Văn hóa tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển trường đại học đông á đến năm 2020 (Trang 55)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC CỦA TRƢỜNG

2.2.8Văn hóa tổ chức

2.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐMÔI TRƢỜNG NỘI BỘ CỦA TRƢỜNG

2.2.8Văn hóa tổ chức

Văn hóa của Trƣờng Đại học Đông Á đang trong quá trình hình thành. Các qui định, qui chế làm việc của Trƣờng chƣa ổn định, đang trong quá trình điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu hoạt động của nhà trƣờng. Do đó, văn

hóa của trƣờng vẫn chƣa đƣợc hình thành rõ nét. Tuy nhiên, với phƣơng châm “Thiết thực - Hiệu quả”, Trƣờng luôn lắng nghe và giải quyết các yêu cầu của khách hàng một cách chu đáo và tin cậy. Mọi hoạt động của Trƣờng đều nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng.

Tinh thần làm việc của cán bộ giảng viên của Trƣờng tốt nhƣng sự phối hợp giữa các đơn vị các phòng ban còn chƣa nhịp nhàng.

2.2.9 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của trường

2.2.9.1 Xác định điểm mạnh điểm yếu của trường

Điểm mạnh:

- CBGV năng động, có trách nhiệm, có khả năng làm việc với cƣờng độ cao, giảng viên có tâm huyết.

- Quản lý theo tiêu chuẩn chất lƣợng ISO 9001: 2000, CB lãnh đạo có trình độ và kinh nghiệm quản lý.

- CSVC, trang thiết bị đầy đủ cho đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. - Đƣợc hỗ trợ về tài chính của Ngân sách nhà nƣớc.

- Công tác NCKH khá.

- Các hoạt động marketing bƣớc đầu có kết quả tốt. - Điểm yếu:

- Chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu.

- Trình độ, kinh nghiệm của CBGD còn yếu. - Chính sách tạo động lực chƣa cao.

- Văn hóa tổ chức đang trong quá trình hình thành.

- Chƣơng trình đào tạo còn nặng về kiến thức, còn ít chú trọng rèn kỹ năng, nhất là kỹ năng mềm.

2.2.9.2 Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Để đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu quan trọng của trƣờng Đại học Đông Á, tác giả đã lập ma trận đánh giá nội bộ sử dụng phƣơng pháp chuyên

gia để xác định mức độ tác động của các yếu tố từ môi trƣờng đến các hoạt động của Trƣờng Đại học Đông Á. Số lƣợng mẫu là 10 chuyên gia, hiện là lãnh đạo tại các phòng, khoa, trung tâm của Trƣờng ĐHĐA có am hiểu rộng về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Trƣờng.

Cách xây dựng ma trận nhƣ sau:

- Các “yếu tố chủ yếu” đƣợc lấy từ các điểm mạnh và điểm yếu của trƣờng. - “Mức độ quan trọng” và điểm “phân loại” của các yếu tố đƣợc đo lƣờng bằng

phƣơng pháp chuyên gia. Cách thức thu thập thông tin và tính toán kết quả đƣợc trình bày ở phần phụ lục 4.

Bảng 2.7 Ma trận đánh giá yếu tố bên trong Trƣờng Đại học Đông Á

Các yếu tố Mức độ

quan trọng Điểm

Số điểm quan trọng 1. Trình độ và kinh nghiệm của giảng viên 0,12 2 0,24

2. Chính sách tạo động lực 0,09 2 0,18

3. Trình độ quản lý 0,09 3 0,27

4. Cơ sở vật chất trang thiết bị 0,1 4 0,4

5. Tài chính 0,1 3 0,3

6. Thƣơng hiệu 0,11 2 0,22

7. Nghiên cứu khoa học 0,1 3 0,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Chiến lƣợc marketing 0,11 3 0,33

9. Văn hóa tổ chức 0,09 2 0,18

10. Chƣơng trình đào tạo 0,11 2 0,22

Tổng điểm hấp dẫn (TAS) 2,75

(Nguồn phân tích từ mục lục 4)

Nhận xét:

Qua kết quả ma trận đánh giá nội bộ ở bảng 2.7, ta thấy số điểm quan trọng tổng cộng là 2,75 có cao hơn một chút ở mức trung bình 2,5 nhƣ vậy nó chỉ ở mức trung bình về vị trí chiến lƣợc nội bộ tổng quát. Nhƣ vậy, Trƣờng ĐHĐA nên tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính do ngân sách

cấp theo chính sách phát triển giáo dục để bồi dƣỡng, nâng cao năng lực, trình độ, tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lƣợng và hình ảnh thƣơng hiệu, xây dựng chƣơng trình đào tạo, văn hóa tổ chức, …

2.3 Phân tích các yếu tố môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến hoạt động của trƣờng của trƣờng

2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô

2.3.1.1 Các yếu tố kinh tế

Nhu cầu giáo dục đào tạo thƣờng tỷ lệ thuận với sự tăng trƣởng kinh tế.Tốc độ tăng GDP của Việt Nam năm 2007 là 8,44 %, tuy nhiên do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên năm 2013 tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam chỉ ở mức 5,4 % [30]. Theo dự báo của Thủ tƣớng chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu rằng “Kinh tế Việt Nam đã vƣợt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi và hƣớng tới tốc độ tăng trƣởng cao hơn,” Thủ tƣớng còn cho biết GDP của Việt Nam trong 2 năm tới dự kiến tăng trƣởng lần lƣợt ở mức 5, 8% và 6%. Khi kinh tế toàn cầu dần hồi phục Việt nam sẽ đạt tốc độ tăng trƣởng tốt. Dự báo trong 05 năm tới, tốc độ tăng trƣởng nhanh của Việt Nam sẽ vẫn đƣợc duy trì và gia tăng.

Mặc dù có những bƣớc tăng trƣởng đáng kể, nền kinh tế nƣớc ta vẫn là nền kinh tế có mức thu nhập thấp. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con ngƣời vẫn ở thứ hạng dƣới so với nhiều nƣớc trên thế giới. Trình độ của lực lƣợng lao động còn thấp so với nhiều nƣớc trong khu vực, cả về kiến thức lẫn kỹ năng nghề nghiệp. Đất nƣớc còn thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Cơ cấu đội ngũ lao động qua đào tạo chƣa hợp lý. Năng suất lao động còn thấp, sản xuất chủ yếu vẫn dựa trên những công nghệ lạc hậu, sản phẩm ở dạng thô, chi phí cao, giá trị gia tăng thấp. Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch nhƣng còn chậm: tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp trong GDP còn thấp, tỷ trọng nông nghiệp tuy có giảm nhƣng vẫn ở mức khá cao. Kết cấu hạ tầng

kinh tế - xã hội chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Do đó, để tiếp tục tăng trƣởng vƣợt qua ngƣỡng các nƣớc có thu nhập thấp, Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và hàm lƣợng công nghệ cao. Quá trình này đòi hỏi đất nƣớc phải có đủ nhân lực có trình độ. Và yêu cầu bức thiết là phải có các đơn vị đào tạo ra những nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc nhu cầu của phát triển.

2.3.1.2 Các yếu tố chính trị – pháp luật

Tình hình chính trị của Việt Nam đƣợc coi là rất ổn định trong khu vực. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên chính thức của WTO và có quan hệ ngày càng mở rộng với các nƣớc trên thế giới. Điều này tạo điều kiện tăng cƣờng đầu tƣ của các nƣớc, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nƣớc ngoài, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, IX và X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc đã có những chính sách ngày càng hợp lý hơn cho sự phát triển giáo dục và đào tạo. Hệ thống pháp luật của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục, nâng cao trình độ nhân lực. Luật Giáo Dục (2005) ra đời cùng với các nghị định, các thông tƣ đƣợc ban hành đã giúp cho sự phát triển giáo dục đào tạo ngày càng ổn định. Đồng thời, với quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nƣớc tiếp tục dành sự ƣu tiên cho giáo dục, không chỉ thể hiện ở những chính sách đầu tƣ mà còn ở sự lãnh đạo trực tiếp và triệt để hơn nữa đối với sự phát triển giáo dục của nƣớc nhà. Việc phân cấp quản lý giáo dục cho các địa phƣơng và sở giáo dục đƣợc đẩy mạnh, đặc biệt tăng quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng ngân sách, tổ chức quy trình giáo

dục, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện chƣơng trình,.... Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ sở GDĐH.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lƣợng đã đặc biệt đƣợc chú trọng, đã hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định chất lƣợng:

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng cấp trung ƣơng đƣợc thành lập vào tháng 8/2004, 77 đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lƣợng đƣợc thành lập ở các trƣờng đại học và cao đẳng. Đến tháng 12/2008, đã có 114/163 (70%) trƣờng đại học tự đánh giá, trong đó có 40 trƣờng đƣợc đánh giá ngoài. Đây là một thách thức lớn cho các cơ sở GDĐH, đặc biệt là các cơ sở mới thành lập.

Giai đoạn năm học 2007-2008, học sinh học nghề, sinh viên cao đẳng, đại học có hoàn cảnh khó khăn đƣợc vay để chi trả cho việc học hành (752.000 ngƣời đƣợc vay với mức tối đa 800.000 đồng/tháng). Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời học phát triển việc học của mình, làm tăng nhu cầu đào tạo.

Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục, Nhà nƣớc tiếp tục thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục. Ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15% năm 2000 lên 18%. Các trƣờng lớp của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất lƣợng tƣơng đƣơng với các nƣớc khác trong khu vực.

2.3.1.3 Các yếu tố văn hóa xã hội – dân cư

a, Các yếu tố văn hóa xã hội:

Quá trình hội nhập với các trào lƣu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi cho các trƣờng đại học nƣớc ta có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và

phát triển làm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nƣớc ta với các nƣớc khác. Ngoài ra, hầu hết các trƣờng đại học trên thế giới đang tiến hành những cải cách toàn diện để trở thành những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất, chuyển giao công nghệ và xuất khẩu tri thức. Đây là một thách thức cho các trƣờng đại học ở Việt Nam.

Từ xƣa đến nay, ngƣời Việt Nam chúng ta có truyền thống hiếu học. Điều này thể hiện trong từng gia đình, từng dòng họ, từng cộng đồng dân cƣ, các bậc cha mẹ đã không tiếc công sức, tiền của đầu tƣ và khuyến khích động viên con em vƣợt khó, chăm chỉ học tập cũng nhƣ hỗ trợ và tạo điều kiện dạy tốt, học tốt cho nhà trƣờng. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật đã đẩy nhanh tốc độ gia tăng của lƣợng kiến thức mới. Do đó, để hoàn thiện kiến thức của mình, ngƣời lao động có khuynh hƣớng học suốt đời và ngày càng có những yêu cầu đa dạng và khác nhau về giáo dục. Bên cạnh đó, yêu cầu của nhà tuyển dụng ngày càng cao, đòi hỏi các ứng viên phải có năng lực thực sự phù hợp với công việc. Điều này làm cho ngƣời học ngày càng giống nhƣ khách hàng, họ có quyền lựa chọn cách học, môn học, chƣơng trình và cơ sở GDĐH nào cung cấp nguồn kiến thức thiết thực và hữu ích đối với công việc của họ sau này. Đây là một thách thức lớn cho các cơ sở GDĐH, đặc biệt đối với các cơ sở mới thành lập. Các cơ sở GDĐH cần đa dạng hóa các chƣơng trình đào tạođể có thể đáp ứng nhu cầu cũng nhƣ thu hút ngƣời học

b/ Yếu tố dân cƣ

Tháng 11 năm 2013, Dân số cả nƣớc đã cán mốc 90 triệu dân. Dân số vùng Duyên hải miền trung và Tây Nguyên là hơn 25 triệu ngƣời, trong đó dân số Đà Nẵng là gần 1 triệu dân [30] tuy con số nội tỉnh khá khiêm tốn nhƣng nguồn dân cƣ trong vùng là dồi dào, đứng thứ 2 so với cả nƣớc. Bên cạnh đó, ngoài vấn đề ăn, mặc ở ngƣời dân ngày càng quan tâm hơn về các

vấn đề khác nhƣ học tập, việc coi trọng bằng cấp của xã hội Việt Nam còn lớn, nên nhu cầu học lên vẫn cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1.4 Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức, đƣa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng phong phú và tăng theo cấp số nhân, đòi hỏi chất lƣợng đào tạo phải liên tục nâng lên ở tầm cao mới. Ngoài ra, tốc độ và trình độ đổi mới và ứng dụng tri thức quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phƣơng pháp giáo dục trong các nhà trƣờng, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp đƣợc nguồn nhân lực có trình độ cao. Nhƣ vậy, phát triển nhảy vọt và mạnh mẽ về khoa học – công nghệ, phát triển kinh tế tri thức trên toàn cầu đã tạo ra nhu cầu, cơ hội và điều kiện để phát triển giáo dục đại học cả về qui mô và chất lƣợng. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế tạo điều kiện hợp tác để học tập, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao và tiếp nhận công nghệ đào tạo tiên tiến.

Sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và truyền thông tạo điều kiện rất thuận lợi về thông tin phục vụ dạy, học và nghiên cứu. Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bƣu chính viễn thông lớn nhất cả nƣớc với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại. Thành phố Đà Nẵng hiện có 583 điểm giao dịch, đại lý bƣu điện, trong đó có 93 bƣu cục. Tổng số thuê bao trên toàn mạng ƣớc đạt 1.211,8 ngàn máy, đạt mật độ 150,2 máy/100 dân.

Dịch vụ viễn thông đƣợc đánh giá là một trong những ngành phát triển nhanh và hiện đại hóa tốc độ cao. Đà Nẵng có trạm cáp quang biển quốc tế cập bờ, là xa lộ thông tin không chỉ đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh

và quản lý kinh tế xã hội của thành phố mà còn cho cả khu vực miền Trung. Thị trƣờng viễn thông ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chính và các chi nhánh: VNPT, MobiFone, Viettel, EVN Telecom, Vinaphone, HT mobi, Sfone

2.3.2 Phân tích môi trường vi mô

2.3.2.1 Khách hàng

Khách hàng của trƣờng chủ yếu là khách hàng trong nƣớc. Khách hàng gồm cá nhân và tổ chức; Ngƣời học và cha mẹ học sinh ( học sinh vừa tốt nghiệp PTTH, ngƣời lớn có nhu cầu đào tạo); Thị trƣờng lao động, các chủ doanh nghiệp Tóm lại: Trong môitrƣờng giáo dục đã có nhiềuthay đổi, khách hàng phải đƣợc coi là trọng tâm, trƣờng nào nắm đƣợc khách hàng thì trƣờng đó sẽ thành công.

Trƣờng Đại học Đông Á đƣợc xác định là trƣờng đào tạo nguồn nhân lực đa cấp, đa lĩnh vực; đào tạo liên thông và theo định hƣớng Thực nghiệm - Ứng dụng; là nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng, tay nghề, trìnhđộ cao không những phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phƣơng, mà còn tham gia cung cấp nguồn nhân lực cho vùng kinh tế trọng điểm Miền trung – Tây Nguyên, khu vực phía nam của Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ.

Qua kết quả thăm dò ý kiến của sinh viên trong năm 2012, sau khi phân tích, nhận thấy đa số sinh viên đang học tại trƣờng đánh giá các mặt hoạtđộng của trƣờng từ mức trung bình trở lên. Đây là tín hiệu tốt cho nhà trƣờng.

Qua phân tích Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, nhu cầu lao động qua đào tạo là rất cao. Hơn nữa, nhu cầu đào tạo tại các tỉnh khác trong vùng Duyên hải miền trung và khu vực Tây Nguyên cũng chƣa đƣợc đáp ứng đủ. Ngoài ra, hiện nay Bộ Giáo dục và

Đào tạo vẫn còn duy trì chế độ xét chỉ tiêu cho từng trƣờng. Do đó, về nhu cầu đào tạo, nhìn chung ngày càng tăng.

2.3.2.2 Các trường Đại học ở khu vực lân cận, các đối thủ cạnh tranh.

Hiện nay trên cả nƣớc có 146 trƣờng đại học và học viện, 223 trƣờng cao đẳng, với đặc thù của Trƣờng, đối thủ cạnh tranh chính của trƣờng Đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển trường đại học đông á đến năm 2020 (Trang 55)