CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ LUẬN VĂN
4.3. Đề xuất với cấp trên và các ban ngành liên quan
4.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
*Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành
Nâng cao chất lƣợng quản lý, điều hành vĩ mô của nhà nƣớc, cần phải có kế hoạch chi tiết phù hợp thực tiễn trƣớc khi ban hành các văn bản pháp luật, hạn chế tình trạng sai tới đâu sửa tới đó. NHNN cần rà soát lại các văn bản liên quan tới lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng, nhanh chóng hoàn thiện thống nhất đồng bộ.
Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro. Có cơ chế chính sách hƣớng dẫn cụ thể để các TCTD có thể chủ động trong việc xử lý và khai thác tài sản của khách hàng (phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình)
NHNN cần phải có quy định kiểm toán báo cáo tài chính bắt buộc đối với Doanh nghiệp. Hiện nay, do không có yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nên ngân hàng khó xác định tính chính xác, trung thực và hơp lý của các số liệu trên báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng.
Ban hành quy định về tiêu chuẩn, các yêu cầu đối với hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Quy định về công tác kiểm tra, kiểm soát trong ngân hàng, hệ thống quản lý tài sản nợ/ tài sản có và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng.
*Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ
liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.
Cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác ở nƣớc ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
*Tăng cường công tác thanh tra, giám sát
Nâng cao chất lƣợng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các ngân hàng thƣơng mại dƣới hai hình thức thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.
Nghiên cứu và định hƣớng hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng; tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm của các nƣớc đang phát triển giúp các NHTM tăng trƣởng an toàn và có khả năng cạnh tranh với các TCTD nƣớc ngoài.
Đối với NHNN: (i)Cần tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng theo hƣớng mở rộng tín dụng đi đôi với hiệu quả, kiểm soát và xử lý nợ xấu; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng, làm cơ sở để các TCTD đẩy mạnh hoạt động tín dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; (ii) Tiếp tục tháo gỡ vƣớng mắc về xử lý nợ xấu, hoàn thành dứt điểm tái cơ cấu những TCTD yếu kém còn lại, định hƣớng hỗ trợ thoái vốn của các DNNN, phối hợp giải bài toán “tăng trƣởng tín dụng”; (iii) Tăng cƣờng phối hợp với chính sách tài khóa để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và nợ ngân sách, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất điều hành thêm 0,5%; định hƣớng, hỗ trợ các TCTD trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xử lý những vƣớng mắc trong giao dịch thanh toán với các đối tác nƣớc ngoài;(iv) Tiếp tục làm tốt công tác thông tin –
tuyên truyền về hoạt động tiền tệ - ngân hàng.
Đối với các TCTD:(i)Tăng cƣờng cho vay các lĩnh vực ƣu tiên và tín dụng bán lẻ; rà soát, đẩy mạnh cho vay theo các chƣơng trình tín dụng đã thiết kế; tiếp tục rà soát, phân loại nợ theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN, Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN và có giải pháp thích hợp; (ii)Tiếp tục tái cơ cấu, giảm chi phí và thủ tục hành chính, làm cơ sở để tiếp tục giảm lãi suất cho vay; kiểm soát cho vay ngoại tệ trên cơ sở cân đối đƣợc nguồn vốn. Tiếp tục kiểm soát chất lƣợng, hiệu quả vay vốn, triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ xấu mới; (iii)Đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghệ thông tin và thông tin quản lý; tăng cung cấp dịch vụ tƣ vấn cho khách hàng và bám sát, chia sẻ cùng khách hàng; khẩn trƣơng áp dụng các thông lệ và chuẩn mức quốc tế về quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro nhằm nâng cao chất lƣợng quản trị ngân hàng; (iv)Các TCTD cần thâm nhập sâu sát hơn trong hoạt động của doanh nghiệp để tăng hiệu quả thẩm định, nâng cao chất lƣợng tín dụng; (v)Tích cực xử lý nợ xấu và triển khai các giải pháp phòng ngừa nợ xấu gia tăng theo Quyết định số 843/2013/QĐ-TTg và Nghị định số 53/2013/NĐ-CP.