Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 112 - 117)

2.2.1 .Chính sách cho vay của Habubank đối với DNVVN

3.3. Một số kiến nghị

3.3.3. Kiến nghị đối với NHNN

NHNN là cơ quan quản lý trực tiếp các NHTM, là cơ quan ban hành các văn bản, nội quy, quy chế hướng dẫn hoạt động của các NHTM. Do đó, để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN ở Habubank, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Ngân hàng nhà nước nên đưa ra những điều kiện, thủ tục, quy trình cho vay cụ thể đối với các DNVVN để phù hợp với đặc điểm, tính chất của loại hình doanh nghiệp này. Bởi vì mỗi loại hình doanh nghiệp có những tính chất

đặc điểm riêng nên không thể áp dụng các quy chế, điều kiện cho vay chung. Cho phép các ngân hàng áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Đối với cho vay không có bảo đảm thực hiện theo Nghị 85/2003/NĐ-CP và điểm 13 mục III Nghị định số 02/2003/ NĐ-CP của chính phủ và các văn bản hướng dẫn của NHNN. Nhưng trong các văn bản về cơ chế cho vay của NHNN cũng cần định hướng rõ, việc cho vay của các NHTM phải dựa trên khả năng tài chính của doanh nghiệp, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh chứ không chỉ dựa vào tài sản thế chấp.

Một trong những khó khăn của DNVVN khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng là tài sản đảm bảo. Để tháo gỡ khó khăn đó, NHNN nên mở rộng phạm vi danh mục tài sản mà doanh nghiệp có thể thế chấp, cầm cố… giúp cho DNVVN dùng tài sản của mình làm bảo đảm khi tiếp cận vốn ngân hàng. Ngoài ra, vấn đề định giá tài sản thế chấp cũng cần được quan tâm, chỉ đảo, giải quyết sao cho giá trị của tài sản thế chấp được xác định một cách phù hợp, sát với giá thị trường. Tránh tình trạng đánh giá quá thấp, hay quá cao sẽ hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng.

Và khi các DNVVN không trả được vốn vay thì các ngân hàng nếu không khai thác được khách hàng thì buộc phải tiến hành xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Nhưng đây cũng chính là khó khăn của hầu hết các NHTM đều gặp phải đó là, giá trị tài sản thế chấp giảm giá trị hay khó bán trên thị trường. Cho nên NHNN nên thành lập ra trung tâm, tổ chức phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, có chuyên môn trong lĩnh vực định giá, đấu giá, đảm bảo cho các tài sản đó là nguồn thu thứ hai chứ không phải là gánh nặng như hiện nay, giúp các ngân hàng thu lại vốn, đảm bảo hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ các NHTM trong việc tìm kiếm, thu thập thông tin, NHNN nên hoàn thiện hệ thống thông tin của mình, mà cụ thể và trước tiên là chấn chỉnh, hoàn thiện hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) từ khâu nhập dữ liệu, cung cấp số liệu, đảm bảo kịp thời, chính xác tin cậy, giúp ngân hàng thẩm định tốt hơn khách hàng.

KẾT LUẬN

Qua hơn 21 năm hoạt động, chất lượng kinh doanh của ngân hàng luôn tăng trưởng ổn định, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, năng lực tài chính của ngân hàng được tăng cường, mạng lưới hoạt động được mở rộng, thương hiệu Habubank ngày càng trở nên quen thuộc và chiếm được lòng tin nơi đông đảo khách hàng, của các nhà đầu tư, các định chế tài chính trong và ngoài nước.

Có được những thành quả đáng khích lệ như trên, cần phải kể đến sự động viên cổ vũ hậu thuẫn vững chắc của các cổ đông, sự chỉ đạo kịp thời và hiệu quả của cơ quan quản lý, tinh thần năng động sáng tạo của ban điều hành và sự tận lực của đội ngũ nhân viên các cấp.

Tuy nhiên, với sự khó khăn chung của nền kinh tế, Habubank cũng không tránh khỏi cuộc khủng hoảng đó đem lại, đến ngày 28/08/2012, Habubank đã chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà nội (SHB), đổi tên thành SHB. Với nỗ lực hoạt động hơn 21 năm, Habubank đã thực sự đóng góp những lợi ích to lớn cho nền kinh tế mà không ai có thể phủ nhận. Và với tên gọi mới, chúng ta sẽ luôn tin tưởng sự đóng góp bền vững của SHB vào nền kinh tế nước nhà, đem lại lợi ích cho khách hàng và cổ đông.

Bao giờ cũng vậy, doanh nghiệp luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trên thực tế, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Với quy mô hoạt động mới, doanh nghiệp luôn cần rất nhiều vốn, trong khi không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tự tài trợ cho nhu cầu vốn của mình thì vay vốn ngân hàng là một giải pháp hữu hiệu. Chính vì vậy, tín dụng ngân hàng đặc biệt quan trọng đối với sự tồn

tại và phát triển của doanh nghiệp.

Qua thời gian công tác tại Habubank, được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn thực tập và các anh chị tại Ngân hàng, em đã hoàn thành nghiên cứu đề tài: “Hoạt động cho vay của DNVVN đối với NHTMCP Nhà Hà Nội”. Đề tài đã tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Đưa ra được lý thuyết về quy trình cho vay doanh nghiệp của NHTM và những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả cho vay doanh nghiệp của NHTM.

- Đề tài đã chỉ ra thực trạng cho vay doanh nghiệp tại Habubank, từ đó đánh giá tình hình cho vay doanh nghiệp trên cơ sở chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.

- Từ những kết quả có được, đề tài đề xuất một số giải pháp cũng như đưa ra kiến nghị đối với ngân hàng và các ban ngành liên quan để cùng hợp tác mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.

Do trình độ còn hạn chế, luận văn tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những chỉ bảo của Quý thầy cô để tác giả có thể hiểu sâu hơn về đề tài mà mình nghiên cứu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên Habubank các năm 2008, 2009, 2010, 2011. 2. Luật doanh nghiệp

3. Luật Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng

4. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng – Học viện Ngân hàng

5. Rose,P. (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội. 6. Phạm Thị Thu Hà chủ biên (2006), Giáo trình ngân hàng thương mại ,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Trần Ngọc Thơ (2006), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN; Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN; Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, Quyết định số 284/2000/QĐ/NHNN.

9. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ (2001), ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV Hà Nội.

10. Phạm Minh Nghĩa (2007), Thực trạng các giải pháp thúc đẩy sự phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong điều kiện VN gia nhập WTO, Luận văn thạc sĩ kinh tế Học viện Chính trị Quốc Gia.

11. Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam, Hợp tác giữa Chính phủ và các tổ chức doanh nghiệp nhằm hỗ trợ DNNVV xây dựng một cơ chế phù hợp cho các hiệp hội doanh nghiệp.

12. Quy trình tín dụng của Habubank.

13. Tạp chí ngân hàng, các số năm 2009, 2010, 2011.

14. Tạp chí thị trường tài chính, các số năm 2009, 2010, 2011. 15. Tổng cục thống kê.

16. Http://www.habubank.com.vn 17. Http://www.sbv.gov.vn 18. Http://www.bsc.com.vn/News/2010/6/14/98395.aspx 19. Http://www.atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/53459/index.aspx 20. Http://fpts.com.vn/vn/tin-tuc/trong-nuoc/tin-kinh-te-tai- chinh/2010/05/3b9c8ddb/ 21. Http://www.tailieu.vn 22. Http://www.tinkinhte.com 23. Http://www.kienthuckinhte.com 24. Http://www.sggp.org.vn/kinhte/2012/4/285015/ 25. Http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=2 073

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)