Mô hình cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Ngoại thương ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm (Trang 45 - 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.1. Khái quát về ngân hàng Vietcombank Hoàn Kiếm

3.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Ngoại thương ch

nhánh Hoàn Kiếm

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VCB HK

(Nguồn :Phòng Hành chính nhân sự Vietcombank chi nhánh Hoàn Kiếm)

- Ban giám đốc gồm có: Giám đốc và các phó giám đốc. Là bộ phận lãnh đạo cao nhất trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và các phòng ban nói riêng.

Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Kế toán Các Phòng giao dịch Phòng Hành chính nhân sự Phòng Tổng hợp Phòng Khách hàng Phòng Kiểm tra- Kiểm soát TT Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Ngân quỹ

Giám đốc là ngƣời đứng đầu bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Giám đốc có thể ủy quyền cho các Phó giám đốc thực hiện những công việc trong phạm vi quyền hạn của họ, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng ban.

Các Phó giám đốc là những ngƣời giúp việc cho Giám đốc: Chủ động tổ chức chỉ đạo các nhiệm vụ đƣợc giao.

Tham giá ý kiến về chủ trƣơng, cơ chế chính sách định hƣớng phát triển, kế hoạch kinh doanh, những vấn đề chung thuộc lĩnh vực phụ trách và lĩnh vực khác.

Đề xuất những điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo cơ chế quản lý, đào tạo nghiệp vụ. Tham gia về việc bố trí, sắp xếp, đánh giá, đào tạo cán bộ trong Chi nhánh.

Toàn quyền quyết định những vấn đề trong phạm vi đƣợc ủy quyền và trong kế hoạch đã đƣợc duyệt. Có quyền bảo lƣu trƣớc Giám đốc Chi nhánh.

- Các phòng nghiệp vụ

Là đầu mối đề xuất, tham mƣu, giúp việc Giám đốc xây dựng kế hoạch, chƣơng trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc phạm vi của phòng, các văn bản hƣớng dẫn, pháp chế, thuộc lĩnh vực nghiệp vụ đƣợc giao. Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, xử lý các nghiệp vụ thuộc phạm vi của phòng đến các đơn vị trực thuộc.

Phối hợp với các phòng ban khác theo quy trình nghiệp vụ chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức trách của phòng và những vấn đề chung của chi nhánh.

Lập kế hoạch chƣơng trình biện pháp, tiến độ chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ đƣợc giao và chịu trách nhiệm đầy đủ về nghiệp vụ đƣợc giao. Tổ chức lƣu trữ, quản lý thông tin theo quy định.

Trong đó:

Phòng hành chính nhân sự: Thực hiện công tác quản lý nguồn nhân lực, bố trí điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật, tiếp nhận, tuyển dụng lao động; Xây dựng quy hoạch, bồi dƣỡng cán bộ; Thực hiện các nhiệm vụ về công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản; Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan, lƣu rữ, in ấn, quản lý tài liệu mật.

Phòng tổng hợp: Lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chƣơng trình công tác; Nghiên cứu tổng hợp và phân tích kinh tế; Xây dựng các biện pháp để thực hiện chính sách, chủ trƣơng của ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam; Thực hiện hoạt động Pr của ngân hàng; Các nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao.

Phòng khách hàng: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu; Lập kế hoạch khách hàng và thực hiện kế hoạch; Là đầu mối trong quan hệ với khách hàng; Xác định giới hạn tín dụng với khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng.

Phòng kiểm tra kiểm soát: Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất để kiểm tra, kiểm toán nội bộ; Thực hiện công tác theo luật; Làm đầu mối với các đoàn thanh tra; Giúp ban giám đốc giải quyết các đơn thƣ khiếu nại liên quan đến ngân hàng.

Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện các nhiệm vụ thanh toán xuất nhập khẩu; Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh; Thực hiện chuyển tiền nƣớc ngoài; Quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các ngân hàng đại lý.

Phòng ngân quỹ: Thu chi các loại tiền ngoại tệ, việt nam đồng, giám định tiền thật tiền giả; Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá; Điều chuyển và điều hòa tiền mặt ngoại tệ, việt nam đồng, giấy tờ có giá trong nội bộ ngân hàng.

Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác; Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho ngân hàng và cho khách hàng.

Phòng giao dịch: Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng; Phát hành các loại thẻ theo thể lệ quy định; Huy động vốn; Thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi; Chuyển tiền nƣớc ngoài cho khách hàng cá nhân; Thực hiện chức năng marketting khách hàng về thẻ; Phát hành sec cá nhân…; Hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành cho VCB và chi nhánh hƣớng dẫn

* Bộ máy quản lý tín dụng: Tham gia trực tiếp vào hoạt động cấp tín dụng có các phòng nghiệp vụ tại Hội sở chính, Các chi nhánh và các Phòng Giao dịch. Trong đó, Tổng giám đốc uỷ quyền cho cấp tín dụng thƣờng xuyên đối với Giám đốc, Trƣởng phòng khách hàng, Trƣởng phòng giao dịch với hạn mức và nội dung uỷ quyền phù hợp.

Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng (Hội sở, Sở giao dịch, chi nhánh) đƣợc tổ chức thành nhiều khối của quy trình cho vay. Tuỳ theo quy mô hoạt động của ngân hàng và tính chất của loại hình cho vay, một bộ phận có thể đảm nhiệm một hoặc một số khâu nhất định của quy trình cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)