CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Các biện pháp tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện nhằm thu hút FDI vào các KCN
3.2.1. Nhóm yếu tố khung chính sách FDI
3.2.1.1. Những quy định liên quan đến thành lập và hoạt động của doanh nghiệp FDI
Theo đánh giá của cuộc khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VCCI và VNCI- Bảng xếp hạng chỉ số PCI, Bắc Ninh đƣợc đánh giá là một trong những địa phƣơng có chỉ số PCI cao và liên tục tăng trong bảng xếp hàng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Năm 2007 đứng thứ 20 trong bảng xếp hạng, năm 2008 đứng thứ 16, năm 2009 đứng thứ 10, năm 2010 đứng thứ 6 và năm 2011 đã vƣợt các tỉnh lên đứng thứ 2. Đây là một kết quả rất đáng mừng của tỉnh Bắc Ninh vì nó thể hiện sự cố gắng của tỉnh Bắc Ninh trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động thu hút FDI so với các tỉnh khác.
Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2007 – 2011 của tỉnh Bắc Ninh. Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành
2007 58,96 20 Khá
2008 59,57 16 Khá
2009 65,70 10 Tốt
2010 64,48 6 Tốt
2011 67,27 2 Rất tốt
Nguồn: PCI chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam
Với chỉ số trên Bắc Ninh đi đầu trong cả nƣớc trong công tác cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa và tiến độ nhanh trong thành lập doanh nghiệp: chi phí gia nhập thị trƣờng, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch trong tiếp cận thông tin, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nƣớc, chi phí không chính thức, tính năng động và tiên phong trong lãnh đạo tỉnh.
Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh đã hợp tác với Tập đoàn tài chính quốc tế triển khai điều tra, khảo sát, thiết kế các mô hình cải cách về đăng ký kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục đầu tƣ, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao chỉ số PCI; Chủ trì việc phân tích, đánh giá về chỉ số PCI trong mối quan hệ tƣơng quan với các tỉnh trong khu vực và các tỉnh dẫn đầu để thấy rõ các điểm nổi bật và yếu kém; đề xuất các biện pháp khắc phục, bổ sung. Trong công tác chuyên môn, Ban quản lý các
KCN đã thực hiện nhiều công việc thúc đẩy cải thiện môi trƣờng kinh doanh, tập trung các biện pháp nâng điểm các chỉ số thành phần của PCI thông qua việc thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”.
Đối với hoạt động đăng ký kinh doanh, đăng ký thành lập doanh nghiệp đƣợc thực hiện công khai, minh bạch. Từ đó giảm thời gian gia nhập thị trƣờng từ bình quân 30 ngày (cá biệt có trƣờng hợp 50 ngày) cho 3 thủ tục: đăng ký kinh doanh, khắc dấu, mã số thuế xuống còn tối đa 7 ngày; giảm số lần đi lại trong thành lập doanh nghiệp từ 13 lần xuống 3 lần. Thực tế cho thấy, mô hình “một cửa liên thông” đã làm tăng số lƣợng doanh nghiệp và số vốn đăng ký so với năm trƣớc, tạo ra tác động kép đến 3 chỉ số thành phần: chi phí thời gian, chi phí không chính thức, nâng cao tính minh bạch. Phối hợp rà soát, giúp đỡ các đơn vị sự nghiệp công có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cƣờng kết nối với doanh nghiệp; nâng cao chất lƣợng, khuyến khích triển khai thực hiện các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đã hoàn tất việc xây dựng và đƣa vào hoạt động Cổng thông tin Doanh nghiệp và đầu tƣ Bắc Ninh nhằm cung cấp những thông tin mới nhất về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình doanh nghiệp đến các đối tƣợng quan tâm, giúp ích việc phát triển doanh nghiệp.
Đơn vị: điểm
Biểu đồ 3.7: So sánh một số chỉ tiêu về chi phí thành lập và hoạt động của doanh nghiệp giữa Bắc Ninh và một số tỉnh trong vùng
3.2.1.2. Chính sách thuế
Bao gồm các loại thuế: Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận. Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh luôn thực thi đúng, minh bạch, hiệu quả các chính sách của Đảng và nhà nƣớc về thu hút FDI. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cũng luôn chủ động cải cách chính sách thuế theo hƣớng thuận lợi và hấp dẫn để tăng hiệu quả thu hút FDI.
- Miễn thuế vốn: Không thu thuế trên các khoản chuyển nhƣợng hay phần kiếm đƣợc từ cổ phiếu.
- Miễn giảm thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp: Trong một thời gian các nhà đầu tƣ đƣợc hƣởng ƣu đãi miễn thuế tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng doanh thu, làm ăn có lợi nhuận.
- Miễn giảm các loại thuế thu nhập khác: Cho phép các nhà đầu tƣ không phải nộp các khoản thuế địa phƣơng nhƣ thuế doanh thu, lợi tức. Ngành đƣợc miễn giảm có thể là ngành định hƣớng xuất khẩu, hay ngành thu về nhiều ngoại tệ cho đất nƣớc. - Miễn giảm thuế hàng tƣ liệu sản xuất nhập khẩu (vốn): Không thu thuế nhập khẩu tƣ liệu sản xuất (bao gồm máy móc và các linh kiện, phụ tùng thay thế, nguyên nhiên vật liệu) phục vụ các ngành khuyến khích nhƣ ngành hƣớng vào xuất khẩu, hay các ngành thực hiện chiến lƣợc hoá công nghiệp đất nƣớc, các dự án khuyến khích đầu tƣ.
- Miễn thuế bản quyền: Việc miễn thuế bản quyền nhằm khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển giao công nghệ vào nƣớc sở tại.
- Miễn các loại thuế và chi phí khác: Các loại thuế và chi phí khác đựơc miễn bao gồm nhiều dạng nhƣ thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia kỹ thuật nƣớc ngoài làm việc trong các khu vực đƣợc ƣu tiên; các khoản thuế doanh thu hay các mức thuế đặc biệt khi mới khởi sự kinh doanh…Việc ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần cũng là một khuyến khích đối với các nhà đầu tƣ bởi vì nó miễn trừ việc nộp thuế thu nhập cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Trong một số dự án khuyến khích đầu tƣ, các nhà đầu tƣ còn đƣợc hƣởng ƣu đãi về giá cho thuê đất và các chi phí khác trong quá trình triển khai và vận hành dự án.