2.1. Địa điểm, đối tƣợng và quy trình nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Văn phòng trụ sở Công ty cổ phần may Sơn Hà.. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà.
2.1.2. Quy trình nghiên cứu
Bƣớc 1: Tìm hiểu cơ sở lý luận về Chiến lược, chiến lược kinh doanh,
các yếu tố cạnh tranh và các khả năng vận dụng các chiến lược kinh doanh vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực may mặc.
Bƣớc 2: Thu thập thông tin từ các nguồn thông tin tại Công ty cổ phần
may Sơn Hà.
Bƣớc 3: Xử lý số liệu thu thập được.
Bƣớc 4: Phân tích, đánh giá tình hình thực trạng và các yếu tố liên
quan đến chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà dựa trên các số liệu đã thu thập được.
Bƣớc 5: Dự thảo chiến lược cho Công ty.
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu xây dựng chiến lược
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được tác giả nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh, phương pháp nghiên cứu hệ thống dựa trên thu thập và nghiên cứu số liệu. Tài liệu từ một số nguồn thứ cấp có độ tin cậy để phân tích và đưa ra các đánh giá, nhận xét, kết luận và những giải pháp có tính khả thi cao góp phần hình thành chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần may Sơn Hà.
2.2.1 Phương pháp thu thập tình hình số liệu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả có sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà giai đoạn 2018 - 2028.
Dữ liệu sơ cấp: là những dữ liệu chưa được xử lý, được thu thập lần
đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các Dự thảo chiến lược
Thu thập thông tin
Phân tích, đánh giá
Cơ sở lý luận Đề xuất
giải pháp Xử lý thông tin
cuộc điều tra hay thống kê.
Khách hàng của Công ty cổ phần may Sơn Hà tương đối đa dạng, gồm nhiều đối tượng khác nhau và trải nhiều quốc gia. Ngoài ra do điều kiện thời gian có hạn nên khi thực hiện luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp mà không tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua điều tra phỏng vấn.
Dữ liệu thứ cấp: Có nguồn gốc từ số liệu sơ cấp đã được phân tích,
giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn số liệu thứ cấp như: bài báo, tập san chuyên đề, biên bản hội nghị, bài báo khoa học, luận văn, số liệu thống kê.
Các số liệu thứ cấp mà tác giả đã tìm kiếm và thu thập về tình hình phát triển của thị trường hàng may mặc thông qua các bài báo, các tạp chí và cả những nghiên cứu khoa học. Đồng thời tác giả thu thập thông qua các nguồn thông tin tin cậy qua các số liệu đã được công bố của Tập đoàn may mặc Việt Nam và các số liệu báo cáo của Công ty cổ phần may Sơn Hà.
Dữ liệu có thể được thu thập trực tiếp hoặc gián tiếp từ các đối tượng cần nghiên cứu bằng 3 phương pháp sau: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích tổng hợp.
2.2.2. Phương pháp xử lý tình hình số liệu.
a. Phƣơng pháp thống kê mô tả.
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau: tình hình lao động của doanh nghiệp, vốn, công nghệ, mặt hàng.... Có nhiều kỹ thuật thống kê được sử dụng như: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
thông tin liên quan phục vụ cho luận văn thông qua các số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân thể hiện ở các biểu, bảng số liệu, đồ thị và sơ đồ.
Phương pháp thống kê mô tả được cụ thể hóa ở Chương 3. Trong Chương 3 tác giả đã sử dụng số liệu để thống kê về tình hình lao động của Công ty : số lượng lao động, trình độ lao động, giới tính, tính chất công việc, năng suất lao động, tỷ suất lợi nhuận trên lao động. Thống kê về năng lực tài chính: vốn, doanh thu, khả năng thanh toán. Thống kê về năng lực công nghệ, thiết bị.
b. Phƣơng pháp so sánh.
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một số chỉ tiêu kỳ gốc để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của từng chỉ tiêu phân tích. Chỉ tiêu để so sánh thường là: Chỉ tiêu của kỳ này với chỉ tiêu của kỳ trước, năm nay so với năm trước. Điều kiện để so sánh là các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp với các yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối. So sánh tương đối là tỉ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của việc so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để quyết định lựa chọn.
Bài luận văn này tác giả kết hợp cả hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối. Sự kết hợp này sẽ hỗ trợ cho nhau từ đó giúp tác giả vừa có được những chỉ tiêu cụ thể, vừa thấy được mức độ biến động của các đối tượng phân tích.
Phương pháp so sánh được sử dụng ở phần kinh nghiệm. Bài học kinh nghiệm được rút ra qua các chiến lược kinh doanh của các Công ty trong ngành may mặc thì Công ty cổ phần may Sơn Hà đã có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho mình để từ đó xây dựng hoàn thiện chiến lược kinh doanh phù hợp trong môi trường vĩ mô và môi trường vi mô của Công ty.
c. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp phân tích để phục vụ cho việc đánh giá những số liệu thống kê. Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thành công, thất bại, nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà.
Phương pháp phân tích tổng hợp được cụ thể hóa ở Chương 1 và Chương 4. Trong bài luận văn này tác giả sử dụng kết hợp cả hai loại chỉ tiêu định tính và định lượng để phân tích các thông tin, dữ liệu liên quan đến từng nội dung đề cập, nghiên cứu, qua đó nêu ra được những đánh giá, nhận xét và các kết quả với số liệu cụ thể. Sau khi phân tích, so sánh sẽ rút ra các kết luận mang tính khái quát.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN HÀ
3.1. Phân tích về thị trƣờng may mặc( môi trƣờng bên ngoài)
3.1.1. Môi trường vĩ mô
3.1.1.1. Yếu tố kinh tế
Năm 2016, năm đầu cả nước thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hưởng đến kinh tế nước ta, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu và thu ngân sách Nhà nước. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ dấu hiệu khởi sắc của năm 2015, kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu. Rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc, tình trạng hạn hán tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long, bão lũ và sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016. Đồng thời, ban hành hàng loạt các Nghị quyết để chỉ đạo, giải quyết những vấn đề cấp bách, khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái như: Nghị quyết số 19- 2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016- 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về
hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016; các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Với những đổi mới mạnh mẽ và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế - xã hội nước ta năm 2016 đã vượt qua khó khăn, thách thức.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV tăng 6,68%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Cũng trong năm 2016, các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu may mặc với Việt Nam như: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp may mặc bao gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu, đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc, Ân Độ, Indonesia, nhằm thu hút đơn hàng, khách hàng, gây khó khăn cho doanh nghiệp May mặc Việt Nam.
Trong năm 2016, tình hình may mặc thế giới không khả quan. Các quốc gia nhập khẩu may mặc chính là Mỹ, EU, Nhật Bản đều có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa may mặc rất thấp, hoặc suy giảm. Cụ thể, nhập khẩu may mặc của thị trường Mỹ năm 2016 ước đạt 113,8 tỷ USD, giảm 4,84% so với năm 2015; nhập khẩu may mặc của Nhật Bản ước đạt 34,7 tỷ USD, giảm
1,7%; nhập khẩu may mặc của Hàn Quốc ước đạt 13,3 tỷ USD, giảm 4,03%. Riêng thị trường Châu Âu có tín hiệu khả quan hơn với mức tăng trưởng nhập khẩu may mặc là 5,12%, ước đạt 260 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành May mặc Việt Nam năm 2016 ước đạt 28,3 tỷ USD, chỉ tăng 5% so với năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt 11,8 tỷ USD, tăng 5,8%; đi EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 6,3%; đi Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 5,4%, đi Hàn Quốc đạt 2,6 tỷ USD, tăng 5,1%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu may mặc Việt Nam chỉ tăng trưởng một con số trong năm 2016, nhưng xét trong tổng thể toàn cầu cũng như các biến động kinh tế, chính trị lớn tại các thị trường chính thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận. Tuy gặp nhiều khó khăn, song trong năm 2016, Tập đoàn May mặc Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra như: Kết quả sản xuất kinh doanh hợp cộng năm 2016 toàn Tập đoàn (chỉ bao gồm các đơn vị Tập đoàn có vốn), giá trị sản xuất công nghiệp ( theo giá thực tế) ước đạt 38.353 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu ( tính đủ) ước đạt 2.511 triệu USD (tăng 5% so với năm 2015). Kim ngạch nhập khẩu ( tính đủ) ước đạt 1.135 triệu USD (tăng 5% so với năm 2015). Doanh thu hợp cộng toàn Tập đoàn ước đạt 41.337 tỷ đồng (tăng 5% so với năm 2015). Lợi nhuận trước thuế hợp cộng toàn Tập đoàn ( không bao gồm đơn vị phụ thuộc) ước đạt 1.430 tỷ đồng (tăng 9% so với năm 2015). Trong năm 2016, Tập đoàn May mặc Việt Nam đã tạo việc ổn định cho 82.607 người, thu nhập bình quân ước đạt 6,7 triệu đồng/người/tháng, tăng 8% so với năm 2015.
3.1.1.2. Yếu tố công nghệ
Hiện nay, để ngành công nghiệp may mặc đủ mạnh phục vụ chiến lược xuất khẩu, bên cạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến đầu tư công nghệ mới.
doanh nghiệp có mức đầu tư lớn về thiết bị và công nghệ thì việc cung ứng nguyên phụ liệu đã có được một bước chuyển biến tốt, ít nhất là đã đảm bảo được cho việc cung ứng nội bộ. Đặc biệt, qua mỗi lần triển lãm, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam có dịp tiếp cận những qui trình công nghệ mới và ký kết được các nguồn cung ứng nguyên phụ liệu phục vụ cho chiến lược phát triển ngành.
Thị trường thiết bị và công nghệ may mặc của Việt Nam hiện nay đã phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu vào công nghệ may, nên thị trường cho ngành dệt còn tương đối nhỏ. Tuy vậy, với chiến lược phát triển và chủ động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu, trong vài năm tới, thị trường công nghệ và thiết bị ngành dệt sẽ thực sự bùng nổ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội để mua được các loại thiết bị phục vụ cho quá trình đổi mới công nghệ.
3.1.1.3. Yếu tố văn hóa - xã hội - dân số
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có những chuyển biến tiến bộ. Các chỉ tiêu về tuyển sinh, phổ cập giáo dục, tạo việc làm,... Hoạt động dạy nghề và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được chú trọng hơn. Các hội chợ công nghiệp thiết bị và sàn giao dịch công nghệ được tổ chức ở một số nơi, thúc đẩy hình thành thị trường khoa học và công nghệ.
Ngành may mặc chịu ảnh hưởng bởi yếu tố dân số ở mỗi khu vực địa lý khá lớn. Dân số vừa là yếu tố cung cấp nguồn lao động cho doanh nghiệp may mặc, vừa là yếu tố quyết định quy mô nhu cầu hàng may mặc. Đây là nguồn cung cấp lực lượng lao động khá lớn cho các doanh nghiệp may mặc. Thế nhưng, chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành, thiếu lao động