Hoàn thiện chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại Văn phòng Ủy ban Dân tộc (Trang 98 - 99)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.2. Một số phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi thuờng xuyên

4.2.3. Hoàn thiện chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

các đơn vị hành chính thuộc Ủy ban Dân tộc

Chấp hành nghiêm chỉnh các điều kiện chi ngân sách, các khoản chi kinh phí thƣờng xuyên phải có trong dự toán ngân sách, đúng định mức, đúng chế độ, tiêu chuẩn, có đủ chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ đƣợc ngƣời có thẩm quyền duyệt chi. Những khoản chi mua sắm lớn phải có đủ thủ tục đấu thầu theo quy định, không cấp phát và thanh toán những khoản chi không có trong dự toán hoặc vƣợt quá dự toán, đúng chỉ tiêu kinh phí đƣợc cấp, không ứng chi phí khi chƣa có nguồn. Chấp hành nghiêm chế độ chứng từ hóa đơn, thủ tục chi, thanh toán xong đợt chi tiêu trƣớc mới cấp phát đợt sau, thanh toán đúng nội dung, trung thực, chính xác, kịp thời. Cấp phát và thanh toán chi kinh phí thƣờng xuyên, phải đánh giá và nắm đƣợc hiệu quả chi tiêu.

Trong cấp phát ngân sách, Văn phòng - đơn vị trực tiếp quản lý ngân sách chi thƣờng xuyên phải bám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị và dự toán năm của các đơn vị, tham mƣu, báo cáo Lãnh đạo Ủy ban yêu cầu tất cả các đơn vị hành chính phải lập, trình Lãnh đạo phê duyệt kế hoạch chi tiết cho tất cả các hoạt động ngay từ đầu năm để chủ động trong triển khai công việc ngay từ đầu năm tránh tình trạng khi thực hiện công việc mới lập dự toán chi tiết, công việc để dồn vào cuối năm gây bị động cho bộ phận KTTV của Văn phòng Ủy ban.

Văn phòng là đơn vị đầu mối, giúp Lãnh đạo Uỷ ban điều hành công việc, cần tăng cƣờng trách nhiệm trong việc rà soát kế hoạch công tác của các Vụ, đơn vị trƣớc khi trình Lãnh đạo Uỷ ban phê duyệt, đảm bảo các kế hoạch công tác đƣợc lồng ghép, tránh việc nhiều đoàn công tác cùng đến một địa phƣơng gây lãng phí xăng xe, công tác phí và mất thời gian của địa phƣơng. Từ đó tiết kiệm đƣợc NSNN là nguồn bổ sung thu nhập tăng thêm cho cán bộ.

Tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý chi ngân sách và áp dụng thành công hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại Văn phòng Ủy ban Dân tộc (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)