Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại Văn phòng Ủy ban Dân tộc (Trang 51 - 92)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.5. Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa

Kết hợp với việc phân tích tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hóa. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Tác giả tổng hợp các lý thuyết liên quan về quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc. Thu thập thông tin về thực tế công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Văn phòng Ủy ban Dân tộc. Tác giả thu thập các thông tin, số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu của đề tài từ các báo cáo, mô hình hoạt động, các qui chế, … kết hợp với thông tin sơ cấp qua trao đổi, tìm hiểu trực tiếp công tác chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Văn phòng Ủy ban Dân tộc.

Qua các số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Văn phòng Ủy ban Dân tộc.

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

THUỘC ỦY BAN DÂN TỘC

3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Văn phòng Uỷ ban Dân tộc

3.1.1. Bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Văn phòng Uỷ ban Dân tộc

Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc trong phạm vi cả nƣớc; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc có Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, các Thứ trƣởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc:

V

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc

(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ Ủy ban Dân tộc) * Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Ủy ban Dân tộc

Ủy ban Dân tộc gồm 13 đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trực thuộc gồm:

1. Vụ Kế hoạch - Tài chính: 2. Vụ Tổ chức cán bộ:

3. Vụ Pháp chế:

BỘ TRƢỞNG CHỦ NHIỆM ỦY BAN

CÁC THỨ TRƢỞNG PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN

Văn phòng điều phối CT 135

Ban quản lý XD cơ bản Ban quản lý dự án điện mặt trời KHỐI Q U N N N ƢỚ C KHỐI Đ Ơ N V Ị SỰ N GH IỆP Vụ Kế hoạch - Tài chính Vụ Tổ chức cán bộ Vụ Pháp chế Vụ Hợp tác quốc tế Thanh tra Văn phòng Uỷ ban

Vụ Tổng hợp Vụ Chính sách dân tộc

Vụ Tuyên truyền Vụ Địa phƣơng I Vụ Địa phƣơng II Vụ Địa phƣơng III Vụ Dân tộc thiểu số

Học viện Dân tộc

Tạp chí Dân tộc

Báo Dân tộc phát triển

Trung tâm thông tin

4. Vụ Hợp tác quốc tế: 5.Thanh tra:

6. Văn phòng Ủy ban 7. Vụ Tổng hợp:

8. Vụ Chính sách dân tộc: 9. Vụ Tuyên truyền:

10. Vụ Dân tộc thiểu số: 11. Vụ Địa phƣơng I: 12. Vụ Địa phƣơng II: 13. Vụ Địa phƣơng III:

Văn phòng Uỷ ban Dân tộc là chủ thể thực hiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Văn phòng Uỷ ban Dân tộc, đứng đầu là Chánh Văn phòng. Là tổ chức thuộc Ủy ban Dân tộc có chức năng tham mƣu tổng hợp về chƣơng trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của UBDT, giúp Bộ trƣởng, Chủ nhiệm tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Ủy ban thực hiện chƣơng trình, kế hoạch công tác của Ủy ban đã đƣợc phê duyệt; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thƣ, lƣu trữ; quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phƣơng tiện, điều kiện làm việc, phục vụ chung cho hoạt động của Ủy ban và công tác quản trị nội bộ.

Văn phòng Ủy ban có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, Chánh văn phòng là chủ tài khoản. Là đơn vị thực hiện toàn bộ hoạt động chi ngân sách nhà nƣớc đảm bảo hoạt động của 13 đơn vị quản lý nhà nƣớc thuộc Uỷ ban Dân tộc phục vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị đƣợc Chính phủ giao cho Uỷ ban Dân tộc, thực hiện công tác kế toán – tài chính theo phân cấp của Ủy ban và quy định của pháp luật. Chánh văn phòng Ủy ban đƣợc ký các văn bản hành chính khi đƣợc thừa lệnh hoặc thừa ủy quyền của Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban.

Để thực hiện quản lý chi kinh phí thƣờng xuyên NSNN, bộ máy quản lý và phân cấp quản lý chi kinh phí thƣờng xuyên cho các đơn vị hành chính thuộc UBDT đƣợc tổ chức theo sơ đồ sau:

Giải thích sơ đồ:

Quan hệ lãnh đạo, chỉ huy

Quan hệ hiệp đồng: Lập dự toán phân bổ lên cấp trên, đối chiếu số dự toán phân cấp cho các đơn vị

Chỉ đạo nghiệp vụ, thông báo dự toán, cấp phát dự toán, kiểm tra quyết toán kinh phí nghiệp vụ công tác kế toán.

Hình 3.2: Bộ máy quản lý chi thƣờng xuyên cho các đơn vị hành chính thuộc Ủy ban Dân tộc

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Vụ Kế hoạch – Tài chính (Vụ KHTC):là đơn vị hành chính của Ủy ban Dân tộc, chịu trách nhiệm trƣớc Lãnh đạo UBDT về việc lập kế hoạch và quản lý mọi nguồn kinh phí đƣợc cấp cho Ủy ban, trong đó có kinh phí ngân sách chi thƣờng xuyên. Hàng năm, căn cứ vào dự toán ngân sách chi thƣờng xuyên đƣợc cấp, căn cứ kế hoạch công việc đƣợc Lãnh đạo Ủy ban giao và nhu cầu kinh phí của các đơn vị lập, Vụ Kế hoạch – Tài chính sẽ thẩm định và phân bổ dự toán theo đầu công việc của các đơn vị.

Phòng Tài chính – Kế hoạch của Vụ Kế hoạch – Tài chính: có nhiệm vụ tổng hợp nhu cầu kinh phí thƣờng xuyên của các đơn vị hành chính trong UBDT và phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị; giám sát công tác hoạt động, nghiệp vụ kế

Ủy ban Dân tộc

Vụ Kế hoạch – Tài chính (Đơn vị dự toán cấp 1) Văn phòng (Đơn vị dự toán cấp 3) Phòng Kế toán – Tài vụ Phòng Tài chính – Kế Toán

Văn PhòngUỷ ban Dân tộc (đơn vị dự toán cấp 3): là đơn vị hành chính của UBDT, chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thƣờng xuyên hàng năm cho các đơn vị hành chính thuộc UBDT. Văn phòng có tài khoản, con dấu riêng, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về mọi thủ tục liên quan đến sử dụng kinh phí đƣợc cấp.

Phòng Kế toán – Tài vụ thuộc Văn Phòng: là bộ phận giúp Văn phòng trực tiếp quản lý và sử dụng nguồn ngân sách chi thƣờng xuyên đƣợc giao, có nhiệm vụ:

+ Lập dự toán kinh phí quản lý hành chính và tổng hợp nhu cầu kinh phí chi thƣờng xuyên của các đơn vị hành chính khác trình lãnh đạo Văn phòng phê duyệt gửi Vụ Kế hoạch – Tài chính.

+ Trực tiếp giao dịch với kho bạc Nhà nƣớc quản lý, thực hiện các thủ tục cấp phát kinh phí chi thƣờng xuyên cho các đơn vị.

+ Thanh quyết toán kinh phí chi thƣờng xuyên của các đơn vị.

+ Quản lý thu, chi ngân sách chi thƣờng xuyên cho các đơn vị hành chính của UBDT. Lập báo cáo tài chính hàng năm.

+ Mở sổ sách ghi chép, thực hiện các nghiệp vụ kế toán để phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời mọi hoạt động thu, chi thƣờng xuyên ngân sách thƣờng xuyên cho các đơn vị quản lý nhà nƣớc của UBDT.

Chức năng của bộ máy quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho các đơn vị hành chính thuộc UBDT đƣợc tóm tắt qua bảng 3.1.

3.1.2. Cơ sở pháp lý của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các đơn vị hành chính tại Văn phòng Ủy ban Dân tộc.

Các khoản mục chi thƣờng xuyên cho các đơn vị hành chính thuộc Ủy ban Dân tộc đều đƣợc thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nƣớc. Do vậy mọi trình tự thủ tục và công tác tổ chức quản lý chi thƣờng xuyên trong các năm 2014, 2015, 2016 đã thực hiện theo Luật NSNN ban hành năm 2002 (Có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 và thay thế Luật NSNN năm 1998) đã có tác dụng lớn thúc đẩy công tác quản lý ngân sách, tài chính tại các đơn vị hành chính của UBDT đi vào nề nếp, đúng nguyên tắc và đáp ứng yêu cầu phục vụ quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc.

Cụ thể hóa các quy định của Luật NSNN đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, Chính phủ đã ban hành “Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005

quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng Biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước”“Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính”. Nghị định đã quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc có tài khoản và con dấu riêng. Nghị định quy định về biên chế và nội dung của các nguồn kinh phí quản lý hành chính đƣợc giao thực hiện chế độ tự chủ và các nguồn kinh phí đƣợc giao nhƣng không thực hiện chế độ tự chủ.

Để quy định chi tiết về nội dung của nguồn kinh phí quản lý hành chính đƣợc giao thực hiện chế độ tự chủ, nội dung của các nguồn kinh phí không giao thực hiện chế độ tự chủ và trình tự thủ tục chi thƣờng xuyên các nguồn kinh phí này, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Thông tƣ này Bãi bỏ các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc tại

Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/1/2006 của Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BTC-BNV ngày 26/6/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV. Thông tƣ liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV hƣớng dẫn cụ thể nguồn cấp kinh phí, nội dung và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đƣợc giao tự chủ và kinh phí đƣợc giao nhƣng không thực hiện chế độ tự chủ. Thông tƣ cũng quy định cụ thể việc lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, hạch toán và quyết toán kinh phí.

Căn cứ vào hƣớng dẫn tại Thông tƣ liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định số 562/QĐ-UBDT ngày 23/12/2014 ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản công của Cơ quan Ủy ban Dân tộc. Quyết định này thay thế Quyết định số 11/QĐ-UBDT ngày 13/01/2011 về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ Cơ quan Ủy ban Dân tộc. Quy chế này quy định cụ

thể nội dung các nguồn kinh phí của cơ quan UBDT, nội dung cụ thể của các khoản chi nằm trong chi thƣờng xuyên cho các đơn vị hành chình của UBDT gồm:

+ Định mức các khoản chi

+ Trình tự, thủ tục chi, thời hạn và thủ tục thanh quyết toán các nguồn kinh phí cho các Vụ, đơn vị.

+ Quản lý và sử dụng tài sản công thuộc UBDT + Sử dụng kinh phí hành chính tiết kiệm đƣợc

Ngoài ra, do đặc thù thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc nên UBDT còn có quy chế riêng đối việc sử dụng nguồn kinh phí đặc thù này: Quyết định số 676/QĐ-UBDT ngày 10/12/2015 của Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí đặc thù phục vụ công tác của Uỷ ban Dân tộc.

3.1.3. Nguồn vốn chi thường xuyên cho các đơn vị hành chính thuộc Ủy ban Dân tộc

Là cơ quan quản lý nhà nƣớc nên các khoản mục chi thƣờng xuyên cho các đơn vị hành chính thuộc UBDT đều đƣợc thực hiện từ nguồn dự toán ngân sách nhà nƣớc đƣợc giao. Công tác quản lý nguồn vốn này phải tuân theo các quy định hiện hành của nhà nƣớc.

Nguồn vốn chi thƣờng xuyên bố trí cho Ủy ban Dân tộc nhiều hay ít sẽ ảnh hƣởng tới công tác thực hiện chi trả nguồn vốn này và yêu cầu với công tác quản lý nguồn vốn này cũng khác nhau.

3.1.4. Quy trình chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các đơn vị hành chính tại Văn phòng Ủy ban Dân tộc

Quy trình chi thƣờng xuyên cho các đơn vị hành chính thuộc UBDT đƣợc thực hiện chi qua Văn phòng Uỷ ban Dân tộc, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách và chế độ kế toán hiện hành, cụ thể nhƣ sau:

- Bƣớc 1: Vụ Kế hoạch – Tài chính: Căn cứ Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định của Bộ Tài chính về việc giao dự toán ngân sách nhà nƣớc đối với Ủy ban Dân tộc, Vụ Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm phân bổ dự toán đối với từng đơn vị dự toán trực thuộc đảm bảo đúng quy định, trong đó có Văn phòng Ủy ban Dân tộc là đơn vị dự toán cấp 3. Quyết định giao dự toán cho các đơn vị dự

toán trực thuộc phải gửi Bộ Tài chính kiểm tra. Sau khi có ý kiến nhất trí của Bộ Tài chính, Vụ Kế hoạch – Tài chính phân bổ dự toán trên hệ thống tabmis đảm bảo chính xác về mặt số liệu, loại khoản, mã nguồn kinh phí, mã chƣơng trình mục tiêu quốc gia, Bộ Tài chính phê duyệt và Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện kiểm soát chi theo dự toán đơn vị đƣợc cấp.

- Bƣớc 2: Văn phòng chỉ đạo Phòng Kế toán – Tài vụ trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chi và quản lý nguồn kinh phí thƣờng xuyên đƣợc giao.

- Bƣớc 3: Phòng Kế toán – Tài vụ trực tiếp làm nhiệm vụ rút tiền mặt ngân sách chi thƣờng xuyên về đơn vị để chi tiền mặt cho các đơn vị hành chính chuyên môn hoặc thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản các khoản chi thƣờng xuyên theo quy định thông qua kho bạc.

- Bƣớc 4: Phòng Kế toán – Tài vụ làm thủ tục thanh quyết toán khi công việc hoàn thành, hết thời gian chỉnh lý quyết toán làm báo cáo quyết toán theo quy định.

3.2. Thực trạng công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cho các đơn vị hành chính tại Văn phòng Ủy ban Dân tộc

3.2.1. Quản lý lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các đơn vị hành chính thuộc Ủy ban Dân tộc

Quản lý theo dự toán là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý chi NSNN. Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính, từ đó xác định các chỉ tiêu thu, chi, dự trữ hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chi kinh phí thƣờng xuyên cho các nhiệm vụ đƣợc giao của đơn vị hành chính thuộc UBDT.

Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại Văn phòng Ủy ban Dân tộc (Trang 51 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)