Các yếu tố bên ngoài công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược phát triển của công ty cổ phần cầu đường long biên (Trang 58 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng và thực thi chiến

3.1.1. Các yếu tố bên ngoài công ty

3.1.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô

Để phân tích môi trƣờng vĩ mô ảnh hƣởng thế nào tới chiến lƣợc phát triển của Công ty Cổ phần Cầu đƣờng Long Biên, phân tích PEST đƣợc sử dụng.

Môi trƣờng thể chế - luật pháp:

Môi trƣờng chính trị ổn định, các chính sách của Chính phủ ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn để các doanh nghiệp chủ động hoạt động, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh doanh.

Luật Doanh nghiệp đã đƣợc sửa đổi (2014) theo hƣớng doanh nghiệp có quyền tự chủ hơn trƣớc. Môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp ngày càng đƣợc thông thoáng và tạo điều kiện hơn thể hiện qua chính sách thuế mới, giảm thuế đối với các doanh nghiệp và thủ tục thuận lợi hơn.

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị thƣờng, giải quyết nợ xấu.

Luật Đấu thầu sửa đổi 2014 đƣợc áp dụng từ 01/7/2014 góp phần hoàn thiện chính sách về đấu thầu sử dụng vốn Nhà nƣớc, đảm bảo tốt sự cạnh tranh và minh bạch trong đấu thầu.

Chi tiêu ngân sách Nhà nƣớc ngày càng đƣợc siết chặt, để thực hiện đƣợc thu chi ngân sách Nhà nƣớc do Quốc hội giao ngày 12/11/2013, nhiều giải pháp kiểm soát chặt chẽ sẽ đƣợc thực hiện bao gồm: bố trí nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN cho đến các dự án trọng điểm, quan trọng; ƣu tiên cho những dự án, công trình đã hoàn thành và đã bàn giao đƣa vào sử dụng trƣớc năm 2013 nhƣng chƣa đủ vốn, thanh toán nợ XDCB; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014...Chi ngân sách nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản có xu hƣớng giảm dần.

Môi trƣờng kinh tế:

Tình hình kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến tích cực. Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trƣởng kinh tế trên toàn cầu cơ bản đang trên đà phục hồi. Kinh tế Châu Âu vẫn phải đối mặt với thách thức nhƣ thất nghiệp, nợ công và nguy cơ lạm phát.

Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam có những dấu hiệu tốt lên. Năm 2009 tốc độ tăng GDP là 5,4%, năm 2010 là 6,42%, 2011 là 6,24%, năm 2012 tốc độ tăng trƣởng GDP giảm xuống 5,25% do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Nền kinh tế dần phục hồi với tốc độ tăng GDP năm 2013 là 5,42%, năm

2014 là 5,98%, năm 2015 là 6,68%. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm dần. Nếu năm 2011 là 18,58% thì năm 2012 là 9,21%, năm 2013 là 6,6%. GDP bình quân đầu ngƣời (tính bằng USD) đang không ngừng tăng. Năm 2009, GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam là 1160USD, năm 2010 là 1273USD, năm 2011 là 1517USD, năm 2012 là 1749USD, năm 2013 là 1908USD.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục bất ổn, sản xuất trong nƣớc vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, mức tăng trƣởng trên đã thể hiện sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trƣởng, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng.

Lãi suất ngân hàng có xu hƣớng giảm và dần ổn định, giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện vay vốn nhằm duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Kinh tế Việt Nam đang trên đƣờng hội nhập, việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP); Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu; cộng đồng kinh tế ASEAN....hy vọng sẽ tạo ra những cơ hội mới cho kinh tế Việt Nam.

Việt Nam đã gia nhập WTO và ký kết nhiều hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng, đa phƣơng, đây là điều kiện để các doanh nghiệp nƣớc ngoài (bao gồm doanh nghiệp xây dựng) ngày càng thâm nhập sâu vào thị trƣờng Việt Nam. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài với công nghệ tiên tiến và tiềm lực tài chính mạnh hoàn toàn có thể trúng thầu các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông. Do đó việc cạnh tranh với các Nhà thầu nƣớc ngoài ngày càng rõ nét, các doanh nghiệp trong nƣớc cần phải sớm tiếp cận và hình thành tƣ duy cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.

Những nét tinh hoa của văn hóa dân tộc Việt Nam tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển; và bƣớc đầu hình thành những nét văn hóa của nền kinh tế thị trƣờng ở cả mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực là ý thức chấp nhận rủi ro, quan tâm nhiều hơn đến những lợi ích trong dài hạn, quan tâm hơn đến tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng... Những mặt tiêu cực cũng đã xuất hiện và phát huy tác dụng: những nét văn hóa không phù hợp từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam trong quá trình hội nhập; sự lỏng lẻo dần của những quan hệ cộng đồng có tính tích cực do sự lấn át dần của những động lực từ lợi ích cá nhân, tâm lý ƣa dùng hàng ngoại...

Rõ ràng là, những biến động về văn hóa xã hội đã, đang và sẽ tạo ra các cơ hội cũng nhƣ những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Công ty Cổ phần Cầu đƣờng Long Biên

Dân số có xu hƣớng trẻ hóa, ngƣời dân trong độ tuổi lao động tăng, tốc độ tăng trƣởng nhanh với số lƣợng dân số năm 2014 là 90 triệu dân và dự kiến năm 2015 sẽ đạt 91,3 triệu dân. Điều này tạo thuận lợi cho nguồn lao động của các công ty xây dựng công trình giao thông (chủ yếu là lao động trẻ).

Môi trƣờng Khoa học công nghệ:

Toàn cầu hóa đang là một tiến trình hiện hữu, khách quan, và có tác động ngày càng quyết định tới sự phát triển của mọi quốc gia. Điểm nổi bật đầu tiên của toàn cầu hóa là sự định hình nền kinh tế tri thức, mà trọng tâm là bƣớc ngoặt mới của sự phát triển khoa học công nghệ và vai trò của chúng trong đời sống. Nền kinh tế tri thức đang định hình ngày càng rõ nét hơn, với những dấu hiệu đánh dấu sự phân biệt rõ rệt vai trò của tri thức đối với sản xuất của thời đại ngày nay so với trƣớc kia. Những dấu hiệu ấy là:

- Sự sáng tạo (sản xuất) ra tri thức diễn ra với tốc độ nhanh, quy mô lớn. - Việc sử dụng kiến thức khoa học - công nghệ vào sản xuất trở thành nhu cầu thƣờng nhật của xã hội.

- Việc xử lý, chuyển giao kiến thức và thông tin diễn ra hết sức nhanh chóng, rộng khắp, nhờ vào sự phát triển vƣợt bậc của hệ thống công cụ hiện đại, trong đó công nghệ thông tin có vai trò quyết định.

Tại Việt Nam, các bộ, ngành cũng đã có chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ đối với lĩnh vực phụ trách.

Có thể nói, máy móc thiết bị công nghệ trong ngành xây dựng hiện nay phát triển rất mạnh mẽ, ngày càng nhiều thiết bị hiện đại đáp ứng trình độ công nghệ cao. Chính vì vậy, nếu Công ty có phƣơng án đầu tƣ bài bản, tận dụng cơ hội đi đầu trong đổi mới công nghệ thi công thì sẽ chiếm lợi thế hơn trong việc nâng cao chất lƣợng, năng suất, đảm bảo hạ thấp giá thành và tiến độ thực hiện.

Vấn đề môi trƣờng:

Vấn đề môi trƣờng và an toàn xây dựng đang ngày càng đƣợc thắt chặt, Việt Nam và các doanh nghiệp sẽ ngày càng phải tuân thủ chính sách về môi trƣờng khi hội nhập quốc tế và thực hiện cam kết đối với các nhà tài trợ.

3.1.1.2. Phân tích môi trường vi mô

Trong những năm 2008 - 2011 thị trƣờng xây dựng Việt Nam ở vào trạng thái trì trệ do những khó khăn trong nƣớc và quốc tế liên quan đến khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trong những năm gần đây, thị trƣờng này đang có xu hƣớng phục hồi; Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 8/6/2012 của Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TƢ ngày 16/01/2012 nêu rõ “xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020”. Thực tế hiện nay hạ tầng giao thông đã hình thành nhƣng chƣa mạnh và chƣa đồng bộ. Do đó nhu cầu phát triển hạ tầng các khu kinh tế, công nghiệp, giao thông, đô thị… đang gia tăng nhanh.

Phân tích môi trƣờng cạnh tranh ngành

Phân tích các thế lực cạnh tranh trong môi trƣờng cạnh tranh ngành để nhận diện ra các cơ hội và thách thức của Công ty. Tác giả vận dụng mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.PORTER để phân tích cụ thể các thế lực cạnh tranh mà Công ty Cổ phần Cầu đƣờng Long Biên gặp phải trong ngành.

- Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc về quy mô và tiềm lực. Các doanh nghiệp nhà nƣớc từng bƣớc đƣợc cổ phần hóa đã không ngừng đổi mới về nhân lực, công nghệ, phƣơng thức huy động tài chính và dần tiếp cận với phƣơng thức quản lý điều hành tiên tiến của thế giới. Theo lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong lĩnh vực đầu tƣ, xây dựng công trình giao thông là một chất xúc tác kích thích sự gia nhập ngành của các công ty trong nƣớc và ngoài nƣớc khác.

- Sức ép của nhà cung cấp

Công ty Cổ phần Cầu đƣờng Long Biên hoạt đông sản xuất kinh doanh trên một số lĩnh vực và các lĩnh vực kinh doanh có mối quan hệ bổ trợ cho nhau. Các lĩnh vực kinh doanh hiện nay của Công ty bao gồm :

+ Xây dựng công trình giao thông: đƣờng bộ, cầu, hầm

+ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác: Xây dựng cửa cống, đập và đê, xây dựng đƣờng hầm.

+ Chuẩn bị, tạo mặt bằng xây dựng, san lấp mặt bằng, làm đƣờng giao thông nội bộ trong mặt bằng xây dựng, khoan đá bê tông, đóng cọc công trình xây dựng, thu dọn công trƣờng, tạo nguồn nƣớc thi công, phá dỡ công trình xây dựng, vệ sinh mặt bằng...

Nằm trên địa bàn Thủ đô, có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, đƣờng giao thông, Công ty có mối quan hệ và uy tín tốt đối với nhà cung ứng,

cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Mặt khác, các công trình xây dựng của Công ty nằm rải rác trên khắp cả nƣớc và tại mỗi nơi đều có nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào đảm bảo đúng chất lƣợng và tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi công trình. Chính với những thuận lợi nêu trên, năng lực tiếp cận và mua nguyên vật liệu luôn ổn định và thuận lợi.

Riêng đối với lĩnh vực đầu tƣ, xây dựng công trình giao thông, nhà cung cấp chính là nguồn ngân sách Nhà nƣớc và vốn vay quốc tế thông qua các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán. Với sự thắt chặt về tín dụng, sự đòi hỏi về minh bạch quản lý và tính hiệu quả của dự án để đƣợc họ cấp vốn là rất lớn.

- Sức ép của ngƣời mua

Đối với lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, ngƣời sử dụng sản phẩm đa dạng, họ rất nhạy cảm với giá, dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp và họ đều quan tâm đến sự khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp đƣa ra.

- Sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế

Mặc dù là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, song các công trình giao thông đƣờng bộ cũng luôn phải đối mặt với những kênh đầu tƣ khác: giao thông đƣờng thủy, đƣờng hàng không ...

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Hiện nay, với tiềm năng thị trƣờng lớn, có lợi nhuận cao nên ngành xây dựng có tốc độ phát triển rất nhanh, đã có rất nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành trên phạm vi toàn quốc từ quy mô nhỏ đến lớn. Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau rất quyết liệt từ chất lƣợng công trình, tiến độ thi công, công nghệ, sự khác biệt về dịch vụ tiện ích, tỷ lệ chiết khấu. Điều đó làm cho doanh thu của công ty có giảm xuống.

động chính của Công ty là xây dựng công trình giao thông nên có các đối thủ sau đây: Công ty Cổ phần Đạt Phƣơng, Công ty TNHH Thƣơng mại và Xây dựng Trung Chính, Xí nghiệp xây dựng cầu đƣờng 1 - Cienco 8, Xí nghiệp xây dựng cầu đƣờng 2 - Cienco 8...

Mặt khác, trong ngành xây dựng chi phí cố định về máy móc, thiết bị rất lớn nên việc rút lui ra khỏi ngành là rất khó.

Trên địa bàn Hà Nội, đa số đối thủ cạnh tranh chƣa đƣợc Công ty nghiên cứu và nhận diện thực sự rõ ràng để có chính sách đối phó, cũng nhƣ chƣa tổ chức quản lý trong việc cung ứng nguyên vật liệu để tránh sự cạnh tranh với các doanh nghiệp.

Vị thế cạnh tranh của Công ty Cổ phần Cầu đƣờng Long Biên

Những đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những đối thủ có cùng mục tiêu thỏa mãn khách hàng, cung ứng sản phẩm giống Công ty Cổ phần Cầu đƣờng Long Biên. Với các đặc tính đó thì hầu hết các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông đều đƣợc xem là đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Cầu đƣờng Long Biên vì cùng đƣa ra những sản phẩm, dịch vụ xây lắp tƣơng tự Công ty Cổ phần Cầu đƣờng Long Biên. Tuy nhiên, nếu xét về vị trí cạnh tranh tại Hà Nội thì hiện tại Công ty Cổ phần Cầu đƣờng Long Biên đang là đơn vị cũng đã bƣớc đầu có thƣơng hiệu về xây dựng công trình giao thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược phát triển của công ty cổ phần cầu đường long biên (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)