Hệ thống thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển trường đại học đông á đến năm 2020 (Trang 51)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC CỦA TRƢỜNG

2.2.4Hệ thống thông tin

2.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐMÔI TRƢỜNG NỘI BỘ CỦA TRƢỜNG

2.2.4Hệ thống thông tin

- Đẩy mạnh khai thác Website(www.donga.edu.vn)

Qua 06 năm hoạt động, Website của trƣờng có nội dung ngày càng phong phú hơn phục vụ tích cực cho công tác dạy và học. CBVC và HS-SV truy cập thƣờng xuyên liên tục và đây cũng là cầu nối thân thiết, gần gũi hơn

giữa HS-SV với nhà trƣờng, số lƣợng cá bộ giảng viên học sinh sinh viên truy cập internet trong năm 2008-2013 có hơn 5.000.000 lƣợt truy cập. Hiện tại thì trƣờng có 02 phòng máy nối internet với khoảng 300 máy phục vụ cho sinh viên. Ngoài ra, đã có nhiều HS-SV mang máy tính xách tay vào truy cập mạng không dây trong trƣờng.

Có 986 /1156 đề cƣơng chi tiết học phần đƣợc đƣa lên phần mềm quản lý đào tạo, đạt 85,29%. Ngoài ra, giảng viên và HS-SV thƣờng xuyên khai thác tài liệu mở phục vụ giảng dạy và học tập.

Khai thác tốt các website nhánh hỗ trợ công tác giảng dạy và cập nhật thông tin mới nhất đến sinh viên qua các kênh:

www.elearning.donga.edu.vn www.cbgv.donga.edu.vn www.quanly.donga.edu.vn www.kiemdinhchatluong.donga.edu.vn www.sinhvien.donga.edu.vn www.thuvien.donga.edu.vn www.tuyensinh.donga.edu.vn 2.2.5 Tài chính – Kế toán

Trƣờng Đại học Đông Álà một cơ sở đào tạo dân lập, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của Trƣờng bao gồm: nguồn đóng góp của các thành viên trong hội đồng quản trị và nguồn thu từ học phí, lệ phí và các khoản thu khác. Các khoản thu khác chủ yếu từ hoạt động của Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ và các lớp ngắn hạn, mức thu này cũng chƣa cao.

Thu nhập của CBVC bao gồm lƣơng, phụ cấp ƣu đãi và tiền lƣơng tăng thêm.Lƣơng và phụ cấp ƣu đãi đƣợc chi trả theo quy định của Nhà nƣớc, lƣơng tăng thêm đƣợc trả theo quy chế chi tiêu nội bộ.

Tuy nhiên, mức tăng thêm cũng không nhiều nên cũng không cải thiện đƣợc thu nhập cho cán bộ giảng viên.

2.2.6 Cơ sở vật chất

2.2.6.1 Diện tích:

Cơ sở 1 tại 63 Lê Văn Long, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng diện tích hơn 1200 m2 Phục vụ cho làm việc, giảng dạy, họctập, thƣ viện, thí nghiệm, thực hành của sinh viên với diện tích khoảng 1200m2.

Cơ sở 2 tại 195 Nguyễn Tất Thành, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng Phục vụ cho làm việc, giảng dạy, họctập rộng 3500m2 ( Thuê của trƣờng Đại học Mở Hà Nội )

Cơ sở 3tại Đƣờng Xô Viết Nghệ Tĩnh – Phƣờng Hòa Cƣờng Nam – Quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng. Phục vụ cho làm việc, giảng dạy, họctập, ăn ở của sinh viên với diện tích khoảng 16 ha

Cơ sở 4 tại Xƣởng thực hành tại Công ty TNHH Thực phẩm Minh Anh (49 Đỗ Thúc Tịnh - Thành phố Đà Nẵng). Phụcvụcho thực hành, thí nghiệm, laođộngrènnghềcủa sinh viên và nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học với diện tích 20 ha.

2.2.6.2 Thư viện

Thƣ viện sách tại thƣ viện hiện nay đƣợc trang bị khá phong phú với hơn 17.000 đầu sách, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên các chuyên ngành đào tạo. Phòng đọc cũng mở cửa liên tục để phục vụ sinh viên, nhất là trong các kỳ thi giúp các bạn sinh viên nắm vững kiến thức để đạt kết quả cao trong khoá học và tự tin khi tiếp cận, làm việc tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, qua tra cứu trực tuyến trên thƣ viện điện tử, sinh viên đƣợc tiếp cận với rất nhiều đầu sách chuyên ngành giá trị.Hệ thống tài liệu, sách, giáo trình tham khảo với 45000 đầu sách online trực tuyến.

2.2.6.3 Trang thiết bị

100 phòng học lý thuyết, 03 giảng đƣờng lớn: Các dãy phòng học khang trang, thoáng rộng, hội trƣờng lớn, lớp học đƣợc trang bị hệ thống projector (máy chiếu) phục vụ cho các tiết giảng trên Power-point trực quan sinh động và dễ hiểu. Hệ thống camera hiện đại hỗ trợ giám sát quá trình dạy và học, giúp nâng cao tƣơng tác trên lớp và chất lƣợng giảng dạy - học tập. Bạn sẽ công nhận với chúng tôi rằng, đại học Đông Á là một trong ít các trƣờng có sự đầu tƣ lớn về trang thiết bị giảng dạy nhằm tạo môi trƣờng học tập tốt nhất cho sinh viên, qua đó xích gần với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

04 phòng thực hành điện & xây dựng: Xƣởng thực hành Điện với các trang thiết bị chuyên ngành đƣợc cập nhật mới liên tục, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận và linh hoạt trong thực hành theo yêu cầu mới của doanh nghiệp, đào tạo bậc 2/7 cho sinh viên các ngành kỹ thuật Điện & XD.

Phòng thực hành CNTT: Hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT quy mô, hiện đại với hơn 500 máy tính và phòng thực hành chuyên Tin, xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin là những ƣu thế rõ rệt để sinh viên Đông Á thỏa sức khai phóng tƣ duy và học tập sáng tạo cũng nhƣ rộng mở các cơ hội nghiên cứu phát triển giải pháp và phần mềm quản lý phục vụ yêu cầu doanh nghiệp và xã hội.

Phòng thí nghiệm lý hóa, thực hành điều dƣỡng.

Phòng thực hành nghiệp vụ du lịch và nghiệp vụ văn phòng.

Phòng LAB: Phòng LAB là lựa chọn tối ƣu cho việc rèn luyện và nâng cao khả năngtiếng Anh, đáp ứng mục tiêu đầu ra về tiếng Anh của sinh viên trƣớc yêu cầu hội nhập.

2.2.7 Marketing

Vì là trƣờng dân lập nên hoạt động marketing để quảng bá thƣơng hiệu là công tác quan trọng của trƣờng. Hàng năm, Trƣờng thực hiện các hoạt động marketing nhƣ sau:

- Quảng cáo trực tiếp trên báo Thanh Niên, báo Ngƣời Lao Động, báo Ngƣời Đà Nẵng, báo Công an Đà Nẵng, ngoài ra còn làm phóng sự về trƣờng và phát trên nhiều kênh đài truyền hình Đà Nẵng, đài truyền hình QRT, đài truyền hình VTV.

- Quảng cáo bằng hình thức treo băng rôn, tờ rơi trong các dịp thi tuyển vào Đại học, vào các dịp đại lễ của thành phố Đà Nẵng.

- Tổ chức các hội thi thể dục thể thao, văn hoá, hội thảo giữa các sinh viên các trƣờng ở khu vực miền trung.

- Tham gia vận động tuyển sinh tại các trƣờng phổ thông. - Tổ chức các cuộc hội thảo với các doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Liên kết đào tạo với các đơn vị doanh nghiệp, qua đó quảng bá hình ảnh thông qua những kênh quảng cáo của các đơn vị đó.

- Tổ chức những chƣơng trình hành động có ý nghĩa nhƣ “ Quà Tặng Bạn Đến Trƣờng”, “Ủng hộ trẻ em nghèo”, “ Giúp đỡ các mẹ anh hùng liệt sĩ”, những chƣơng trình lớn cấp quốc gia nhƣ “ Kỷ lục Việt Nam về quà Handmade tặng trẻ em bất hạnh” “chƣơng trình nối vòng tay Hoàng Sa – Trƣờng Sa” đƣợc cả nƣớc biết đến.

Hiện tại, Trƣờng rất chú trọng đến các hoạt động marketing để tạo dựng hình ảnh cho mình và bƣớc đầu đã có kết quả tốt.

2.2.8 Văn hóa tổ chức

Văn hóa của Trƣờng Đại học Đông Á đang trong quá trình hình thành. Các qui định, qui chế làm việc của Trƣờng chƣa ổn định, đang trong quá trình điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu hoạt động của nhà trƣờng. Do đó, văn

hóa của trƣờng vẫn chƣa đƣợc hình thành rõ nét. Tuy nhiên, với phƣơng châm “Thiết thực - Hiệu quả”, Trƣờng luôn lắng nghe và giải quyết các yêu cầu của khách hàng một cách chu đáo và tin cậy. Mọi hoạt động của Trƣờng đều nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng.

Tinh thần làm việc của cán bộ giảng viên của Trƣờng tốt nhƣng sự phối hợp giữa các đơn vị các phòng ban còn chƣa nhịp nhàng.

2.2.9 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của trường

2.2.9.1 Xác định điểm mạnh điểm yếu của trường

Điểm mạnh:

- CBGV năng động, có trách nhiệm, có khả năng làm việc với cƣờng độ cao, giảng viên có tâm huyết.

- Quản lý theo tiêu chuẩn chất lƣợng ISO 9001: 2000, CB lãnh đạo có trình độ và kinh nghiệm quản lý.

- CSVC, trang thiết bị đầy đủ cho đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. - Đƣợc hỗ trợ về tài chính của Ngân sách nhà nƣớc.

- Công tác NCKH khá.

- Các hoạt động marketing bƣớc đầu có kết quả tốt. - Điểm yếu:

- Chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu.

- Trình độ, kinh nghiệm của CBGD còn yếu. - Chính sách tạo động lực chƣa cao.

- Văn hóa tổ chức đang trong quá trình hình thành.

- Chƣơng trình đào tạo còn nặng về kiến thức, còn ít chú trọng rèn kỹ năng, nhất là kỹ năng mềm.

2.2.9.2 Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Để đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu quan trọng của trƣờng Đại học Đông Á, tác giả đã lập ma trận đánh giá nội bộ sử dụng phƣơng pháp chuyên

gia để xác định mức độ tác động của các yếu tố từ môi trƣờng đến các hoạt động của Trƣờng Đại học Đông Á. Số lƣợng mẫu là 10 chuyên gia, hiện là lãnh đạo tại các phòng, khoa, trung tâm của Trƣờng ĐHĐA có am hiểu rộng về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Trƣờng.

Cách xây dựng ma trận nhƣ sau:

- Các “yếu tố chủ yếu” đƣợc lấy từ các điểm mạnh và điểm yếu của trƣờng. - “Mức độ quan trọng” và điểm “phân loại” của các yếu tố đƣợc đo lƣờng bằng

phƣơng pháp chuyên gia. Cách thức thu thập thông tin và tính toán kết quả đƣợc trình bày ở phần phụ lục 4.

Bảng 2.7 Ma trận đánh giá yếu tố bên trong Trƣờng Đại học Đông Á

Các yếu tố Mức độ

quan trọng Điểm

Số điểm quan trọng 1. Trình độ và kinh nghiệm của giảng viên 0,12 2 0,24

2. Chính sách tạo động lực 0,09 2 0,18 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Trình độ quản lý 0,09 3 0,27

4. Cơ sở vật chất trang thiết bị 0,1 4 0,4

5. Tài chính 0,1 3 0,3

6. Thƣơng hiệu 0,11 2 0,22

7. Nghiên cứu khoa học 0,1 3 0,3

8. Chiến lƣợc marketing 0,11 3 0,33

9. Văn hóa tổ chức 0,09 2 0,18

10. Chƣơng trình đào tạo 0,11 2 0,22

Tổng điểm hấp dẫn (TAS) 2,75

(Nguồn phân tích từ mục lục 4)

Nhận xét:

Qua kết quả ma trận đánh giá nội bộ ở bảng 2.7, ta thấy số điểm quan trọng tổng cộng là 2,75 có cao hơn một chút ở mức trung bình 2,5 nhƣ vậy nó chỉ ở mức trung bình về vị trí chiến lƣợc nội bộ tổng quát. Nhƣ vậy, Trƣờng ĐHĐA nên tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính do ngân sách

cấp theo chính sách phát triển giáo dục để bồi dƣỡng, nâng cao năng lực, trình độ, tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lƣợng và hình ảnh thƣơng hiệu, xây dựng chƣơng trình đào tạo, văn hóa tổ chức, …

2.3 Phân tích các yếu tố môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến hoạt động của trƣờng của trƣờng

2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô

2.3.1.1 Các yếu tố kinh tế

Nhu cầu giáo dục đào tạo thƣờng tỷ lệ thuận với sự tăng trƣởng kinh tế.Tốc độ tăng GDP của Việt Nam năm 2007 là 8,44 %, tuy nhiên do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên năm 2013 tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam chỉ ở mức 5,4 % [30]. Theo dự báo của Thủ tƣớng chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu rằng “Kinh tế Việt Nam đã vƣợt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi và hƣớng tới tốc độ tăng trƣởng cao hơn,” Thủ tƣớng còn cho biết GDP của Việt Nam trong 2 năm tới dự kiến tăng trƣởng lần lƣợt ở mức 5, 8% và 6%. Khi kinh tế toàn cầu dần hồi phục Việt nam sẽ đạt tốc độ tăng trƣởng tốt. Dự báo trong 05 năm tới, tốc độ tăng trƣởng nhanh của Việt Nam sẽ vẫn đƣợc duy trì và gia tăng.

Mặc dù có những bƣớc tăng trƣởng đáng kể, nền kinh tế nƣớc ta vẫn là nền kinh tế có mức thu nhập thấp. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con ngƣời vẫn ở thứ hạng dƣới so với nhiều nƣớc trên thế giới. Trình độ của lực lƣợng lao động còn thấp so với nhiều nƣớc trong khu vực, cả về kiến thức lẫn kỹ năng nghề nghiệp. Đất nƣớc còn thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Cơ cấu đội ngũ lao động qua đào tạo chƣa hợp lý. Năng suất lao động còn thấp, sản xuất chủ yếu vẫn dựa trên những công nghệ lạc hậu, sản phẩm ở dạng thô, chi phí cao, giá trị gia tăng thấp. Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch nhƣng còn chậm: tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp trong GDP còn thấp, tỷ trọng nông nghiệp tuy có giảm nhƣng vẫn ở mức khá cao. Kết cấu hạ tầng

kinh tế - xã hội chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Do đó, để tiếp tục tăng trƣởng vƣợt qua ngƣỡng các nƣớc có thu nhập thấp, Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và hàm lƣợng công nghệ cao. Quá trình này đòi hỏi đất nƣớc phải có đủ nhân lực có trình độ. Và yêu cầu bức thiết là phải có các đơn vị đào tạo ra những nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc nhu cầu của phát triển.

2.3.1.2 Các yếu tố chính trị – pháp luật

Tình hình chính trị của Việt Nam đƣợc coi là rất ổn định trong khu vực. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên chính thức của WTO và có quan hệ ngày càng mở rộng với các nƣớc trên thế giới. Điều này tạo điều kiện tăng cƣờng đầu tƣ của các nƣớc, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nƣớc ngoài, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, IX và X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc đã có những chính sách ngày càng hợp lý hơn cho sự phát triển giáo dục và đào tạo. Hệ thống pháp luật của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục, nâng cao trình độ nhân lực. Luật Giáo Dục (2005) ra đời cùng với các nghị định, các thông tƣ đƣợc ban hành đã giúp cho sự phát triển giáo dục đào tạo ngày càng ổn định. Đồng thời, với quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nƣớc tiếp tục dành sự ƣu tiên cho giáo dục, không chỉ thể hiện ở những chính sách đầu tƣ mà còn ở sự lãnh đạo trực tiếp và triệt để hơn nữa đối với sự phát triển giáo dục của nƣớc nhà. Việc phân cấp quản lý giáo dục cho các địa phƣơng và sở giáo dục đƣợc đẩy mạnh, đặc biệt tăng quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng ngân sách, tổ chức quy trình giáo

dục, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện chƣơng trình,.... Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ sở GDĐH.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lƣợng đã đặc biệt đƣợc chú trọng, đã hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định chất lƣợng:

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng cấp trung ƣơng đƣợc thành lập vào tháng 8/2004, 77 đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lƣợng đƣợc thành lập ở các trƣờng đại học và cao đẳng. Đến tháng 12/2008, đã có 114/163 (70%) trƣờng đại học tự đánh giá, trong đó có 40 trƣờng đƣợc đánh giá ngoài. Đây là một thách thức lớn cho các cơ sở GDĐH, đặc biệt là các cơ sở mới thành lập.

Giai đoạn năm học 2007-2008, học sinh học nghề, sinh viên cao đẳng, đại học có hoàn cảnh khó khăn đƣợc vay để chi trả cho việc học hành (752.000 ngƣời đƣợc vay với mức tối đa 800.000 đồng/tháng). Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời học phát triển việc học của mình, làm tăng nhu cầu đào tạo.

Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục, Nhà nƣớc tiếp tục thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục. Ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15% năm 2000 lên 18%. Các trƣờng lớp của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn về hạ tầng cơ sở đảm bảo cho việc dạy và học có chất lƣợng tƣơng đƣơng với các nƣớc khác trong khu vực.

2.3.1.3 Các yếu tố văn hóa xã hội – dân cư

a, Các yếu tố văn hóa xã hội:

Quá trình hội nhập với các trào lƣu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi cho các trƣờng đại học nƣớc ta có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển trường đại học đông á đến năm 2020 (Trang 51)