Hoàn thiện quy chế và bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại Văn phòng Ủy ban Dân tộc (Trang 94 - 97)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.2. Một số phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi thuờng xuyên

4.2.1. Hoàn thiện quy chế và bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà

nước cho các đơn vị hành chính thuộc Ủy ban Dân tộc

Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế đặc thù, quy trình thủ tục thanh toán. Đặc biệt, Văn phòng Uỷ ban Dân tộc cần tổ chức các cuộc tập huấn hàng năm cho các đơn vị quản lý nhà nhƣớc để hƣớng dẫn các thủ tục thanh toán, giải đáp khó

khăn vƣớng mắc cho các đơn vị và lắng nghe các góp ý để tiếp tục thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính trong quản lý chi NSNN song vẫn tiết kiệm, hiệu quả.

Hoàn thiện bộ máy và đội ngũ nhân lực quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cho các đơn vị hành chính thuộc UBDT cũng là quan điểm cơ bản trong hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cho các đơn vị hành chính thuộc UBDT.

Năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính sẽ quyết định chất lƣợng, hiệu quả công tác hạch toán kế toán và công tác quản lý tài chính. Vì vậy, để góp phần xây dựng nền tài chính lành mạnh, trong sạch, thực hiện chức năng quảng lý nhà nƣớc một cách có hiệu lực và hiệu quả đối với kinh phí thƣờng xuyên, điều cốt yếu là phải đào tạo đội ngũ công chức trực tiếp làm công tác quản lý tài chính có trình độ để đáp ứng đƣợc yêu cầu mới của công tác quản lý.

Cần phải ban hành chế độ chính sách, quy chế quản lý công chức một cách đầy đủ. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ quản lý tài chính là cơ sở để CBCC tự học tập, rèn luyện năng cao năng lực. Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để tăng thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, là nguồn động lực to lớn để CBCC phấn đấu hoàn thành xuất sắc công việc.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức bên cạnh việc đào tạo, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ phải chú trọng bồi dƣỡng thƣờng xuyên về lý luận chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính. Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia quản lý tài chính ở các đơn vị phải đƣợc quan tâm đúng mức hơn. Trƣớc hết cần tổ chức thống kê, tổng hợp và đánh giá trình độ năng lực một cách đầy đủ có kế hoạch, sắp xếp lại và tổ chức đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ nhằm đảm bảo cho đội ngũ cán bộ tài chính ở các đơn vị quản lý tài chính có đầy đủ khả năng quản lý tốt tài chính. Có kế hoạch đào tạo cụ thể hàng năm, có thể đào tạo tại chỗ hoặc đào tạo tập trung và sau đó phải có kế hoạch kiểm tra năng lực, trình độ của cán bộ, công chức đƣợc cử đi đào tạo để tránh tình trạng đội ngũ nhân lực đƣợc đào tạo không nhận thức rõ

quyền lợi cũng nhƣ trách nhiệm của mình khi đƣợc tổ chức cho đi đào tạo và đào tạo mang tính chất đối phó.

Để nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức phát huy đƣợc sức mạnh tập thể của đơn vị mình thì trƣớc hết thủ trƣởng đơn vị đó phải là ngƣời đi đầu gƣơng mẫu nhất và chịu trách nhiệm giáo dục, nhắc nhở đôn đốc cán bộ, công chức dƣới quyền phải rèn luyện và nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với mọi hoạt động của đơn vị mình. Mỗi cán bộ, công chức ở cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí thƣờng xuyên cần phải:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ tiêu chuẩn, định mức do Nhà nƣớc quy định và thƣờng xuyên phổ biến, hƣớng dẫn, kiểm tra công tác bảo đảm, tổ chức chi tiêu kinh phí thƣờng xuyên tại các đơn vị trực thuộc nhằm hạn chế việc chi sai nội dung ngân sách đƣợc cấp.

+ Chấp hành tốt các quy định về quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật (nhƣ chế độ chi tiêu hội nghị phải đúng quy định, lồng ghép các chƣơng trình để hội nghị thực sự đúng ý nghĩa của nó, thực hiện chế độ chi tiếp khách, chi mua sắm, chi sửa chữa thƣờng xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định phải thực hiện đúng theo các quy định hiện hành), đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh Luật kế toán.

Nâng cao chất lƣợng bộ máy quản lý chi kinh phí thƣờng xuyên đƣợc thực hiện thông qua một số nội dung cụ thể sau:

+ Tăng cƣờng trách nhiệm, quyền hạn của chủ tài khoản các đơn vị trực tiếp quản lý chi kinh phí thƣờng xuyên.

+ Thực tế công tác tổ chức, quản lý và điều hành chi kinh phí thƣờng xuyên tại các đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách để phục vụ công tác chuyên môn thật tốt, phấn đấu hoàn thành mọi công việc do cấp trên giao phó là công việc cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong việc phân công công việc, tổ chức chi kinh phí thƣờng xuyên sao cho có hiệu quả, đòi hỏi ngƣời chủ tài khoản đơn vị phải điều hành rất linh hoạt giữa công tác bảo đảm, công việc đƣợc giao và trách nhiệm của ngƣời trực tiếp chi tiêu kinh phí thƣờng xuyên, trách nhiệm của chỉ huy đơn vị

trong công việc giám sát hiệu quả chi tiêu kinh phí và thanh quyết toán, phải sắp xếp thứ tự các nhu cầu chi và thủ trƣởng các đơn vị phải kiên quyết cắt giảm hoặc không chi những khoản chƣa thực sự cần thiết cấp bách.

Tăng cƣờng mối quan hệ giữa lãnh đạo chỉ huy, giữa các đơn vị với nhau để cập nhật đầy đủ các thông tin, những khó khăn phát sinh quá trình chi tiêu kinh phí thƣờng xuyên và có biện pháp phối hợp giải quyết kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại Văn phòng Ủy ban Dân tộc (Trang 94 - 97)