhu cầu sử dụng thuận tiện của cƣ dân địa phƣơng và khách du lịch cũng là điểm mạnh của Yên Bái.

Các chính sách về kinh tế xã hội của Yên Bái ban hành nhƣ chính sách thu hút đầu tƣ, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, chính sách hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, chính sách hỗ trợ đồng bào vùng cao, chính sách thu hút nguồn nhân lực từ các vùng ngoài vào vùng cao, chính sách xóa đói giảm nghèo... đƣợc tỉnh Yên Bái thực hiện nhất quán, đồng bộ và có hiệu quả tạo thành sức mạnh trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái.

Các nhà đầu tƣ trên địa bàn đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20%, 15%, 10% ngoài ra còn đƣợc ƣu đãi miễn giảm thuế tài nguyên, tiền thu đất... trong khi đó các tỉnh đồng bằng, trung du nhƣ Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Việt Trì- Phú Thọ thì thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng là 25% thời hạn miễn giảm thuế tiếp theo không đƣợc dài nhƣ tỉnh Yên Bái đây cùng là điểm mạnh trong chính sách thu hút đầu tƣ của tỉnh.

Đội ngũ lao động quản lý của tỉnh từ cấp cao đến cơ sở về cơ bản đƣợc đào tạo đầy đủ cả về chính trị và chuyên môn, tuổi đời bình quân còn trẻ dƣới 45 tuổi, làm việc có trách nhiệm có kiến thức, luôn đổi mới, sáng tạo. Đội ngũ cán bộ công chúc của tỉnh cũng đƣợc tiêu chuẩn hoá, trẻ hoá và đào tạo cơ bản làm việc có trách nhiệm và có tính chuyên nghiệp.

Đội ngũ lao động và số lƣợng trong độ tuổi lao động trên 400.000 ngƣời, chiếm 60% dân số trung bình, đây là nguồn nhân lực tại chỗ khá quan trọng để sử dụng vào việc phát triển kinh tế.

An ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội trên đại bàn tỉnh luôn đƣợc giữ vững, không có dấu hiệu tiềm ẩn những vấn đề gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn góp phần tạo dùng môi trƣờng đầu tƣ an toàn minh bạch.

Tóm lại: Trong nhiều năm qua tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh từ 12-12,3% năm, việc tăng GDP đã gắn liền với các yêu tố tăng trƣởng bền vững, tạo tiền đề về vật chất tinh thần cho việc tăng trƣởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân trong thời gian tới. Trong 10 năm tới đây với mức tăng trƣởng kinh tế xã hội của tỉnh đã đƣợc xem xét, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn có tính khả thi.

Điểm yếu của tỉnh Yên Bái:

Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có địa hình cao dần từ Đông Nam đến Tây Bắc và đƣợc kiến tạo bởi ba dãy núi: phía Tây có dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi con Voi nằm giữa sông Hồng và sông

Chảy, hệ thống núi đá vôi xen giữa các dãy núi đất đồi nằm ở phía Đông và Đông Bắc hồ Thác Bà. Địa hình khá phức tạp cũng là bất lợi trong việc thu hút FDI.

Tài nguyên du lịch rất phong phú và có giá trị song việc đầu tƣ khai thác chƣa đƣợc bao nhiêu, sản phẩm du lịch chƣa tạo đƣợc sự hấp dẫn khách du lịch, tính chuyên nghiệp trong các dịch vụ du lịch còn thấp.

Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái đạt mức cao nhƣng thiếu bền vững, chƣa khai thác đƣợc hết và có hiệu quả các tiền năng thế mạnh của tỉnh, so với 10 tỉnh trong khu vực thì tăng trƣởng kinh tế đứng thứ 7, tổng vốn đầu tƣ phát triển đứng thứ 6, thu nhập bình quân đầu ngƣời đứng thứ 7 và thu ngân sách đứng thứ 6, để nói thế và lực của tỉnh Yên Bái so với khu vực vùng núi phía Bắc Việt Nam vẫn là loại yếu.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đúng hƣớng những việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần thì chậm. Giá trị gia tăng của hàng hoá sản phẩm còn thấp, nó nói lên hiệu quả kinh tế, hiệu quả cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế còn thấp.

Sản xuất công nghiệp chƣa phát triển bền vững: Quy mô sản xuất còn nhỏ, công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu, tỷ trọng công nghiệp chế biến tinh còn thấp cho nên lãng phí tài nguyên, hiệu quả và sự cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp còn thấp.

Xuất khẩu hàng hoá chƣa phát triển, nguồn hàng xuất khẩu còn đơn điệu chƣa có thƣơng hiệu chƣa có sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới: tỷ trọng tham gia của lĩnh vực xuất khẩu vào tăng trƣởng kinh tế chung chƣa đáng kể.

Hệ thống bƣu chính viễn thông đã có bƣớc phát triển song một số địa bàn chƣa đƣợc phủ sóng di động, việc sử dụng công nghệ thông tin và các lĩnh vực kinh tế- xã hội còn kém, chƣa có tác động thức đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Mạng lƣới giao thông vận tải trên địa bàn đã phát triển song chất lƣợng sử dụng hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh còn chƣa tốt và đồng bộ, đặc biệt giao thông nông thôn và giao thông ở các vùng cao, sâu, vùng xa cũng là điểm yếu, gây trở ngại cho phát triển kinh tế- xã hội.

Hệ thống cơ sở hạ tầng các KCN đã đƣợc quy hoạch nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ phát triển đạt tiêu chuẩn, ảnh hƣởng đến các dự án đã đầu tƣ cũng nhƣ thu hút các dự án mới. Công nghiệp chế biến chƣa phát triển mạnh mẽ, việc khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng vào phát triển sản xuất còn lãng phí, gây ra những tác

động không tốt đến cảnh quan và môi trƣờng trung ngắn hạn cũng là điểm bất lợi cho tỉnh.

Lao động trên địa bàn dồi dào về số lƣợng, song chất lƣợng lao động còn thấp, chủ yêu là lao động phổ thông qua qua đào tạo, số lao động qua đào tạo đạt 25% làm cho nguồn nhân lực này chƣa đƣợc khai thác sử dụng có hiệu quả, sức cạnh tranh trên thị trƣờng lao động còn kém.

Thu hút FDI vào tỉnh Yên Bái thời gian qua đạt tỷ lệ thấp, chƣa có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế- xã hội.

Cơ hội đối với tỉnh Yên Bái: Việt Nam đƣợc thế giới đánh giá có sự ổn định về chính trị và xã hội, đó là nền tảng vững chắc cho kinh tế- xã hội Việt Nam phát triển. Thể chế kinh tế thị trƣờng bƣớc đầu hình thành và vận hành có hiệu quả. Cơ chế chính sách của Chính phủ đã có tác động tích cực vào kinh tế - xã hội Việt Nam. Nâng cao trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế phát triển, thích nghi với thị trƣờng quốc tế, đó là những thuận lợi có tác động tốt tới sự phát triển của tỉnh Yên Bái.

Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO vào 07/11/2006 đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển, hội nhập kinh tế quốc của Việt Nam, các địa phƣơng trong nƣớc trong đó tỉnh Yên Bái, trong tƣơng lai tỉnh Yên Bái sẽ nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lao Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đây là tuyến kinh tế chủ lực, quan trọng và rất nhiều tiềm năng trong quan hệ Trung Quốc và Việt Nam, đƣợc hình thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh trong đó tỉnh Yên Bái nằm trong tuyến hành lang kinh tế này phát triển nhanh. Dự án đƣờng cao tốc Hà Nội - Lao Cai nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lao Cai - Hà Nội - Hải Phòng đây là chƣơng trinh hợp tác về 2 hành lang và 1 vành đai kinh tế giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc. Tổng mức đầu tƣ giai đoạn 1 của tuyến đƣờng cao tốc này 19.984 tỷ VND với thiết kế 4-6 làn xe, dự kiến hoàn thành vào năm 2012.

Với tỉnh Yên Bái khi có tuyến đƣờng này sẽ tạo điều kiện cho kinh tế Yên Bái phát triển nhanh vì: Đây là trục giao thông động lực kết nối các tỉnh đồng bằng, các vùng kinh tế phát triển Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh với các tỉnh vùng Tây Bắc. Dự án cao tốc này hoàn thành sẽ kết nối các mạng lƣới giao thông thuỷ, sắt, bộ trong vùng Tây Bắc mà tỉnh Yên Bái là điểm nút (cửa ngõ) Tây Bắc Việt Nam. Khi có tuyến đƣờng cao tốc qua địa bàn chắc chắn các ngành kinh tế của tỉnh sẽ đƣợc phát triển và khai thác tối đa thế mạnh của địa phƣơng về nông, lâm sản, khoáng sản, phát triển sản

xuất hàng hoá thúc đẩy mạnh mẽ. Dự án cao tốc hình thành sẽ tác động lớn đối với tỉnh Yên Bái trong việc điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch về dân cƣ.

Nếu biết khai thác tổng hợp các lợi thế của địa phƣơng khi có tuyến đƣờng cao tốc chạy qua trong tƣơng lai không xa chắc chắn tỉnh Yên Bái sẽ trở thành trung tâm phát triển của vùng Tây Bắc về kinh tế - xã hội cũng nhƣ an ninh quốc phòng. Tuy nhiên tác động tích cực khi có tuyến đƣờng đi qua đối với tỉnh Yên Bái thì tỉnh Yên Bái cũng gặp bất lợi nhƣ ảnh hƣởng môi trƣờng cảnh quan, diện mạo địa hình biến đổi và địa chất thuỷ văn cũng biến đổi. Diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp sẽ bị thu hẹp chuyển sang mục đích giao thông hạ tầng kỹ thuật. Dân cƣ một số địa bàn có tuyến đƣờng đi qua sẽ có biến động nhất định ảnh hƣởng đến đời sống sản xuất.

Thách thức đối với tỉnh Yên Bái: Việt Nam tham gia WTO đem đến cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam và địa phƣơng tuy nhiên cũng gặp một số thách thức: khả năng cạnh tranh của sản phẩm đối với tỉnh Yên Bái là cao hơn, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực chế biến có nguy cơ đe doạ quá trình phát triển, cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng tốt sẽ gia tăng, các tỉnh kinh tế kém phát triển sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút và tạo nguồn lực có chất lƣợng tốt. Những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng nhƣ: Suy thoái đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục, phân hoá giầu nghèo ngày càng gia tăng, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trƣờng có thể gia tăng cũng. Các tỉnh trong khu vực sẽ không ngừng tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng việc khai thác có hiệu quả tài nguyên địa phƣơng, tăng cƣờng công tác tiếp thị mở rộng thị trƣờng, hàng hoá, thu hút nguồn nhân lực và thu hút đầu tƣ cũng là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội. Việc đầu tƣ nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống hạ tầng đƣờng bộ, sắt, sông, hệ thống thuỷ điện trên địa bàn do trung ƣơng quản lý phụ thuộc vào nhiều chƣơng trình, kế hoạch phát triển chung của cả nƣớc, không đáp ứng đƣợc tiến độ nhu cầu phát triển của các tỉnh vùng núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái.

Qua những đặc điểm về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh cho thấy Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn về đời sống kinh tế xã hội. Mặc dù vậy Yên Bái còn tiềm ẩn nhiều tiềm năng chƣa đƣợc khai thác. Xuất phát điểm thấp cùng với những khó khăn cản trở đã đặt ra cho tỉnh bài toán rất nan giải trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Để đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, Yên Bái cần thiết phải có nguồn vốn

đầu tƣ khá lớn để khắc phục tình trạng khó khăn và phát huy tiềm năng thế mạnh vốn có của tỉnh. Từ đó hòa nhập vào tiến trình phát triển chung của cả nƣớc. Trong điều kiện kinh tế còn nghèo, vốn tích lũy từ địa phƣơng chỉ đáp ứng đƣợc 30-40% nhu cầu chi tiêu hàng năm của tỉnh. Nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc cũng không đáp ứng đƣợc nhu cầu về đầu tƣ. Trƣớc hoàn cảnh đó, vốn đầu tƣ FDI sẽ là một nguồn lực rất quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tƣ của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Yên Bái (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)