2.2.1 .Chính sách cho vay của Habubank đối với DNVVN
2.3. Đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
Để có thể thực hiện được những chỉ tiêu đã đề ra trong năm tới, Habubank cần khắc phục được một số hạn chế sau:
Mặc dù Habubank cũng đã mở rộng cho vay đối với DNVVN nhưng dư nợ cho vay, doanh số cho vay vẫn còn chưa thật cao, chưa phát huy được hết thế mạnh của ngân hàng. Trong khi các ngân hàng liên tục phát triển mạnh về mọi mặt trong những năm gần đây với tốc độ nhanh, các DNVVN được hỗ trợ phát triển nên cũng tăng cả về số lượng và chất lượng. Với một thị trường tiềm năng như vậy, Ngân hàng đã tài trợ cho vay được 67,31% trong tổng dư nợ, tuy có vượt mức trung bình ngành một chút nhưng vẫn chưa phát huy được hết khả năng cũng như thế mạnh của ngân hàng . Như vậy, Habubank sử dụng vốn không thực sự hiệu quả và chưa thực sự chú trọng vào đối tượng DNVVN đang khát vốn.
Về việc cho vay các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang rất phát triển thì lại được tài trợ ít hơn. Nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dư nợ cho vay quá ít chỉ chiếm 0,06%. Thị trường Việt Nam đã mở cửa, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia thị trường ngày một nhiều và đang mở rộng thị phần kinh doanh. Vậy mà số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quan hệ tín dụng với Habubank còn rất khiêm tốn.
Về cho vay phân theo lĩnh vực hoạt động, các DNVVN trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ trở thành thị trường chính của Habubank. Còn lĩnh vực công nghiệp vẫn bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức.
Doanh số thu nợ còn thấp, tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên theo thời gian phản ánh chất lượng tín dụng của Habubank chưa được đảm bảo.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Từ phía ngân hàng
nghiệp… cho nên việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN bị giới hạn. Hơn thế nữa, ngân hàng chưa thực sự chú trọng vào đối tượng khách hàng là DNVVN. Do nhiều nguyên nhân từ chính bản thân ngân hàng và cũng từ chính bản thân các DNVVN khiến cho ngân hàng có tâm lý e ngại khi cấp tín dụng cho các DNVVN. Vì các doanh nghiệp này còn 3 vấn đề: thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu chiến lược sản phẩm. Bản thân trình độ, nhận thức của đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng còn bất cập, chưa mạnh dạn cho vay với một đối tượng khách hàng đa dạng và phức tạp như DNVVN trong tình hình hiện nay. Về mặt tâm lý, do đã có những vụ hình sự hoá quan hệ kinh tế giữa ngân hàng và khách hàng như lừa đảo, lạm dụng, chiếm dụng vốn vay nên hiện nay đối với nhiều nhân viên tín dụng tâm lý an toàn đặt cao hơn hiệu quả kinh doanh vì sợ bị nghi vấn là có sự thoả thuận ngầm với doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân trong việc giải quyết cho vay. Tuy vậy, nhưng trong thời gian vừa qua, ngân hàng đã có những hướng đi mới, có cái nhìn tích cực hơn về các DNVVN và đã đưa ra những chiến lược cụ thể trong mở rộng đối tượng cho vay DNVVN, tuy nhiên nợ quá hạn đối với các DNVVN lại có xu hướng tăng. Vì:
Chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng quyết định quan trọng tới nâng cao chất lượng tín dụng, thế nhưng công tác này ở ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Trước hết, do phương pháp điều tra, thu thập xử lý thông tin về khách hàng mà nhân tố chủ quan đó là tinh thần trách nhiệm và trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng: chưa thực sự hiểu rõ khách hàng, tình hình thị trường và ngành kinh tế mà ngân hàng cấp tín dụng. Cán bộ tín dụng đang gặp phải khó khăn trong tìm kiếm thông tin tín dụng: việc thu thập thông tin tín dụng hiện nay manh mún, rời rạc, chưa có bộ phận hỗ trợ thông tin thị trường, chưa đáp ứng được yêu cầu của cán bộ tín dụng. Mặt khác, sự cập nhật về những kiến thức pháp luật chưa tương xứng. Bên cạnh đó, trong công tác thẩm định
chủ yếu dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng chưa đi sâu sát thực tế để tự đánh giá. Ngân hàng dựa vào tính khả thi của dự án hay phương án sản xuất tuy nhiên nếu như cán bộ tín dụng không lường trước những biến động của thị trường nên khi thực hiện sẽ bộc lộ nhiều hạn chế, khi đó ảnh hưởng đến việc thu nợ của ngân hàng.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa có hiệu quả. Khi giải ngân cho khách hàng, công tác kiểm tra chưa thực sự được coi trọng. Việc kiểm tra đôi khi chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ. Cán bộ tín dụng chưa kiểm tra theo sát quá trình vận động của tiền vay. Bởi vậy, không phát hiện kịp thời hoặc không phát hiện việc sử dụng sai mục đích của doanh nghiệp. Khi khoản cho vay có vấn đề chưa có biện pháp để thu hồi vốn hiệu quả.
Mặc dù tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dư nợ của ngân hàng tương đối thấp, trong giới hạn có thể chịu đựng được, nhưng thực tế nó có xu hướng tăng mạnh từ năm 2008 đến năm 2011. Nên ngân hàng cần quan tâm hơn đến nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là đối với DNVVN.
Từ phía doanh nghiệp:
Một là, năng lực lập và trình bày dự án sản xuất kinh doanh của DNVVN chưa tốt. Những bản dự án không được tính toán đầy đủ, rõ ràng các yếu tố vốn, doanh thu dự kiến, công suất thiết kế, chi phí cố định, chi phí biến đổi… sẽ gây mất thời gian, công sức để bổ sung, hoàn thiện, gây khó khăn, cản trở công tác thẩm định, kéo dài thời gian ra quyết định cấp tín dụng. Không những thế, sự chậm trễ không đáng có này có thể làm qua đi cơ hội thị trường, làm giảm hiệu quả của phương án đầu tư ngay khi nó còn đang trong giai đoạn “xây dựng và hoàn thiện”. Chính điều này, gây ra tâm lý e ngại của chi nhánh khi cấp tín dụng và cũng ảnh hưởng tới thời gian cũng như chất lượng công tác thẩm định.
DNVVN hiện còn kém. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập, chưa đủ uy tín, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tình hình tài chính chưa ổn định… chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Năng lực tài chính của hầu hết các DNVVN đều rất yếu, thể hiện ở vốn chủ sở hữu quá nhỏ bé xét cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Cho nên cản trở quá trình vay vốn của các DNVVN. Mặc dù các ngân hàng không còn coi đây là điều kiện tiên quyết khi quyết định cấp tín dụng, nhưng đối với các DNVVN vẫn chưa tạo được uy tín với ngân hàng thì để vay được các DNVVN vẫn phải có tài sản thế chấp đối với ngân hàng khi xin vay. Đây là một rào cản rất lớn đối với các DNVVN khi tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Ba là những yếu kém trong công tác kế toán tại DNVVN. Các DNVVN thường không có điều kiện áp dụng các ứng dụng của công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Thêm vào đó, các DNVVN phần lớn không chấp hành nghiêm túc các quy định của luật pháp về hoạt động kế toán. Do đó, ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm định của ngân hàng. Các cán bộ tín dụng cần có nhiều thời gian hơn để kiểm tra, xác minh thông tin tài chính và tình hình thực tế của các doanh nghiệp nên vô hình chung đã đẩy thời gian thẩm định lên rất nhiều.
Bốn là, do một số DNVVN sử dụng vốn sai mục đích như đã đăng ký với ngân hàng hay không trả nợ ngân hàng khi đến hạn gây ra những khoản nợ quá hạn cho ngân hàng. Điều này đã làm giảm đi sự tín nhiệm của ngân hàng dành cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do năng lực quản lý hạn chế, nên hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng DNVVN không trả được nợ cho ngân hàng. Một số DNVVN khi xây dựng dự án hay phương án kinh doanh mà không dự tính hết đến những biến động của thị trường.
Năm là, khi vay vốn ngân hàng, DNVVN chưa chú trọng tới việc tính toán chu kỳ kinh doanh của mình với thời gian vay, nên cũng có khi, đến hạn
trả ngân hàng mà doanh nghiệp chưa hết chu kỳ kinh doanh, chu kỳ ngân quỹ, có nghĩa là chưa đến thời kỳ thu hồi vốn kinh doanh của mình. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Cho nên khi cho vay, ngân hàng nên xem xét chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp để có thời hạn giải ngân hợp lý, vừa có lợi cho ngân hàng vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh của mình.
Ngoài ra, sự tồn tại của một số doanh nghiệp làm ăn phi pháp, những công ty ma lập ra chỉ để lừa thuế của Nhà nước hoặc lừa đảo chiếm dụng vốn ngân hàng đã gây lên tâm lý e ngại và ấn tượng không tốt đối với các DNVVN. Thực tế đã tồn tại những vụ lừa tiền ngân hàng của các doanh nghiệp tư nhân và điều đó đã tạo những ấn tượng xấu không thể xoá bỏ được đối với nhóm khách hàng này. Để thay đổi hình ảnh của DNVVN trong mắt những cán bộ tín dụng này cấn đến sự nỗ lực của toàn khối DNVVN.
Những nguyên nhân từ môi trường
Quản lý nhà nước về các DNVVN còn lơi lỏng, gây ra tình trạng phát triển tràn lan không kiểm soát được của các loại hình doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, đặc biệt là các DNVVN ngoài quốc doanh. Có những doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh đã chuyển trụ sở hoạt động, không tiến hành sản xuất kinh doanh hoặc tự ý thay đổi các chức năng hoạt động mà không thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, chế độ báo cáo kết quả kinh doanh. Một số doanh nghiệp có biểu hiện làm ăn phi pháp, thậm chí có các hành vi nghiêm trọng gây thất thoát tài sản của Nhà nước như bán hoá đơn tài chính, trốn thuế, buôn lậu…Chính những hành vi này của các doanh nghiệp đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự lành mạnh của môi trường kinh doanh, gây mất lòng tin cho ngân hàng khi cho vay.
DNVVN chưa thật đầy đủ và đồng bộ ở việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định, các thông tư hướng dẫn chưa thống nhất giữa các liên ngành. Các quy chế, quy định, văn bản hướng dẫn thi hành của chi nhánh cũng chưa được quan tâm đến DNVVN.
Những khó khăn liên quan đến quyền sử dụng đất và việc sử dụng quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng của các DNVVN. Các DNVVN phải thế chấp khi vay vốn ngân hàng, nhưng họ thường không có đầy đủ giấy tờ sử dụng đất. Các cơ quan nơi DNVVN có trụ sở làm việc, có thẩm quyền cấp giấy quyền sử dụng đất cho các DNVVN thường gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp vay ngân hàng. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội kinh doanh, mở rộng sản xuất kinh doanh của các DNVVN.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẤT LƢỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI