Hoạt động cho vay DNVVN của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 29)

1.1.2 .Hoạt động cho vay của NHTM

1.2. Hoạt động cho vay DNVVN của NHTM

1.2.1. Đặc điểm của DNVVN ảnh hưởng đến hoạt động cho vay

1.2.1.1. Khái niệm DNVVN

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa, quan điểm, cũng như tiêu thức khác nhau về Doanh nghiệp vừa và nhỏ.Theo luật doanh nghiệp, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Có nhiều cách để phân loại doanh nghiệp. Dựa vào quy mô kinh doanh, doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó có hai tiêu thức được sử dụng phổ biến nhất là số lao động thường xuyên và vốn sản xuất kinh doanh. Việc xác định DNVVN do đó phải dựa vào tiêu thức trên.

Tùy từng đặc điểm và quy định của mỗi nước mà DNVVN được định nghĩa theo các cách khác nhau. DNVVN được định nghĩa chung nhất là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn và số lượng lao động .

Trong phần các hình thức cho vay của ngân hàng thì doanh nghiệp vừa và nhỏ được để cập dưới tiêu thức phân loại là đối tượng cho vay.

Ở Việt Nam: Chính phủ đã ra Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, Nghị định này đưa ra định nghĩa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). [9]. Cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Phân loại các doanh nghiệp tại Việt Nam Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đến 100 tỷ Từ trên 200 người đến 300 người

II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đến 100 tỷ Từ trên 200 người đến 300 người

III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 50 người Từ trên 10 tỷ đến 50 tỷ Từ trên 50 người đến 100 người Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP

Như vậy, tính đến hết năm 2011, cả nước hiện có trên 543.963 DNVVN, chiếm 97% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên đến gần 6 triệu tỷ đồng. Các DNVVN đã đóng góp hơn 45% tổng sản lượng quốc gia (GDP). Nếu tính cả 133.000 hợp tác xã (HTX) và hơn 3 triệu hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới 60% GDP.

1.2.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ [10]

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay cũng phát triển với tốc độ tương đối nhiều như: các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần... đang phát triển nhanh chóng và đang trở thành lực lượng đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Việc phát triển nhanh chóng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước tư bản chủ nghĩa và ở các nước xã hội chủ nghĩa trong những thập kỷ gần đây là do nhiều nguyên nhân vì vậy ta cần hiểu đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ nhất, DNVVN nhạy bén, năng động dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

Đây là một trong những ưu thế nổi bật của DNVVN so với các doanh nghiệp lớn, ưu thế đó được thể hiện ở bộ máy quản lý gọn nhẹ, quy mô vốn nhỏ, cơ sở vật chất không lớn... nên các DNVVN có thể dễ dàng thực hiện chuyên môn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Mặt khác các DNVVN có khả năng phản ứng nhanh trước những biến động của thị trường, có thể chuyển đổi hoặc thu hẹp quy mô sản xuất cho phù hợp với nhu cầu trên thị trường. Đây là một thế mạnh của các DNVVN bởi các doanh nghiệp lớn thường có phương án sản xuất lâu dài, quy mô vốn khó có thể nhanh chóng chuyển đổi vì sẽ gây những tổn thất lớn.

Thứ hai, DNVVN tạo điều kiện duy trì cạnh tranh tự do. Đây là một ưu thế rất quan trọng của các DNVVN đối với nền kinh tế Việt Nam. Như đã biết DNVVN là loại hình doanh nghiệp có số lượng lớn, kinh doanh rộng rãi trong các lĩnh vực cung cấp các mặt hàng thiết yếu, mặt khác các DNVVN không có sự bảo hộ từ phía nhà nước tạo nên một sự cạnh tranh công bằng và sôi động cho nền kinh tế. Để tồn tại và phát triển, các DNVVN luôn tận dụng, tìm tòi các cơ hội mà không ngại rủi ro, tự chủ cao trong kinh doanh, đây là một yếu tố mà các doanh nghiệp lớn đôi khi không có được do các đặc thù về loại hình doanh nghiệp.

Thứ ba, DNVVN được tạo lập đơn giản, dễ dàng, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định thấp. Để thành lập một doanh nghiệp lớn thì vô cùng khó khăn, phải có số vốn ban đầu rất lớn tuy nhiên đối với các DNVVN thì ngược lại, được tạo lập một cách tương đối đơn giản, vốn đầu tư ban đầu thấp, mặt bằng sản xuất nhỏ, điều đó trở thành ưu thế so với các doanh nghiệp lớn khi bước vào sản xuất kinh doanh. Với quy mô nhỏ gọn, dễ quản lý các DNVVN linh hoạt phát triển, mặt khác các doanh nghiệp này còn có thể huy động được nguồn vốn vay từ gia đình, bạn bè, người quen dẫn đến một số

doanh nghiệp được hình thành mang tính chất gia đình nên khi gặp khó khăn trở ngại chủ doanh nghiệp và công nhân có thể dễ dàng có được sự điều chỉnh phù hợp để vượt qua khó khăn. Điều đó giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí cố định, tận dụng tốt lao động sẵn có.

Thứ tư, DNVVN có thể phát huy được tiềm lực trong nước. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự phát triển của các DNVVN trong giai đoạn đầu là hết sức cần thiết và là phương thức tốt để sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu, tận dụng các tiềm lực quốc gia. Theo quy định các DNVVN có tổng số vốn kinh doanh không quá 10 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người, với quy mô đó phần lớn các doanh nghiệp này đều có thể sử dụng nguồn nhân công và nguồn nguyên liệu sẵn có ở tại địa phương, đây là ưu thế của các DNVVN so với các doanh nghiệp lớn vì các doanh nghiệp lớn thường cần có thị trường tiêu thụ rộng, khối lượng sản phẩm sản xuất ra cũng rất lớn nên thường các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương không đủ đáp ứng mà phải nhập từ nơi khác. DNVVN với khả năng chuyên môn hóa sâu sắc, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, tiết kiệm được chi phí sản xuất, giá thành phù hợp với người tiêu dùng góp phần ổn định đới sống xã hội.

Thứ năm, DNVVN góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các vùng trong một quốc gia.

Như vậy, các DNVVN thực sự góp phần đắc lực cho sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cầu kinh tế của đất nước.

1.2.2. Hoạt động cho vay của DNVVN của Ngân hàng thương mại

1.2.2.1.Chính sách cho vay của NHTM đối với DNVVN

Nguyên tắc vay vốn

Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của các doanh nghiệp và là cơ hội để ngân hàng cho vay và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình. Tuy nhiên, cho vay liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng gửi tiền nên để

có thể vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải đảm bảo hai nguyên tắc:

Sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng:

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng sau này.

Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng cho vay: Đây là nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay

vì đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền, do đó sau khi cho vay một thời gian nhất định, doanh nghiệp phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền; mặt khác, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi.

Điều kiện vay vốn

Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo 2 nguyên tắc như vừa nêu trên, nhưng trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tuân thủ đúng các nguyên tắc này. Do vậy, để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi doanh nghiệp thỏa mãn một số điều kiện vay nhất định. Các điều kiện vay vốn mà doanh nghiệp cần có bao gồm:

 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

 Có mục đích vay vốn hợp pháp.

 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.  Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả.  Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính Phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.

Hồ sơ vay vốn

Khi có nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp phải gửi cho ngân hàng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn; đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu này. Khi đó, ngân hàng sẽ hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện bộ hồ sơ vay vốn tùy theo đặc điểm cụ thể của từng loại cho vay và khoản vay. Thông thường, bộ hồ sơ vay vốn gồm có:

 Giấy đề nghị vay vốn.

 Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động.

 Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư.  Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất.

 Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.  Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.

Thẩm định và quyết định cho vay

Để có căn cứ ra quyết định cho vay hay không cho vay, ngân hàng đều xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Khi thẩm định, ngân hàng sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp để quyết định cho vay. Ngân hàng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với doanh nghiệp, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, ngân hàng thông báo cho doanh nghiệp bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.

Giới hạn cho vay

Trong hoạt động tín dụng, NHTM bị giới hạn cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn. Do đó, khi thực hiện cho vay doanh nghiệp, ngân hàng phải tuân thủ các giới hạn cho vay sau:

 Tổng dư nợ cho vay đối với một doanh nghiệp không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một doanh nghiệp vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng hoặc doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì ngân hàng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 Trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay theo quy định vừa nêu khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể.

 Việc xác định vốn tự có của ngân hàng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hạn chế cho vay

NHTM không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. [3]

1.2.2.2. Vai trò vốn vay của ngân hàng đối với DNVVN

Tín dụng ngân hàng góp phần phát huy các ngành nghề truyền thống, là công cụ tài trợ cho các ngành nghề kinh tế kém phát triển, và mũi nhọn:

Ngày nay, Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cần phải tổng hợp sự nỗ lực của toàn dân trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Điều đó đòi hỏi tất cả các khu vực kinh tế đều phải cố gắng hết mình, phải tạo ra được sự phát triển bền vững, trong đó phải kể

đến sự phát triển của các DNVVN vì như ta biết trong tổng số các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay các doanh nghiệp này chiếm đến trên 90%. Tuy nhiên các doanh nghiệp này sản xuất vẫn còn ở tình trạng thấp kém, chưa phát triển hết tiềm năng của nó, điều này do rất nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân và thiếu vốn. Chính vì thế, tín dụng ngân hàng sẽ là một hình thức hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, kĩ thuật đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất sẽ góp phần khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng mẫu mã các sản phẩm đặc biệt những sản phẩm truyền thống của những làng nghề truyền thống: làm đồ kỹ nghệ, làm giấy, làm nón, làm đồ gỗ... đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, đem lại thu nhập, tạo đà cho sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Tín dụng ngân hàng có vai trò hỗ trợ ban đầu để hình thành các DNVVN:

Ngân hàng không những hỗ trợ cho DNVVN trong quá trình hoạt động và phát triển mà còn hỗ trợ họ ngay từ khi mới hình thành và đi vào hoạt động ban đầu, nếu như không có sự hỗ trợ của ngân hàng thì các DNVVN gặp nhiều khó khăn thậm chí không thành lập được. Nhận biết điều này rất rõ đối với loại hình là công ty cổ phần, một số cổ đông đã đi vay vốn của ngân hàng để góp vốn cổ phần hình thành nên vốn điều lệ....

Hoạt động cho vay của ngân hàng thúc đẩy các DNVVN hoạt động có hiệu quả hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh:

Như chúng ta biết hoạt động cho vay phải được dựa theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi do đó sẽ kích thích các doanh nghiệp sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn. Các DNVVN khi quyết định vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh thì họ đều phải tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận. Do vậy, họ phải cân nhắc tính toán kỹ lưỡng việc bỏ những đồng vốn của mình làm sao có hiệu quả nhất: một mặt vẫn phải trả được nợ, đồng thời cũng phải tạo ra được đồng lãi để đảm bảo tiếp quá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)