.8 Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thực hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Yên Bái (Trang 79 - 82)

Năm Vốn thực hiện (triệu đồng) Tăng hàng năm (triệu đồng) 1996 0.0 1997 28,829.1 28,829.1 1998 22,692.3 -6,136.8 1999 29,145.5 6,453.2 2000 3,847.8 -25,297.7 Tổng 1996-2000 84,514.7 2001 4,695.5 847.7 2002 5,000.0 304.5 2003 400.0 -4,600.0 2004 7,800.0 7,400.0 2005 8,000.0 200.0 Tổng 2001-2005 25,895.5 -58,619.2 2006 9,500.0 1,500.0 2007 27,400.0 17,900.0 2008 50,000.0 22,600.0 2009 77,430.0 27,430.0 2010 80,000.0 2,570.0 Tổng 2006-2010 244,330.0 218,434.5 Tổng 1996-2010 354,740.2

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái

1 29,145.5 84,514.7 80,000.0 244,330.0 354,740.2 0.0 50,000.0 100,000.0 150,000.0 200,000.0 250,000.0 300,000.0 350,000.0 400,000.0 V ốn (t ri ệu đồ ng ) Năm Vốn FDI thực hiện từ 1996-2010 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng 1996-2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng 2001-2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng 2006-2010 Tổng 1996-2010

Hình 2.6 Tình hình thực hiện FDI trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Khối lƣợng vốn thực hiện đầu tƣ của các dự án FDI thời gian qua đạt kết quả khá khả quan. Trong những năm qua (1997 - 2010), tổng khối lƣợng vốn FDI thực hiện đạt 354,740.2 triệu đồng, bằng 44,1% khối lƣợng vốn đăng ký. Công nghệ chuyển giao qua các dự án FDI của Yên Bái cũng không có gì nổi bật. Các công nghệ này chủ yếu là loại công nghệ trung bình đƣợc chuyển giao từ các nƣớc Đông Nam Á, nhƣ: công nghệ sản xuất gỗ ép; công nghệ chế biến chè xanh, chè đen của Đài Loan; Công nghệ nghiền bột đá vôi của Thái Lan. Đây là những công nghệ đã lạc hậu so với thế giới nhƣng trong điều kiện kinh tế của tỉnh miền núi nhƣ Yên Bái, nó vẫn có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng năng lực công nghệ trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh của vùng về nông, lâm, khoáng sản.

Kết quả sản xuất kinh doanh: Các dự án FDI tại Yên Bái đã hoàn thiện toàn bộ hoặc từng phần, đi vào sản xuất kinh doanh đã đem lại những hiệu quả rõ rệt đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Yên Bái theo định hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển lực lƣợng sản xuất. Có thể nhận thấy điều này qua một số số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI nhƣ sau:

Về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến nay đạt 410,8 tỷ đồng .

Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc đạt trên 29,2 tỷ đồng, bằng 0,02% so với tổng thu ngân sách của tỉnh, ngoài ra các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng đã tạo công ăn việc làm trực tiếp cho trên 600 lao động tại địa phƣơng và hàng trăm lao động gián tiếp. Đã đóng góp 80 tỷ đồng chiếm 6% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Về xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài từ trƣớc đến nay đạt 36,9 triệu USD bằng 47% so với giá trị xuất khẩu của tỉnh (gia đoạn 2000 - 2005 và đến 2006-2010)

Nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 305 nghìn USD tƣơng đƣơng 4,8 tỷ đồng, bằng 0,02% so với với giá trị nhập khẩu của cả tỉnh (giai đoạn 2000-2005 và đến giai đoạn 2006-2010), hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là thiết bị máy móc phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh tiếp tục đƣợc duy trì và ổn định. Một số doanh nghiệp có doanh thu đạt khá nhƣ Công ty liên doanh canxicacbonat YBB đạt 308,4 tỷ đồng; Công ty TNHH Phú Tài đạt trên 20 tỷ đồng; Công ty TNHH Ích Thành đạt 51,9 tỷ đồng; Công ty TNHH Đông Thái Dƣơng đạt 30,5 tỷ đồng; Một số doanh nghiệp nhƣ Công ty TNHH Triết Xuyên, Công ty liên doanh Tơ tằm Nghĩa Hƣng; HĐHTKD sản xuất vật liệu XD công nghệ mới hoạt động không có hiệu quả, quy mô nhỏ, công nghệ chế biến chƣa hiện đại, hoạt động, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chấm dứt hiệu lực pháp lý của hợp đồng hợp tác kinh doanh và giải thể trƣớc thời hạn những công ty này, hiện nay đang triển khai thủ tục giải thể công ty TNHH Bách Lợi.

2.3.3. Kết quả và nguyên nhân tồn tại của việc triển khai thực hiện thu hút FDI

2.3.3.1 Những kết quả đạt được

Mặc dù số lƣợng còn ít, quy mô còn nhỏ nhƣng các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã góp phần bổ sung một phân ngân sách cho đầu tƣ phát triển của tỉnh trong những năm qua. Riêng năm 2010, nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm khoảng 16% tổng nguồn vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn. Về đầu tƣ nƣớc ngoài, tổng vốn đầu tƣ thực hiện trong giai đoạn 1996 - 2010 đạt 354.740 triệu đồng. Tổng doanh thu đạt 419,08 tỷ đồng, thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc đạt trên 29,2 tỷ đồng, ngoài ra các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng đã tạo công ăn việc làm trực tiếp cho trên 600 lao động tại địa phƣơng và hàng trăm lao động gián tiếp.

Một số doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã trang bị cho nền kinh tế tỉnh những thiết bị, máy móc, công nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến và hiện đại, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lƣợng cao.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã góp phần tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chuyển dần từ sơ chế sang sản phẩm công nghiệp có hàm lƣợng công nghệ cao.

Các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, trình độ tay nghề, tạo thêm việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh. Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng tạo nên sức cạnh tranh đáng kể cho các doanh nghiệp trong tỉnh, giúp các doanh nghiệp

trong tỉnh tự điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh, đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, xây dùng thƣơng hiệu. Công tác cải cách hành chính liên quan đến lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cho doanh nghiệp đã đƣợc thực hiện tốt theo cơ chế “một cửa liên thông”. Thủ tục hành chính và quy trình giải quyết công việc đƣợc đổi mới theo hƣớng hợp lý hơn, khoa học hơn, thời gian sử lý công việc đƣợc rút ngắn, đảm bảo công khai, minh bạch nhất là về thủ tục hồ sơ.

2.3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Nhìn một cách khách quan kết quả của công tác xúc tiến, thu hút FDI và hoạt động đầu tƣ FDI tại Yên Bái trong những năm 2006-2010 có thể dễ dàng nhận thấy còn hết sức khiêm tốn và cũng có thể nói là hạn chế, yếu kém so với nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc và trong cả nƣớc. Thực tế so sánh với các tỉnh miền núi phía bắc về số lƣợng dự án đầu tƣ, cơ cấu vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và trong nƣớc chúng ta nhận thấy:

Về số lƣợng dự án là tƣơng đối cao nhƣng tổng vốn đầu tƣ thấp vì các dự án đầu tƣ vào địa bàn tỉnh đa số là các dự án quy mô nhỏ, công nghệ chƣa tiên tiến, năng lực tài chính của một số nhà đầu tƣ còn hạn chế. Về số dự án Yên Bái đứng thứ 3/8 tỉnh, nhƣng Yên Bái là tỉnh có quy mô dự án nhỏ chỉ đứng 6/8.

Khả năng kêu gọi các nhà đầu tƣ trong nƣớc và tính thuyết phục các nhà đầu tƣ trong nƣớc đầu tƣ tin tƣởng vào môi trƣờng đầu tƣ tại tỉnh chƣa cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Yên Bái (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)