CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình nghiên cứu luận văn
Luận văn là một công trình nghiên cứu, thể hiện kiến thức tổng hợp mà học viên lĩnh hội, tiếp thu trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trƣờng. Trong luận văn, học viên phải vận dụng phƣơng pháp luận khoa học để thể hiện kiến thức tổng hợp, kỹ năng nghiên cứu độc lập, kỹ năng phân tích, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, kỹ năng dùng thực tiễn để kiểm chứng lý thuyết, kỹ năng viết và trình bày. Quy trình nghiên cứu luận văn của học viên bao gồm các bƣớc sau đây:
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu luận văn
(Nguồn: tác giả tự sưu tầm xây dựng)
2.1.1. Bƣớc 1: Xác định vấn đề
Một vấn đề nghiên cứu nói chung là đề cập đến những khó khăn mà ngƣời nghiên cứu phải trải qua về mặt lý thuyết lẫn thực tế. Vì vậy đòi hỏi
ngƣời nghiên cứu phải tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề đó và phải tìm ra cách để đạt đƣợc mục tiêu tối ƣu trong môi trƣờng của vấn đề đó. Sau khi đã xác định đƣợc vấn đề nghiên cứu, sẽ phát triển thành đề tài nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết một vấn đề nghiên cứu, cần có mục đích nghiên cứu rõ ràng, thể hiện qua câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một phần giới hạn của nghiên cứu liên quan đến đối tƣợng khảo sát và nội dung nghiên cứu. Xác định phạm vi nghiên cứu là xác định giới hạn về không gian của đối tƣợng khảo sát, giới hạn quỹ thời gian để tiến hành nghiên cứu và giới hạn quy mô nghiên cứu đƣợc xử lý. Xác định đƣợc phạm vi nghiên cứu của đề tài giúp cho việc nghiên cứu đi đúng hƣớng, không lệch trọng tâm.
2.1.2. Bƣớc 2: Xác định khung đề cƣơng, thu thập tài liệu
2.1.2.1. Xác định khung đề cương
Khi tiến hành nghiên cứu một đề tài thì một thao tác rất quan trọng là phải xây dựng một đề cƣơng nghiên cứu. Đề cƣơng nghiên cứu là văn bản dự kiến các bƣớc đi và nội dung của công trình và các bƣớc tiến hành. Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu là một bƣớc rất quan trọng, nó giúp cho ngƣời nghiên cứu giành đƣợc thế chủ động trong quá trình nghiên cứu. Có đề cƣơng mới sắp xếp đƣợc kế hoạch chi tiết cho hoạt động nghiên cứu. Đề cƣơng và kế hoạch tuy hai văn bản này có nhiều điểm tƣơng tự nhƣng thật ra về tính chất là khác nhau, kế hoạch chỉ vạch ra diễn biến, trình tự các hoạt động, còn đề cƣơng đi vào các nội dung của việc nghiên cứu. Các nội dung nghiên cứu phải đƣợc trình bày rõ ràng, đầy đủ trong một đề cƣơng.
Một đề cƣơng nghiên cứu có mục đích cơ bản là nhằm thuyết phục ngƣời đọc rằng, tác giả có một đề xuất nghiên cứu đáng giá và có một kế hoạch bài bản để đảm bảo hoàn thành nghiên cứu. Do vậy, một đề cƣơng nghiên cứu cần bao gồm các yếu tố cần thiết để ngƣời đọc có thể đánh giá đề
xuất nghiên cứu đƣợc trình bày. Đề cƣơng nghiên cứu cũng chính là bố cục của luận văn, bao gồm các chƣơng, mục phản ánh đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu từ đầu đến cuối một cách logic. Dựa theo dàn ý, ngƣời nghiên cứu thu thập tài liệu và xử lý các dữ liệu thu đƣợc (qua điều tra, quan sát, thực nghiệm) để hình thành nội dung của báo cáo.
2.1.2.2. Thu thập tài liệu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho việcxây dựng luận văn. Đây là nguồn kiến thức quí giá đƣợc tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Vì vậy, mục đích của việc thu thập và nghiên cứu tài liệu nhằm:
- Giúp cho ngƣời nghiên cứu nắm đƣợc phƣơng pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trƣớc đây.
- Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.
- Giúp ngƣời nghiên cứu có phƣơng pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn.
- Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu.
- Tránh trùng lặp với các nghiên cứu trƣớc đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và tài chính.
- Giúp ngƣời nghiên cứu xây dựng luận cứ, đề xuất giải pháp và hoàn thiện nội dung đề tài nghiên cứu của mình.
2.1.3. Bƣớc 3: Khảo sát dữ liệu thực tế
Sau khi xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu và thu thập các tài liệu, bƣớc tiếp theo trong tiến trình nghiên cứu là xác định loại dữ liệu nào cần thu thập và quyết định xem có thể thu thập các dữ liệu đó bằng phƣơng pháp nào.
Dữ liệu trong nghiên cứu có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, nguồn thu thập dữ liệu trong đề tài nghiên cứu này là:
- Dữ liệu sơ cấp: Các dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập trực tiếp từ đối tƣợng nghiên cứu, giúp ngƣời nghiên cứu đi sâu vào đối tƣợng nghiên cứu, phát hiện các quan hệ trong đối tƣợng nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập trực tiếp nên độ chính xác khá cao, đảm bảo tính cập nhật nhƣng lại mất thời gian và tốn kém chi phí để thu thập. Dữ liệu sơ cấp trong luận văn này dự kiến phƣơng pháp nhƣ sau:
+ Phỏng vấn chuyên sâu: Phỏng vấn chuyên sâu là kỹ thuật phỏng vấn cá nhân, trực tiếp và không chính thức. Trong phƣơng pháp phỏng vấn này ngƣời trả lời đƣợc hỏi về các khía cạnh liên quan tới chủ đề nghiên cứu dƣới sự điều khiển của ngƣời phỏng vấn. Mục đích chính phỏng vấn là nghiên cứu thăm dò để nắm đƣợc mọi hiểu biết sâu hơn bên trong vấn đề cần nghiên cứu.
+ Phƣơng pháp chuyên gia: Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề cần nghiên cứu.Thực chất đây là phƣơng pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề để tìm ra giải pháp tối ƣu cho vấn đề đó.
- Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu đƣợc sƣu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập.
2.1.4. Bƣớc 4: Hoàn thiện bản dự thảo đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu đã đƣợc đề xuất, khung đề cƣơng đã đƣợc xác định, các tài liệu thu thập, khảo sát dữ liệu thực tế tại đơn vị và các nội dung lý thuyết về chiến lƣợc, học viên hoàn thiện bản dự thảo đề tài nghiên cứu là “Chiến lƣợc phát triển Công ty Truyền tải điện 4 đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2035”.
Viết báo cáo tổng kết đề tài phải tiến hành nhiều lần:
– Viết bản dự thảo theo đề cƣơng chi tiết trên cơ sở tổng hợp các tài liệu, tƣ liệu, số liệu thu đƣợc và đã đƣợc xử lý.
– Sửa chữa bản dự thảo theo sự góp ý của ngƣời hƣớng dẫn và các chuyên gia.
– Viết hoàn chỉnh luận văn, đồng thời viết tóm tắt các nội dung luận văn đó.