Quy trình cho vay của Habubank

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 74 - 77)

2.2.1 .Chính sách cho vay của Habubank đối với DNVVN

2.2.2. Quy trình cho vay của Habubank

2.2.2.1. Về quy trình cho vay của Habubank

Habubank đã có quyết định số 391/2006/HBB-QĐ ngày 27/4/2006 của chủ tịch hội đồng quản trị về quy trình tín dụng với mục tiêu:

- Hệ thống hóa cụ thể các form biểu mẫu Ngân hàng đang áp dụng tại các chi nhánh để sử dụng một biểu mẫu thống nhất.

- Hướng dẫn cán bộ, đặc biệt là cán bộ mới các bước trình tự thực hiện một khoản vay từ khi khách hàng hàng có nhu cầu đến khi khoản vay được thu hồi.

- Xác định các công việc phải làm và các bộ phận có thể tham gia trong việc xử lý một khoản vay.

- Giúp quá trình cho vay diễn ra một cách thống nhất, khoa học, hạn chế phòng ngừa rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.

- Đáp ứng tốt nhất nhu cầu hợp lý của khách hàng trong mối quan hệ với ngân hàng.

Với mục tiêu trên, quy trình tín dụng đó quy định chi tiết và cụ thể về:

- Các bước để thực hiện một khoản vay (thu thập thông tin, đánh giá thông tin, trình phê duyệt, lập hợp đồng, công chứng và đăng kí giao dịch đảm bảo, giải ngân, thu hồi nợ) và những người tham gia vào quy trình (cán bộ tín dụng, cán bộ hỗ trợ, phó hay trưởng phòng tín dụng, phó hay giám đốc chi nhánh, phòng kiểm tra xét duyệt, phó hay tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị).

- Quy định từ các form biểu mẫu của ngân hàng: Đơn xin vay, phương án kinh doanh, biên bản họp hội đồng thành viên, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, kiểm tra tín dụng, xuất, nhập tài sản đảm bảo… Điều này giúp tạo sự thống nhất trong hồ sơ, tạo hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng về tính chuyên nghiệp, giảm thiểu rủi ro trong quá trình tới thẩm định phê duyệt khoản vay.

- Hướng dẫn chi tiết các phương pháp thu thập thông tin khách hàng, phân tích và thẩm định khách hàng… để giúp cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin phục vụ việc đánh giá khách hàng một cách hiệu quả nhất.

- Hướng dẫn các bước để xử lý một khoản vay được coi là có vấn đề và các khoản vay quá hạn tại ngân hàng để có thể thu hồi khoản vay một cách nhanh nhất giảm thiểu chi phí cho ngân hàng.

Như vậy quy trình tín dụng chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của cán bộ tín dụng tại ngân hàng. Nếu cán bộ tín dụng hoạt động đúng trình tự như quy trình tín dụng trên thì rủi ro tín dụng sẽ bị hạn chế.

2.2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của Habubank qua các năm

Năm 2011 qua đi với nhiều biến động và khó khăn, tuy nhiên Habubank vẫn đạt được những chỉ tiêu vượt kế hoạch. Cụ thể:

Tổng tài sản đạt 41.286 tỷ đồng, tăng 8,68% so với năm 2010, tổng huy động đạt 33.579 tỷ đồng, tăng 12,75% so với năm 2010, lợi nhuận trước thuế đạt 310 tỷ đồng, giảm 48,5% so với năm 2010. Nguyên nhân giảm lợi nhuận chủ yếu do các khó khăn của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, lãi suất huy động vốn huy trì ở mức cao, làm thu hẹp biên lợi nhuận cho vay của Ngân hàng, trong khi đó tài sản không sinh lời có xu hướng tăng lên do khách hàng gặp khó khăn, tỷ lệ nợ xấu tăng cao dẫn tới việc Ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro lớn, các nguồn thu từ phí dịch vụ cũng giảm đáng kể. Tổng dư nợ đạt

22.352 tỷ đồng, tăng 19,63% so với năm 2010. Tổng dư nợ tăng nhưng không nhiều. Đây là xu hướng chung của hầu hết các NHTM trong năm vừa qua, đó là do tình hình kinh tế biến động, giá dầu, giá vàng tăng mạnh, mức thay đổi lãi suất liên tục..

Bảng 2.11: Kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm vừa qua

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số cho vay 20.408.811 24.864.883 30.569.888 35.498.154 Doanh số thu nợ 19.313.242 22.024.424 27.734.078 27.915.742 Dư nợ 10.515.947 13.358.406 18.684.558 22.352.405

Vòng quay vốn 1,84 1,65 1,48 1,25

Nợ quá hạn 2,8% 2,24% 2,39% 4,42%

Nguồn: Báo cáo thường niên Habubank qua các năm 2008-2011

Từ bảng tính toán tên ta thấy rằng, tốc độ quay vòng vốn của ngân hàng giảm dần qua các năm, điều đó chứng tỏ nguồn vốn cho vay của ngân hàng quay vòng, luân chuyển không được hiệu quả. Ngân hàng đã sử dụng vốn chưa có hiệu quả, doanh số cho vay tăng, tuy nhiên doanh số thu nợ tăng không tương đương với doanh số cho vay. Vòng quay vốn nhanh có nghĩa là ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời, đầy đủ và ngày càng nhiều nhưng vẫn trên cơ sở đảm bảo có lãi cho ngân hàng. Tuy nhiên, đến năm 2010 và 2011, tỷ lệ này vẫn tiếp tục

giảm so với năm 2008, nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế, dẫn đến

các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ, dẫn đến vòng quay vốn giảm hơn so với các năm trước.

Đồng thời, với những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế mà Ngân hàng đang phải gánh chịu thì tổng nợ xấu của ngân hàng tăng hơn so với năm trước, điều đó phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng là thấp hơn.

Bảng 2.12: Tình hình thu nhập của ngân hàng qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Thu nhập lãi 2.541.248 2.408.016 3.059.322 5.776.111

Chi phí lãi 1.780.422 1.749.422 2.310.698 4.939.280

Thu nhập lãi thuần 760.826 658.594 748.624 836.831

Nguồn:Báo cáo thường niên Habubank qua các năm 2008-2011

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)