.9 Bảng so sánh vốn đăng FDI của Yên Bái trong vùng Tây Bắc đến năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Yên Bái (Trang 82)

TT Địa phương Số dự án cấp mới

Tổng vốn đầu tư

đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD)

1 Lào Cai 34 491,361,147 172,568,095 2 Hòa Bình 23 84,512,891.00 38,963,451.00 3 Yên Bái 15 42,105,834 13,529,581 4 Sơn La 9 113,120,000.0 0 15,772,000.0 0 5 Hà Giang 7 9,887,936 9,313,012 6 Tuyên Quang 7 110,660,322 20,500,000 7 Lai Châu 5 5,101,136.00 4,101,136.00 8 Điện Biên 1 129,000.00 129,000.00

Nguồn: Cục đầu tư trực tiếp nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bảng 2.10 Bảng so sánh vốn đăng FDI vùng Tây Bắc với các vùng khác trong cả nƣớc

STT Vùng Dự án Tổng vốn đầu tư

đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD)

I Đồng bằng sông Hồng 3,065 33,940,536,956 11,933,692,491

II Đông Bắc 380 5,536,233,230.00 966,929,872

III Tây Bắc 38 202,863,027 58,965,587

IV Bắc Trung Bộ 163 18,988,858,857 3977934964

V Duyên hải Nam Trung Bộ 428 21,909,084,378 5,102,503,221

VI Tây Nguyên 137 845,652,524 303,483,049

VII Đông Nam Bộ 7179 97,851,717,201 32,400,831,037

Nguồn: Cục đầu tư trực tiếp nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nguyên nhân của sự hạn chế này trƣớc hết bởi điều kiện tự nhiên địa hình miền núi khó khăn phức tạp không thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Phần lớn địa hình đất đai là sƣờn núi dốc, chỉ thuận lợi cho phát tiển một số cây nông nghiệp thích hợp nhƣ chè, quế và các cây lấy gỗ. Đồng thời, việc xây dựng các KCN có diện tích mặt bằng lớn là một vấn đề nan giải. Tỉnh lại không có cửa khẩu, bến cảng, và nằm xa các thành phố trung tâm cùng với điều kiện đi lại khó khăn nên hoạt động thông thƣơng trao đổi hàng hoá gặp nhiều bất lợi.

Thêm vào đó, môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh chƣa thực sự hấp dẫn để cạnh tranh vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của tỉnh còn thấp 5,5triệu, các cơ sở hạ tầng kinh tế nhƣ: đƣờng giao thông, hệ thống cung cấp điện, nƣớc cho sản xuất, hệ thống thông tin liên lạc còn lạc hậu. Các dịch vụ liên quan đến hoạt động của các dự án FDI chƣa thực sự phát triển.

Hoạt động xuất khẩu của tỉnh còn nhỏ lẻ, phân tán, khả năng hội nhập và sức cạnh tranh của hàng hoá còn thấp, thị trƣờng chƣa ổn định. Chƣa chuẩn bị tốt các mặt hàng đảm bảo về chất lƣợng và đủ số lƣợng để xuất khẩu. Năng lực tìm kiếm và khai thác thị trƣờng xuất khẩu lao động còn hạn chế. Nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài còn thiếu thốn Khách du lịch đến tỉnh Yên Bái còn rất ít, chủ yếu là khách đến làm việc với các cơ quan của tỉnh Yên Bái.

Nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phƣơng về công tác xúc tiến đầu tƣ còn nhiều hạn chế, chƣa thực sự tích cực, chủ động trong công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh về ngành, về địa phƣơng cũng nhƣ các hành động cụ thể để mời gọi đầu tƣ. Sự thiếu thống nhất trong nhận thức và nhất quán trong đối sử, mời gọi đầu tƣ có lúc, có nơi còn xảy ra. Tỉnh chƣa có một chiến lƣợc cũng nhƣ mục tiêu cho công tác xúc tiến đầu tƣ trong một giai đoạn, cũng nhƣ kế hoạch cụ thể cho từng năm. Dẫn đến các hoạt động xúc tiến đầu tƣ chƣa đƣợc quan tâm, chỉ đạo đúng mức, thiếu đầu tƣ cả về nhân lực và ngân sách dành cho hoạt động này.

Công tác xúc tiến đầu tƣ chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên liên tục, thiếu tính đồng bộ và chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa xúc tiến đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại và quảng bá du lịch. Đặc biệt các cuộc xúc tiến thƣơng mại ở nƣớc ngoài còn chƣa hiệu quả, mang nặng tính hình thức và chƣa kết hợp với xúc tiến đầu tƣ, đã gây ra sự lãng phí. Chƣa đầu tƣ xây dựng đƣợc các tua, tuyến du lịch hấp dẫn, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế. Chƣa có các sản phẩm du lịch mang bản sắc văn hoá địa phƣơng để thu hút khách du lịch.

Tổ chức bộ máy và năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại còn nhiều bất cập. Đặc biệt là ở cơ sở và các doanh nghiệp còn thiếu những cán bộ chuyên trách về kinh tế đối ngoại hoặc có nhƣng chƣa đƣợc đào tạo, tính chuyên nghiệp không cao.

Các ngành, các địa phƣơng thiếu những cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại nên dẫn đến việc thiếu chủ động, sáng tạo trong công tác vận động thu hút các nguồn vốn nƣớc ngoài đặc biệt là đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các quy định của nhà nƣớc về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ nƣớc ngoài chƣa tốt, một số đơn vị còn chƣa nắm đƣợc quy trình thực hiện khi tiếp nhận dự án.

Công tác thông tin báo cáo thực hiện dự án còn nhiều hạn chế. Một số doanh nghiệp chƣa thực hiện đúng các quy định về chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, quý cho các ngành tổng hợp của tỉnh. Mặt khác do không nắm vững đƣợc các văn bản quy định của Nhà nƣớc, nên không làm kịp thời các thủ tục, gây khó khăn trong công tác quản lý, tổng hợp các nguồn vốn đầu tƣ trên địa bàn tỉnh.

Các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Yên Bái mới chỉ hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến sản phẩm nông, lâm, khoáng sản. Cho đến nay chƣa có dự án FDI đầu tƣ trong lĩnh vực sản suất sản phẩm công nghệ cao hay hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Do đó chƣa khai thác đƣợc hết tiềm năng thế mạnh của tỉnh, nhất là tiềm năng về du lịch sinh thái. Công nghệ sản xuất trong các dự án FDI không có gì nổi bật. Hầu hết đó là các công nghệ lạc hậu so với thế giới, đƣợc chuyển giao lại từ các nƣớc Đông Nam Á nhƣ: Thái Lan, Đài Loan, Singapore. Các công nghệ này chủ yếu là dây chuyền sản xuất các sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế, chƣa có dây chuyền công nghệ hiện đại sản xuất các sản phẩm công nghiệp dịch vụ chất. Qua điều tra đánh giá về trình độ công nghệ của dự án thực hiện trên địa bàn Yên Bái thấy nhƣ sau:

Về thế hệ máy móc: Tự động Tuổi thiết bị: Mới >80 % Hiệu suất sử dụng: Trung bình

Trình độ của nƣớc sản xuất thiết bị: Khá Trình độ của cơ sở sản xuất: Khá

Tính đồng bộ của thiết bị: Khá

Thiết bị sử lý chất thải: Có hệ thống sử lý chất thải, giảm thiểu việc thải ra môi trƣờng chất thải nguy hại.

So sánh với công nghệ tiên tiến trên thế giới: Trung bình

So sánh với công nghệ tiên tiến nhất có ở Việt Nam: Trung bình

Hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam cũng nhƣ của tỉnh Yên Bái còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chƣa ổn định và thiếu tính đồng bộ. Các thủ tục hành chính còn phức tạp cùng với đó là các cơ chế chính sách trong quản lý vốn đầu tƣ nƣớc ngoài những năm qua của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Do đó đã gây nhiều sự phiền toái cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Kết quả vận động và thu hút FDI trên địa bàn tỉnh chƣa tƣơng xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Thông qua kết quả điều tra, phỏng vấn các nhà đầu tƣ đến tìm hiểu đầu tƣ tại tỉnh và thực tế công tác xúc tiến thu hút đầu tƣ nói chung, đầu tƣ FDI nói riêng trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, có thể rút ra một số nguyên nhân tồn tại chủ quan và khách quan nhƣ sau:

Điều kiện tự nhiên, địa hình miền núi phức tạp, nằm xa các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế không thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Vị trí địa lý kinh tế của tỉnh không thuận lợi, hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (xa cảng biển, sân bay, xa trung tâm kinh tế lớn của quốc gia).

Điểm xuất phát kinh tế thấp, sản xuất nông nghiệp còn là chủ yếu, cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ của ngành công nghiệp chậm đƣợc đổi mới. Vốn cần đầu tƣ cho phát triển và đổi mới công nghệ đòi hỏi rất lớn nhƣng khả năng của tỉnh có hạn, nguồn thu ngân sách thấp chỉ đạt 30-40% chi ngân sách. Năm 2005 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 222,39 tỷ đồng, năm 2008 đạt 385,2 tỷ đồng, năm 2009 đạt 450 tỷ đồng, năm 2010 đạt 600 tỷ đồng. Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân 5 năm 2006 - 2010 đạt 22%. Trong đó: thu từ kinh tế Trung ƣơng chiếm 15%, thu từ kinh tế địa phƣơng chiếm 20%, thu từ kinh tế ngoài nhà nƣớc chiếm 25%, thu từ khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 1,8%.

Chi ngân sách địa phƣơng năm 2005 là 1.417,9 tỷ đồng, năm 2008 là 2.682 tỷ đồng, năm 2009 là 2.346 tỷ đồng, năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Do vậy việc huy động vốn nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế và trong xã hội cho đầu tƣ phát triển còn hạn chế. Kinh tế của tỉnh chƣa phát triển mạnh, các nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp nên chi ngân sách hàng năm còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn trợ cấp từ ngân sách Trung ƣơng. Mức huy động GDP vào ngân sách hàng năm đạt thấp.

Việc đầu tƣ xây dùng các KCN có diện tích mặt bằng lớn để thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là một vấn đề khó khăn. Các cơ sở hạ tầng kinh tế nhƣ: đƣờng giao thông, hệ thống cung cấp điện, nƣớc cho sản xuất, hệ thống thông tin liên lạc chƣa thuận lợi. Nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài còn thiếu thốn.

Chính sách thu hút đầu tƣ chƣa hấp dẫn các nhà đầu tƣ do tỉnh Yên Bái là một tỉnh nghèo, việc bố trí vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp vào đầu tƣ tại địa bàn tỉnh còn khó khăn.

Kết quả thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trong những năm qua vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh. Nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến Yên Bái khảo sát, nhƣng số lƣợng các dự án đầu tƣ vào tỉnh không tăng nhiều. Sự phối hợp giữa các ngành trong

việc thẩm tra dự án còn chƣa thống nhất, còn mất nhiều thời gian, nhiều dự án còn mất thời gian thẩm tra nhiều hơn so với quy định.

Tỷ lệ các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài có sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn thấp. Tiến độ thực hiện dự án còn chậm so với kế hoạch đề ra. Kết quả là chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện còn lớn; tốc độ tăng vốn thực hiện chƣa cao.

Môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh tuy đƣợc cải thiện nhƣng so với các tỉnh khác nhƣng tiến độ bứt phá đạt đƣợc còn chậm. Công tác xúc tiến đầu tƣ của tỉnh còn có nhiều hạn chế. Chƣa chuẩn bị đƣợc những dự án có tính khả thi cao, chƣa xây dùng đƣợc các đề cƣơng nghiên cứu sâu về dự án, giúp cho các nhà đầu tƣ có thể đƣa ra ngay các quyết định đầu tƣ. Ngoài ra công tác xúc tiến chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, chủ yếu là tự làm, thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả thấp.

Nhìn chung, số doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn ít, quy mô còn nhỏ bé, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi xa trung tâm, các cơ sở hạ tầng kinh tế nhƣ: đƣờng giao thông, hệ thống cung cấp điện, nƣớc cho sản xuất, hệ thống thông tin liên lạc chƣa thuận lợi. Thêm vào đó, nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài còn thiếu, Mặt khác do gặp khó khăn về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, nhất là thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm nông sản, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hiện có trên địa bàn tỉnh cũng không đầu tƣ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong tỉnh còn chƣa thực sự chặt chẽ gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh. Các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Yên Bái mới chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến các sản phẩm nông, lâm sản. Cho đến nay chƣa có dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong lĩnh vực sản suất sản phẩm công nghệ cao hay hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch. Do đó chƣa khai thác đƣợc hết tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

Nguyên nhân hạn chế chủ quan: Có thể thấy rõ nguyên nhân tổng thể là môi trƣờng đầu tƣ, quá trình xúc tiến thu hút đầu tƣ còn hạn chế, hình ảnh của tỉnh chƣa đƣợc quảng bá đầy đủ và rộng rãi tới các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc, kế hoạch xúc tiến đầu tƣ cho từng năm, từng giai đoạn phát triển của địa phƣơng.

Việc đầu tƣ và sự quan tâm đến công tác xúc tiến đầu tƣ còn nhiều hạn chế: Nguồn vốn dành cho thu hút đầu tƣ còn thấp dẫn đến các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tƣ còn nhỏ hẹp, chƣa phong phú.

Các dịch vụ hỗ trợ đầu tƣ nhƣ dịch vụ tƣ vấn pháp lý, dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ, dịch vụ giới thiệu và tuyển dụng lao động... tại địa phƣơng chƣa phát triển.Việc giải quyết các thủ tục hành chính ở một số cơ quan của tỉnh còn cứng nhắc, chậm chễ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà đầu tƣ.

Dự án FDI tại Yên Bái ít về số lƣợng, quy mô, hàm lƣợng chất xám thấp. Chƣa có các dự án đầu tƣ sử dụng công nghệ cao, dự án đầu tƣ vào lĩnh vực dịch vụ. Các đối tác chủ yếu đến từ châu Á, đã có một số nhà đầu tƣ châu Âu nhƣng lại không tƣơng xứng với tiềm năng.

Công nghiệp phụ trợ của địa phƣơng chƣa kết nối tốt với khu vực FDI, điều mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài rất cần vì họ có thể tiết giảm các chi phí. Mối liên hệ giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp FDI còn lỏng lẻo. Hầu hết các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp FDI đều phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài.

Đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tƣ hầu hết là kiêm nhiệm, không đủ năng lực và kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ, vi tính còn hạn chế.

Công tác quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nhất là quản lý sau cấp phép, khả năng hậu kiểm còn hạn chế do thiếu sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ cửa của các ngành chức năng có liên quan của tỉnh. Bên cạnh đó tỉnh chƣa tiến hành phân loại dự án để có biện pháp xử lý thích hợp.

2.4 Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái Yên Bái

2.4.1 Về mặt kinh tế

Đầu tƣ trƣc tiếp nƣớc ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tƣ đáp ứng nhu cầu đầu tƣ phát triển xã hội và tăng trƣởng kinh tế: Đóng góp của đầu tƣ trƣc tiếp nƣớc ngoài trong tổng vốn đầu tƣ xã hội tỉnh Yên Bái không nhiều nhƣng so với một tỉnh miền núi có xuất phát điểm thấp thì nguồn vốn này cũng rất cần cho phát triển kinh tế địa phƣơng. Theo Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, cơ cấu vốn đầu tƣ thực hiện của khu vực đầu tƣ trƣc tiếp nƣớc ngoài năm 2005 là 1,46%, năm 2009 là 1,2%, năm 2010 là 1,3%. Mặc dù số lƣợng còn ít, quy mô còn nhỏ nhƣng nhƣng hoạt

động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ngày càng trở nên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh, các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã góp phần bổ sung một phân ngân sách cho đầu tƣ phát triển của tỉnh trong những năm qua. Riêng năm 2010, nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm khoảng 16% tổng nguồn vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn.

Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Yên Bái (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)