Khái quát tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Yên Bái (Trang 55 - 58)

Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

2.1 Khái quát tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam

Sau hai mƣơi năm qua kể từ khi ban hành Luật đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam, hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, đƣa nƣớc ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng cƣờng thế và lực của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Giai đoạn 2001-2005 đạt 20,72tỷ USD trong đó vốn tăng thêm đạt 7,08tỷ USD tăng 69,6% so với giai đoạn trƣớc. Giai đoạn 2006 - 2010 là giai đoạn sau khi Việt Nam ra nhập WTO, ta thấy lƣợng vốn FDI cam kết đã tăng vọt so với giai đoạn trƣớc chỉ tính riêng năm 2007 lƣợng cam kết đạt 21,35 tỷ USD xấp xỉ với cả giai đoạn 2001-2005 và đạt đỉnh năm 2008 với mức đăng ký 62,20 tỷ USD. Năm 2009 là 21,50 tỷ USD, năm 2010 do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đã giảm xuống còn 13,30 tỷ USD.

Quy mô và xu hướng của FDI vào Việt Nam: Nhìn chung các dự án FDI vào Việt Nam đều có qui mô vừa và nhỏ, trung bình cho cả giai đoạn 2001-2010 chỉ ở mức 16,6 triệu USD/dự án. Tử năm 2005 trở lại đây quy mô vốn của dự án ngày càng nhỏ, chỉ ở mức dƣới 5 triệu USD nhƣ: 4,6 triệu năm 2005; 9,4 triệu năm 2006; năm 2007 chỉ là 14,4 triệu USD, thì đến năm 2008 quy mô đó đạt 51,47 triệu USD, năm 2009 đạt 19,43 triệu USD, năm 2010 là 15,97triệu USD. Ngoài ra, đã có một số tập đoàn xuyên quốc gia lớn đầu tƣ vào Việt Nam với những dự án quy mô lớn có tổng vốn đăng ký trên 1 tỉ USD.

Có thể nói, trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay gắt thì kết quả đạt đƣợc trong việc thu hút FDI của năm 2008 và 2009 là một cố gắng nỗ lực lớn của Việt Nam trong vận động xúc tiến đầu tƣ và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Không chỉ đạt đƣợc kết quả đáng ghi nhận về tốc độ giải ngân trong bối cảnh vốn thu hút mới và vốn tăng thêm sụt giảm mà chúng ta còn tăng đƣợc số dự án, quy mô vốn của dự án đến 31/12/2010, cả nƣớc có 12.895 dự án FDI (trong đó 11.959 dự án còn

hiệu lực; hết hạn 50 dự án; giải thể 1.673 dự án) với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 196,60 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm).

Cơ cấu đầu tư: Theo ngành tính đến 9/2010 cho thấy các dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghiệp chiếm tới 60% tổng số dự án, 47% tổng vốn đăng ký. Nông nghiệp là ngành thu hút đƣợc ít nhất dự án FDI, kể cả số dự án chiếm 4%, số vốn đăng ký chiếm 2% và vốn thực hiện. Đáng chú ý, nếu nhƣ trong những năm 90, FDI hƣớng vào những ngành công nghiệp khai thác và thay thế nhập khẩu thì kể từ năm 2000 đến nay, các dự án FDI vào ngành công nghiệp chế biến và định hƣớng xuất khẩu đã tăng nhanh, góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.

Theo hình thức sở hữu:Thời kỳ từ 1988 - 1998, thì liên doanh là hình thức đầu tƣ phổ biến của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Hình thức này chiếm tới khoảng 61% số dự án và 70% vốn đăng ký. Tuy nhiên theo thời gian thì hình thức này có xu hƣớng giảm xuống, hình thức 100% vốn nƣớc ngoài tăng bên cạnh đó xuất hiện các hình thức đầu tƣ mới nhƣ hợp đồng BOT, BT, BTO và công ty mẹ con…

Năm 2010, hình thức liên doanh giảm xuống còn chiếm 18% tổng vốn đăng ký, trong khi hình thức dự án có 100% vốn nƣớc ngoài chiếm 78%, còn lại là dự án BOT và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong các dự án liên doanh, số dự án liên doanh giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc cũng tăng lên đáng kể.

Sở dĩ là nhƣ vậy là do thời kỳ đầu, các thủ tục triển khai dự án còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, lại phải thông qua nhiều khâu nhiều nấc và rất phức tạp, trong khi đó ngƣời nƣớc ngoài còn ít hiểu biết về các điều kiện kinh tế - xã hội pháp luật của Việt Nam, họ thƣờng gặp khó khăn trong giao dịch, quan hệ cùng một lúc khá nhiều cơ quan chức năng của Việt Nam để có đƣợc đầy đủ các điều kiện triển khai xây dùng cơ bản cũng nhƣ thực hiện dự án đầu tƣ. Trong hoàn cảnh nhƣ vậy, đa số các nhà đầu tƣ lựa chọn hình thức liên doanh để bên Việt Nam đứng ra lo các thủ tục pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Những năm gần đây, số doanh nghiệp liên doanh xin chuyển sang hình thức 100% vốn nƣớc ngoài có xu hƣớng tăng lên. Hiện tƣợng số dự án đầu tƣ nƣớc ngoài dƣới hình thức doanh nghiệp liên doanh xin chuyển thành hình thức 100% vốn nƣớc ngoài nhiều bắt nguồn từ việc liên doanh gƣợng ép và không ngang tầm các đối tác. Bên Việt Nam bị hạn chế về mọi mặt trong khi đối tác nƣớc ngoài là những công ty, TNCs có tiềm lực kinh tế mạnh và theo đuổi chiến lƣợc kinh doanh toàn cầu, nên quan

điểm và chiến lƣợc kinh doanh khác nhau. Hơn nữa, do bị chi phối ràng buộc bởi nguyên tắc nhất trí trong luật đầu tƣ nƣớc ngoài của ta quy định còn cứng nhắc, làm cho chủ đầu tƣ nƣớc ngoài bị hạn chế trong các quyết định sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận.

Mặt khác, sau một thời gian hoạt động trong môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hiểu biết hơn về pháp luật, chính sách, phong tục, tập quán và cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Sự am hiểu của các nhà đầu tƣ đƣợc nâng lên trong điều kiện các thủ tục cấp giấy phép của Việt Nam đang từng bƣớc đƣợc cải thiện ngày càng đơn giản hơn trƣớc và cũng xuất hiện những tổ chức tƣ vấn giúp các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện các thủ tục triển khai, tổ chức sản xuất kinh doanh của các dự án tƣơng đối có hiệu quả. Vì vậy nhu cầu đối tác với Việt Nam để tiến hành các thủ tục đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài giảm đi rất nhiều. Không những thế, khi tham gia liên doanh do khả năng Việt Nam thƣờng yếu cả về vốn đóng góp và cán bộ quản lý, mặt khác nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không muốn chia sẻ quyền điều hành doanh nghiệp với bên Việt Nam hoạt động đầu tƣ. Do đó, số dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài ngày nay có xu hƣớng tăng lên cả tuyệt đối lẫn tƣơng đối.

Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đến nay chỉ chiếm 2% số dự án và 2,6% số vốn đầu tƣ, chủ yếu trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và dịch vụ viễn thông. Từ năm 1993, Việt Nam bắt đầu áp dụng hình thức Hợp đồng BOT, BT, BTO cho đến nay đã có 11 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện theo hình thức này với số vốn đăng ký khoảng 3.598 triệu USD

Theo đối tác: Đến nay đã có trên 92 nƣớc và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc, Đài Loan là những nhà đầu tƣ lớn nhất, chiếm 50,31% tổng số dự án và 34,69% tổng vốn đăng ký. Hầu nhƣ chƣa có thay đổi đáng kể về cơ cấu FDI theo đối tác và các nƣớc Châu Á vẫn là nhà đầu tƣ lớn nhất cả về tỷ trọng số dự án và tỷ trọng vốn đăng ký, các đối tác từ Châu Âu chỉ giữ vị trí khiêm tốn. Đầu tƣ từ Hoa Kỳ đã tăng đáng kể trong vài năm gần đây sau khi Việt Nam ký Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ (2001), hiện chiếm khoảng 4,6% tổng số dự án và 8,57% tổng vốn đăng ký và đứng ở vị trí thứ 6 trong bảng.

Theo địa bàn đầu tư: Cho đến nay FDI đã có mặt ở 64/65 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua cơ cấu dự án FDI theo vùng thay đổi rất

chậm. Phần lớn các dự án FDI tập trung ở các đô thị lớn và các KCN tập trung, nơi có điều kiện hạ tầng cơ sở thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và có trình độ kỹ năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Yên Bái (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)