2.2.1 .Chính sách cho vay của Habubank đối với DNVVN
3.2. Giải pháp hoàn thiện chất lƣợng cho vay đối với doanh nghiệp vừa
3.2.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với DNVVN tại Habubank
tỷ trọng khá cao trong tổng số dư nợ cho vay của ngân hàng. DNVVN có những đặc điểm riêng, khác với các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, DNVVN trong nền kinh tế ngày một tăng, nhu cầu tín dụng ngày một nhiều, lại được sự hỗ trợ khuyến khích phát triển của Nhà nước. Vì vậy, ngân hàng cần phải xây dựng chính sách tín dụng sao cho phù hợp và cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp này.
3.2.1.1. Chính sách khách hàng.
Thực hiện chính sách khách hàng đặc biệt đối với DNVVN là một trong những giải pháp nhằm mở rộng hơn nữa công tác cho vay đối tượng này. Từng bước đổi mới chính sách khách hàng bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ khách hàng nhanh hơn, chất lượng hơn, giúp khách hàng cạnh tranh lành mạnh. Qua đó, thu hút nhiều khách hàng có uy tín đến giao dịch và mở rộng thị phần cho vay của ngân hàng.
Trước hết, ngân hàng cần phải thường xuyên phân loại khách hàng doanh nghiệp theo từng tiêu chí nhất định và cụ thể để có các chính sách riêng. Ví dụ như phân loại doanh nghiệp thành doanh nghiệp lớn, DNVVN; trong DNVVN phân thành các đối tượng khác nhau nữa để đưa ra chính sách ưu đãi nhất định. Hoặc như những doanh nghiệp có uy tín, có quan hệ tín dụng thường xuyên, trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì phải được hưởng ưu đãi như là giảm lãi suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gửi, giảm phí dịch vụ… Đối với khách hàng mới vay lần đầu, nếu tình hình tài chính ổn định, món vay lớn mà phương án lại khả thi và hiệu quả thì Ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất hợp lý hoặc là đưa ra các yêu cầu về thủ tục ít hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Từ đó khiến khách hàng có ấn tượng tốt về Ngân hàng và tăng khả năng mở rộng cho vay sau này.
3.2.1.2. Chính sách lãi suất
đối tượng khách hàng khác nhau, nhu cầu vay khác nhau nhưng vẫn áp dụng chung một mức lãi suất. Các DNVVN hay phải chịu lãi suất và phí suất cao hơn là các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt giúp các DNVVN tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Bởi một trong những điều quan tâm của DNVVN khi vay vốn là lãi suất vì lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp. Do vậy, mức lãi suất phải hợp lý, hình thành trên cơ sở thoả thuận với khách hàng, hoà hợp lợi ích hai bên.
3.2.1.3. Chính sách kỳ hạn nợ cho vay và thời gian trả nợ.
Cho vay ngắn hạn bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số cho vay DNVVN. Cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng ít và có xu hướng giảm dần. Như vậy có sự mất cân đối trong xác định kỳ hạn nợ cho vay. Số lượng các DNVVN tăng lên không ngừng. Hơn nữa, nhiều DNVVN mở rộng quy mô hoạt động. Vì vậy, các doanh nghiệp này đều có nhu cầu vốn trung và dài hạn cho việc đầu tư vào tài sản cố định. Nhưng nguồn vốn trung và dài hạn của Ngân hàng lại hạn chế nên ảnh hưởng đến khả năng cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng cần phải tăng cường công tác huy động vốn trung và dài hạn từ các tổ chức kinh tế, các cá nhân thông qua các chương trình huy động với lãi suất ưu đãi và lợi ích đi kèm. Công tác marketing trở nên cực kỳ quan trọng trong tình huống này.
Thời hạn trả nợ đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Kỳ hạn trả nợ phải phù hợp với quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Nếu kỳ hạn trả nợ nhỏ hơn hoặc lớn hơn chu kỳ luân chuyển vốn thì doanh nghiệp sẽ chưa có nguồn để trả hoặc ứ đọng vốn, có thể dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích và có thể gặp rủi ro.
3.2.1.4. Chính sách về quy mô vốn vay và hạn mức tín dụng.
Nhu cầu vốn lưu động của DNVVN rất lớn. Vì nguồn vốn chủ sở hữu thấp, DNVVN chủ yếu huy động từ nguồn tín dụng ngân hàng. Do vậy, ngân
hàng cần quan tâm đến nhu cầu vay vốn của DNVVN cũng như xem xét kỹ khả năng cấp hạn mức. Với các DNVVN thì nhu cầu vốn vay nhiều nhưng số lượng vay lại ít. Ngân hàng nên chia nhỏ nguồn vốn, chốt hạn mức ở một ngưỡng nhất định đối với một khoản vay để đáp ứng được nhiều nhu cầu nhỏ hơn. Chẳng hạn, ngân hàng có thể từ chối một số khoản vay lớn để chia lượng tín dụng đó cho những khoản vay nhỏ hơn. Biện pháp này phù hợp với các DNVVN, tạo điều kiện mở rộng cho vay được nhiều DNVVN hơn.
3.2.1.5. Chính sách về tài sản bảo đảm.
Đây là vấn đề khó khăn nhất khi DNVVN vay vốn. Tài sản đảm bảo chỉ đáp ứng đủ 30% - 40% nhu cầu xin vay do tài sản không đủ giấy tờ cần thiết hoặc bị đánh giá quá thấp so với thực tế hoặc không đủ tài sản đảm bảo. Để đảm bảo lợi ích cho DNVVN, cán bộ tín dụng nên áp dụng linh hoạt khung giá của Nhà nước, có sự điều chỉnh của giá cả thị trường.
Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã ban hành một loạt quy định cụ thể về bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng như Nghị định 85/2002/NĐ- CP về sửa đổi bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay. Nhưng mà việc triển khai xuống thực tiễn không đúng như quy định. Ngân hàng còn e ngại khi cho vay không có tài sản bảo đảm đối với những đối tượng đã quy định rõ trong văn bản. Cán bộ tín dụng có tâm lý lo lắng về các khoản nợ quá hạn, nợ xấu nên thường dùng tài sản bảo đảm là khoản thu nợ cuối cùng.
Năng lực của các DNVVN thường lớn hơn so với tài sản thực tế của họ. Do đó muốn mở rộng cho vay thì Ngân hàng cần áp dụng mạnh dạn hình thức bảo đảm khác nhau. Ngoài hình thức bảo đảm bằng bất động sản hay hàng hoá trong kho, ngân hàng còn có thể áp dụng bảo đảm bằng hợp đồng chi trả của người thứ ba, số dư bù, bảo lãnh, tín chấp… Một số tài sản bảo đảm ngân hàng nên áp dụng như chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đang ngày càng phổ biến và khá an toàn khi làm tài sản thế chấp. Vì giá trị hợp đồng được xác định rõ, Ngân hàng chỉ cần căn cứ vào giá trị hoàn lại của hợp đồng mà không cần định giá lại khi nhận là tài sản thế chấp. Mặt khác, không như các loại tài sản khác, hợp đồng nhân thọ có giá trị tăng theo thời gian và được đảm bảo chi trả bởi công ty bảo hiểm nhân thọ. Vì vậy thủ tục thu hồi nợ khi cần thiết trở nên đơn giản, giảm chi phí và thời gian cho ngân hàng. Việc áp dụng hình thức bảo đảm này tạo nhiều thuận lợi cho cả ngân hàng và DNVVN, nhất là các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng cũng cần chú ý là để đảm bảo an toàn tuyệt đối, ngân hàng nên nhận hợp đồng do công ty bảo hiểm có uy tín và phải kiểm tra tính chính xác của hợp đồng.