1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà
1.2.4. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
ở các đơn vị hành chính
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập tới hai tiêu chí sau:
1.2.4.1. Hiệu lực quản lý chi thường xuyên NSNN ở các đơn vị hành chính
Hiệu lực của công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN ở các đơn vị hành chính căn cứ vào hiệu lực của các văn bản điều chỉnh công tác này nhƣ:
- Luật ngân sách nhà nƣớc
- Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc.
- Thông tƣ liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc.
- Các quy chế của Uỷ ban Dân tộc nhƣ: Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản công của Cơ quan Ủy ban Dân tộc; Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí đặc thù phục vụ công tác của Uỷ ban Dân tộc; Quy chế làm việc của Uỷ ban Dân tộc,…
1.2.4.2 Hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN ở các đơn vị hành chính
a. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động kinh tế, phản ánh tƣơng quan giữa kết quả đạt đƣợc so với hao phí lao động, vật tƣ, tài chính.
Đánh giá công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN, cần xem xét công tác quản lý đó có làm cho các khoản chi thƣờng xuyên NSNN đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả không?
b. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội nói lên mức độ giải quyết các vấn đề xã hội khi thực hiện việc gì đó.
Công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN thực hiện tốt khi vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa đạt hiệu quả xã hội. Khi các khoản chi tiêu đƣợc thực hiện đúng mục đích, tiết kiệm là cơ sở để thực hiện tiết kiệm kinh phí, bổ sung thu nhập tăng thêm, cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức. Đây cũng chính là hiệu quả xã hội của quản lý chi thƣờng xuyên NSNN.
Đặc biệt với Uỷ ban Dân tộc, hằng năm đƣợc bố trí kinh phí để thăm hỏi, tiếp đón đồng bào dân tộc thiểu số, ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiếu số. Việc quản lý sử dụng nguồn kinh phí này đúng đối tƣợng, mục đích góp phần mang lại hiệu quả xã hội lớn.