4.2 .Các giải pháp thực hiện chiến lược
4.2.9 .Tạo động lực cho người lao động
4.4. xuất, kiến nghị
4.4.1. Với các cơ quan quản lý Nhà nước, bộ ngành, địa phương.
- Để hỗ trợ ngành may mặc phát triển, kiến nghị Chính phủ áp dụng thuế ưu đãi cho xuất khẩu. Chỉ đạo hệ thống ngân hàng không cắt giảm định mức tín dụng đối với các doanh nghiệp may mặc.
- Nhà nước cần ban hành các chính sách ưu đãi trong hoạt động xuất nhập khẩu, (thuế, thanh toán quốc tế,...) tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may phát triển. Nhà nước cần cải cách thủ tục hành chính, góp phần quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Thường xuyên tổ chức hội chợ dệt may, thiết lập mạng lưới xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia, có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác đầu tư và ký kết các hợp đồng xuất khẩu.
- Kiến nghị các cơ quan quản lý khác như Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan và Cục quản lý thị trường cần quyết liệt hơn trong việc xử lý, ngăn chặn và chấm dứt các đơn vị có hành vi chuyển tải bất hợp pháp hàng may mặc, đừng vì lợi ích cục bộ mà làm giảm uy tín hàng may mặc, dễ dẫn đến việc Hoa Kỳ áp đặt thuế chống bán phá giá cho hàng may mặc Việt Nam.
4.4.2. Với Tập đoàn dệt may Việt Nam.
Vai trò của Tập đoàn dệt may Việt Nam được xác định là tăng cường hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp thông qua các giải pháp sau:
Tập đoàn cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, tổ chức lại mô hình hoạt động để thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, giúp liên kết các doanh nghiệp với nhau để mở rộng năng lực sản xuất, là đại diện hữu hiệu để phản ánh nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp tới Chính phủ.
Tập đoàn cũng cần có bộ phận, nhóm tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin về thị trường, về yêu cầu của nhà nhập khẩu, về chính sách nhập khẩu của thị trường nhập khẩu và sự biến động của chính sách nhằm cập nhật kịp thời cho doanh nghiệp, về đối thủ cạnh tranh để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tiếp cận thị trường. Từ đó có chiến lược tổ chức sản xuất và xuất khẩu cho phù hợp.
Phân nhóm doanh nghiệp, đồng thời đề xuất những giải pháp về chuyên môn hoá nhằm giúp những doanh nghiệp có cùng ngành hàng, hoặc ngành hàng hỗ trợ liên kết với nhau thành những nhóm chia sẻ kinh nghiệm tổ chức quản lý, công nghệ, công tác xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường.
Với tư cách đại diện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Tập đoàn dệt may Việt Nam phải làm đầu mối tiếp xúc những tổ chức như Hiệp hội dệt may các nước trong khu vực và các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, những tổ chức dệt may của thế giới. nhằm hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trên tầm vĩ mô, giúp nâng cao công nghệ sản xuất, và công nghệ quản lý của doanh nghiệp. Tập đoàn có thể làm vai trò đầu mối để góp phần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước. Tập đoàn có thể điều phối giá gia công, giá bán sản phẩm đối với các thành viên trong Tập đoàn, tạo sức mạnh chung và đảm bảo không có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành và trong Tập đoàn, tránh sức ép về giá từ khách hàng nước ngoài.
4.4.3. Với Thị xã Sơn Tây.
- Cần quan tâm hơn trong việc đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá, môi trường để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đóng trên địa bàn trong việc giao thương hàng hóa, đảm bảo sản xuất ổn định.
- Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư sản xuất kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành may mặc.
KẾT LUẬN
Để thích ứng với nhiều thách thức thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp là hết sức quan trọng. Đối với Công ty cổ phần may Sơn Hà thời gian qua do chưa xây dựng chiến lược kinh doanh nên Công ty chưa phát huy hết được tiềm lực của mình, trong thời gian tới để phát triển bền vững, tận dụng cơ hội và vượt qua được thách thức thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh là hết sức quan trọng.
Đối với xây dựng chiến lược lược kinh doanh của các doanh nghiệp may cũng gồm các yếu tố tổng thể các sứ mệnh, tầm nhìn, các mục tiêu, các phương án, các giải pháp chiến lược và giữa các kế hoạch chiến lược có sự liên kết, thống nhất với nhau trong đó thì yếu tố thị trường là hết sức quan trọng là nội dung cốt lõi của chiến lược.
Các công ty may tùy theo đặc điểm, điều kiện của mình có thể xây dựng chiến lược kinh doanh khác nhau. Công ty cổ phần may Sơn Hà cũng đã rút ra được nhiều kinh nghiệm để xây dựng hoàn thiện chiến lược kinh doanh của mình.
Công ty cổ phần may Sơn Hà với các thế mạnh của mình: có thị trường truyền thống, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu, công nhân có tay nghề, chất lượng sản phẩm và uy tín ngày càng được nâng cao đã xây dựng chiến lược kinh doanh: Chiến lược mở rộng thị trường thông qua thâm nhập thị trường mới (Mỹ, EU...) và chiếm lĩnh thị trường đang có (Đông âu, miền bắc...)
Kết quả nghiên cứu của luận văn là những đóng góp bước đầu của một cá nhân luôn có tâm huyết với ngành may mặc nói chung và Công ty cổ phầm may Sơn Hà nói riêng. Tuy nhiên, dù đã rất nỗ lực, song vì điều kiện thời gian nên luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Bởi vậy tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn và các bạn đồng nghiệp gần xa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng viêt
1. Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần may Sơn Hà trong các năm 2014; 2015; 2016.
2. Báo kinh tế Châu Thái Bình Dương, “Ngành May mặc Việt Nam; cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Nguồn www.vietnamtextile.org.
3. Thanh Bình, 2009. Việt Nam đứng thứ 113 về môi trường kinh doanh thuậnlợi, Bản tin VNEXPRESS.
4. Trần Kim Dung, 2009. Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê . 5. Nguyễn Thị Liên Diệp, 2005. Quản trị học, NXB thống kê.
6. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần may Sơn Hà .
7. Hà Nam Khánh Giao,2004. Quản trị chiến lược công ty; Nhà xuất bản thống kê năm .
8. Đào Duy Huân và Trần Thanh Mẫn,2006. Quản trị học trong toàn cầu hóa, NXB Thống kê năm .
9. Ngô Kim Thanh,2012. Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
10. Garry D. Smith, Danny R. Arnold, Bobby G. Bizzell (Bùi Văn Đông dịch) (2000), Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.
11. Vũ Ngọc Phùng, Phan Thị Niệm, 1999. Chiến lược kinh doanh, NXB Thống Kê . 12. Nguyễn Tấn Phước, 1999. Quản trị chiến lược & chính sách kinh
doanh, NXB Đồng Nai.
13. Phan Thị Ngọc Thuận, 2005. Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ doanh nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật.
14. Tổng cục thống kê, 1999. Tư liệu kinh tế xã hội 61 tỉnh và thành phố; NXB Thống kê.
15. Văn kiện Đại Hội lần thứ 10 của Đảng cộng sản Việt nam; năm 1991. 16. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc,2005. Phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê.
Tài liệu tiếng anh
17. BenjaminGomesCasseres, 2005. Phương pháp cạnh tranh giành chiến thắng -NXB Văn hóa thông tin .
18. Fred R.David, 2006. Khái luận về quản trị chiến lược; Nhà xuất bản thống kê. 19. Charrles W.L.Hill và Gareth R.Jones (1995), Quản trị chiến lược; Nhà
xuất bản Houghton Miflin Company.
20. Philip Kotler,1997. Quản trị Marketing -Nhà xuất bản thống kê
21. Fred R.David, 2006. Concepts of Strategic Management Khái luận về quản trị Chiến lược.
22. Michael.E. Porter: Chiến lược cạnh tranh- NXB trẻ.
website www.vinatex.com.vn www.s.cafef.vn www.vnexpress.net www.vietbao.vn www.sonhagmt.com.vn www.nld.com.vn www.vov.vn