CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
4.2. Một số phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi thuờng xuyên
4.2.5. Các giải pháp khác
4.2.5.1. Tăng cường kiểm soát chi ngân sách, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong chi thường xuyên.
Kiểm soát chi là một trong những nội dung quan trọng của quá trình quản lý kinh phí thƣờng xuyên nhằm đảm bảo cho quá trình chấp hành ngân sách thực hiện đúng quy định của pháp luật, sử dụng kinh phí đúng nội dung, đúng mục đích, tiết kiệm hiệu quả cao, công tác bảo đảm và quản lý kinh phí thƣờng xuyên đƣợc thực hiện đúng nguyên tắc, chặt chẽ, hạn chế lãng phí, tham ô đáp ứng yêu cầu tài chính cho hoàn thành nhiệm vụ chính trị chung của UBDT.
Tất cả các khoản chi kinh phí thƣờng xuyên phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ trƣớc, trong và sau quá trình cấp phát, chi tiêu, thanh toán, quyết toán. Trong đó việc kiểm soát chi trong khâu cấp phát, thanh quyết toán có vai trò rất quan trọng. chính sách, cơ chế và mức độ tiến hành kiểm soát chi trong giai đoạn này có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng kinh phí thƣờng xuyên, có tác động tích cực đến công tác quản lý tài chính ở Ủy ban.
Trong công tác cấp phát kinh phí thƣờng xuyên, đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí cần nghiên cứu hiểu sâu hơn và thực hiện đúng các điều kiện chi NSNN. Chỉ khi có đủ các điều kiện chi ngân sách mới tiến hành cấp kinh phí, kinh phí đó phải có trong dự toán, trong kế hoạch chi tiêu kinh phí đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, nội dung chi đúng định mức (định mức chi tiết, định mức tổng hợp), đúng chế độ, tiêu chuẩn đã đƣợc ban hành, đƣợc thủ trƣởng đơn vị phê duyệt nội dung chi, những khoản chi mua sắm tài sản, vật tƣ trang thiết bị… tập trung, nội dung chi lớn phải thực hiện quy chế đấu thầu hoặc quy định về thẩm định giá, phải thực hiện chi theo dự toán đã lập.
Hoạt động kiểm soát chi kinh phí thƣờng xuyên phải thực hiện đúng nguyên tắc, yêu cầu đặt ra, để thực hiện tốt nhiệm vụ tăng cƣờng kiểm soát chi, góp phần nâng cao hiệu quả chi kinh phí, cần chú trọng công tác giáo dục bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên tài chính, ngƣời làm công tác quản lý chi phí, nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiệp vụ chuyên môn, phát huy vai trò tham mƣu cấp ủy
Đảng và thủ trƣởng đơn vị là nòng cốt tổ chức thực hiện quản lý ngân sách, quản lý kinh phí thƣờng xuyên.
Kiểm tra là một nội dung, đồng thời là một công cụ rất có hiệu lực của quản lý ngân sách, quản lý kinh phí thƣờng xuyên. Luật NSNN quy định: trong phạm vi quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nƣớc và các đơn vị dự toán ngân sách có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện chế độ thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản của Nhà nƣớc. Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành luật thu, chi và quản lý ngân sách, kinh phí, quản lý tài sản của Nhà nƣớc, của tổ chức cá nhân.
Để thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: các đơn vị phải chủ động rà soát lại các nhu cầu sử dụng kinh phí thƣờng xuyên, đề ra các biện pháp tốt nhất để quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ở đơn vị của mình, bao gồm các biện pháp cụ thể nhƣ sau:
+ Kiên quyết cắt giảm các nhu cầu chi chƣa cần thiết và kém hiệu quả. Đối với các nhu cầu cần thiết phải xác định đƣợc mức độ sử dụng kinh phí, thời gian sử dụng, các bƣớc tiến hành và bàn bạc thống nhất, công khai trong tập thể lãnh đạo và công khai trong các hội nghị mở rộng (Hội nghị chuyên đề về công tác tài chính).
+ Tăng cƣờng quản lý chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định để hạn chế lãng phí, tiêu cực trong sử dụng ngân sách. Để thực hiện giải pháp này, UBDT cần sớm thực hiện tổ chức mua sắm tập trung theo Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định việc mua sắm tài sản nhà nƣớc theo phƣơng thức tập trung và thông tƣ số 35/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn việc mua sắm tài sản nhà nƣớc theo phƣơng thức tập trung. Năm 2016, UBDT đã công bố danh mục mua sắm tài sản nhà nƣớc theo phƣơng thức tập trung (QĐ 403/QĐ-UBDT ngày 25/7/2016 của Bộ trƣởng, Chủ nhiệm UBDT) nhƣng đến cuối năm 2016 vẫn chƣa triển khai, thực hiện đƣợc. Năm 2017, cần nghiên cứu, triển khai phƣơng thức mua sắm tập trung ngay từ đầu năm. Trong quá trình mua sắm cần tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý,
sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập theo Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ.
+ Tuyệt đối không sử dụng nguồn kinh phí đƣợc cấp để tổ chức tham quan nghỉ mát cho cán bộ, công chức trong toàn cơ quan.
+ Tổ chức hội nghị tập huấn phải đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng về nội dung và hình thức tổ chức. Nội dung phổ biến phải đầy đủ ngắn gọn, súc tích. Đại biểu mời dự phải là ngƣời thực sự liên quan đến nội dung cần truyền đạt, hạn chế mời đại biểu cấp trên nếu xét thấy không cần thiết. Không tặng quà lƣu niệm, hoặc tăng phẩm cho các đại biểu. Nghiêm cấm việc kết hợp tổ chức cho các đại biểu đi tham quan nghỉ mát, du lịch.
+ Thực hiện chế độ chi ăn cho hội nghị và tiếp khách đúng chế độ quy định không sử dụng rƣợu bia, trong hội nghị, tiếp khách, mua quà biếu cho đại biểu mời dự. Trƣờng hợp tiếp khách đặc biệt phải đƣợc sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
4.2.5.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là tin học với tốc độ phát triển mạnh mẽ đã có tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực và hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Do vậy việc quản lý tài chính nói chung và quản lý chi thƣờng xuyên cho các đơn vị hành chính nói riêng đòi hỏi có sự đầu tƣ lớn hơn cả về chất xám và năng lực của máy móc, thiết bị.
Công nghệ thông tin những năm qua đã đƣợc ứng dụng rộng rãi và đạt đƣợc nhiều thành tựu trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý kinh phí thƣờng xuyên đang còn hạn chế, chƣa khai thác đƣợc thiết bị, công nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kinh phí thƣờng xuyên cần đi sâu phân tích và cung cấp thông tin phục vụ chỉ huy ở tầm tổng thể, xây dựng hệ thống mạng nội bộ để điều hành ngân sách, quản lý hoạt động chi tiêu sử dụng kinh phí từ cấp dƣới lên đến cấp trên. Trƣớc mắt cần tập trung vào các nội dung chính là:
Nâng cấp, đổi mới hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ thông tin ở các đơn vị quản lý tài chính của UBDT, có lộ trình bồi dƣỡng cán bộ tài chính, quản lý ngân sách, kinh phí ngành; Có trình độ khai thác sử dụng thiết bị công nghệ thông tin phục vụ điều hành quản lý ngân sách, quản lý kinh phí đồng thời chú trọng công tác bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin về kinh phí hoạt động.
Nghiên cứu hoàn thiện các phần mềm ứng dụng tin học vào công tác tài chính để phục vụ tốt cho công tác quản lý tài chính, tài sản trong UBDT. Nghiên cứu vận dụng Luật giao dịch điện tử và các văn bản hƣớng dẫn cho công tác quản lý tài chính, kế toán nhằm tận dụng các ƣu thế của công nghệ thông tin và giao dịch điện tử đảm bảo tính pháp lý và bảo mật qua đó nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí, nhân lực trong quản lý tài chính nói chung và quản lý chi thƣờng xuyên NSNN cho các đơn vị hành chính nói riêng.
Thiết kế chƣơng trình phần mềm theo hƣớng:
+ Chuẩn hóa về dữ liệu, dự toán ngân sách, cấp phát, quyết toán kinh phí nghiệp vụ.
+ Đảm bảo tính năng phân tích và quản lý kinh phí thƣờng xuyên của các đối tƣợng đƣợc cung cấp thông tin.
+ Liên hệ các phần mềm, dữ liệu với nhau, đồng thời có liên thông thống nhất giữa Phòng Kế toán - tài vụ với các đơn vị chức năng có liên quan trong quản lý kinh phí thƣờng xuyên ở UBDT.
4.2.5.3. Thực hiện tốt quy chế dân chủ các nội dung quy định về công khai, minh bạch trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN
Công khai tài chính là nguyên tắc trong quản lý ngân sách, quản lý kinh tế tài chính, đồng thời còn là yêu cầu, là giải pháp quan trọng để thực hiện kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính, qua đó góp phần làm lành mạnh hóa nền tài chính tạo ra sự tin tƣởng trong toàn cơ quan, đơn vị và hạn chế tham nhũng, tiêu cực.
Thực hiện tốt quy chế công khai, dân chủ trong quản lý chi thƣờng xuyên ở UBDT nhằm phát huy sức mạnh của khối đoàn kết nội bộ trong xây dựng chiến lƣợc, sách lƣợc, giải pháp phát triển và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời
ngăn chặn tình trạng chuyên quyền, độc đoán, công tƣ lẫn lộn, vi phạm lợi ích tập thể, quy định của pháp luật về tổ chức bộ máy, phân phối thu nhập, quản lý tài chính. Bởi vậy, trong thời gian tới, UBDT cần làm tốt hơn nữa công tác công khai tài chính, công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc theo quy định tại Quyết định số 115/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành quy định về công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức đƣợc giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc; Thông tƣ số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức đƣợc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ; Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tƣởng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập;…
Đối với công tác giao dự toán ngân sách hàng năm, bên cạnh việc thực hiện nghiêm quy chế công khai tài chính theo quy định của Ủy ban và mở rộng công khai thêm các nội dung nhƣ: công khai cơ sở tính toán phân bổ, định mức phân bổ, phân bổ kinh phí xăng dầu, công tác phí, vật tƣ văn phòng, mua sắm, sửa chữa,…
Thực hiện tốt quy chế công khai, dân chủ trong hoạt động tài chính tại các đơn vị sử dụng kinh phí nhằm đảm bảo các khoản chi kinh phí thƣờng xuyên đƣợc sử dụng một cách hiệu quả là một trong các giải pháp quan trọng, đem lại hiệu quả cao trong công tác phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, tham ô. Tăng cƣờng công tác giáo dục để cán bộ, công chức thực hiện tốt “Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí”, cụ thể hóa bằng những biện pháp nhƣ: Thành lập tổ kiểm tra điện, nƣớc; tự sửa chữa, khắc phục các sự cố nhỏ của ô tô, xe máy, thiết bị viễn thông tin học; rửa xe công và thƣờng xuyên kiểm tra bảo quản, bảo dƣỡng các trang thiết bị, phƣơng tiện ô tô; công khai mức khoán và thƣờng xuyên kiểm tra, thông báo việc sử dụng các nguồn kinh phí nhƣ: thông tin liên lạc, điện, nƣớc, xăng dầu… để các đơn vị chủ động điều tiết trong quản lý, sử dụng phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất trong nguồn kinh phí khoán.
Duy trì thực hiện tốt chế độ công khai, minh bạch tài chính ngay từ khâu lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách hàng năm, sẽ là một trong những yếu tố tích cực, tạo sự chủ động cao trong quá trình quản lý, sử dụng kinh phí thƣờng xuyên có hiệu quả, tiết kiệm ở UBDT trong những năm tới.