1.2 Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong
1.2.4. Chủ thể quy trình các bước công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh
trong ngành may mặc.
Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần phải xây dựng cho mình một quy trình chiến lược bài bản, đầy đủ và mang tính khả thi, do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải biết xác định lợi thế cạnh tranh, điểm yếu của doanh nghiệp. Trong đó lợi thế cạnh tranh được xác định ưu tiên là trung tâm để phân tích và xây dựng chiến lược. Lợi thế cạnh tranh có thể là khả năng tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo doanh nghiệp, năng lực lãnh đạo doanh nghiệp, năng lực tài chính, nhân sự, mối quan hệ với các đối tác, hệ thống mạng lưới khách hàng, khả năng thích ứng với môi trường thay đổi. Căn cứ vào nhiệm vụ này, cấp lãnh đạo sẽ định ra các mục tiêu, những mục tiêu này được dẫn dắt bằng kiến thức thực tế và cả môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của doanh nghiệp. Các bước quy trình được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh
Các giai đoạn của quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh:
- Giai đoạn hình thành chiến lược: Lựa chọn sứ mệnh và các mục tiêu chủ yếu; Phân tích môi trường bên ngoài; Phân tích môi trường bên trong; Lựa chọn các chiến lược.
- Giai đoạn thực hiện chiến lược: Thiết kế cấu trúc chiến lược; Thiết kế hệ thống kiểm soát. Việc thực thi chiến lược có thành công hay thất bại không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của chiến lược mà còn phụ thuộc vào khả năng của nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo phải đưa ra các giải pháp về nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, tổ chức quản lý kinh doanh, quản lý sản xuất... nhằm thực hiện được các chiến lược kinh doanh đã thiết lập.
- Giai đoạn đánh giá chiến lược: Xác định mức độ đạt được các mục tiêu chiến lược. Trong quá trình thực hiện chiến lược phải thường xuyên tổ chức
Nhiệm vụ / Sứ mệnh
Mục tiêu
Lập chiến lược Môi trường bên
ngoài
Môi trường bên trong
Đánh giá kết quả Giải pháp thực
kiểm tra xem xét các chiến lược có được tiến hành như kế hoạch hay không. Nếu chiến lược chưa đạt thì ta phải xem xét nguyên nhân từ đâu. Do hoàn cảnh bên ngoài hay do nội bộ doanh nghiệp. Do đó khi lập chiến lược kinh doanh ta cần rà soát kiểm tra tính khả thi của chiến lược để kịp thời điều chỉnh bổ sung những điều không phù hợp và đánh giá lại hiệu quả chiến lược kinh doanh sau một thời gian thực hiện.
Ở mỗi giai đoạn này đều có những công việc khác nhau nhưng chúng có quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau.