Nhóm phân tích chuyên sâu tình hình tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27 - 32)

1.3 HỆ THỐNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÁC CTCP TRÊN TTCK VIỆT

1.3.2 Nhóm phân tích chuyên sâu tình hình tài chính

Đối với đánh giá khái quát tình hình tài chính đưa ra cách tổng quát, chung nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp, thì các chỉ tiêu phân tích chuyên sâu tài chính doanh nghiệp bao gồm: những chỉ tiêu phân tích thông tin tài chính chi tiết, chuyên sâu để phục vụ cho việc ra quyết định mang tính chiến lược, trọng yếu ảnh hưởng đến quyết định quan trọng của người sử dụng thông tin. Với những thông tin quan trọng mang tính quyết định, vì vậy cần thu thập thông tin tỷ mỷ, với độ chính xác cao và đầy đủ.

Tác giả cho rằng, Khi phân tích chuyên sâu tình hình tài chính nhà phân tích thường sử dụng phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng, để biết được mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích là tốt hay xấu. Phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối. Các chỉ tiêu phân tích chuyên sâu gồm:

1.3.2.1. Phân tích tình hình thanh toán

Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của phân tích tài chính, là chỉ tiêu quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tình hình thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phải thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả. Công ty BĐS vấn đề thanh toán các khoản nợ vay là vấn đề quan trọng, nó ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển hay suy giảm của doanh nghiệp. Nên cần phân tích chuyên sâu chỉ tiêu này. Đối với doanh nghiệp thường xuyên có khoản nợ với Ngân sách, nợ nội bộ, khi phân tích cần xem xét thêm mối quan hệ này. Xét về tổng thể, phân tích tình hình thanh toán trên các phương diện: về tình hình thanh toán, tốc độ thanh toán và khả năng thanh toán theo thời gian. Phân tích tình hình thanh toán qua các nội dung:

Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả

Phản ánh mức bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp so với mức đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức:

Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả = Nợ phải thu

Tỉ lệ này > 100%, chứng tỏ các khoản phải thu lớn hơn nợ phải trả, khi đó doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều hơn doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại, tỷ lệ này < 100%, chứng tỏ các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản phải trả, khi đó doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều hơn bị chiếm dụng vốn. Thực tế cho thấy, khi tỷ lệ này lớn hơn hay nhỏ hơn 100% thì tình hình tài chính của doanh nghiệp đều không được lành mạnh.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ thanh toán và khả năng thanh toán theo thời gian

Tốc độ thanh toán của một doanh nghiệp phản ánh tình hình thu hồi các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp là nhanh chóng hay kéo dài. Tốc độ thanh toán được thể hiện qua nhóm chỉ tiêu: Số vòng quay các khoản phải thu, số vòng quay các khoản phải trả, thời gian một vòng quay các khoản phải thu, thời gian một vòng quay các khoản phải trả,…

+ Số vòng quay các khoản phải thu: Do nợ phải thu trong một doanh nghiệp

thường phát sinh chủ yếu trong quá trình tiêu thụ, nên số vòng quay khoản phải thu thường chỉ tính trên phần số tiền hàng bán chịu hoặc doanh thu thuần về bán hàng. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Số vòng quay các khoản phải thu = Tổng tiền hàng bán chịu (DT hoặc DTT)

Số dư bình quân phải thu khách hàng (1.13) Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng nhanh, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, khi chỉ tiêu này quá cao, chứng tỏ chính sách thanh toán của doanh nghiệp là rất chặt chẽ chủ yếu là thanh toán ngay, điều này có thể ảnh hưởng đến sản lượng hàng tiêu thụ.

Trong công thức trên:

Số dư bq phải thu khách hàng = Số dư phải thu ĐK + Số dư phải thu CK

2 (1.14)

+ Thời gian một vòng quay các khoản phải thu (hay thời gian thu tiền bình quân): là chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân thu các khoản phải thu.

Thời gian một vòng quay khoản phải thu = Thời gian kỳ phân tích

Số vòng quay các khoản phải thu (1.15) Thời gian một vòng quay phải thu càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thu một vòng quay phải thu càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều.

+ Số vòng quay các khoản phải trả: Do chủ yếu các khoản nợ phải trả do

doanh nghiệp mua chịu của người bán về vật tư, hàng hóa, dịch vụ, tài sản. Nên chỉ tiêu này được xác định:

Số vòng quay các khoản phải trả = Tổng tiền hàng mua chịu

Số dư bình quân phải trả người bán (1.16) Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hợp lý của số dư các khoản phải trả người bán và hiệu quả của việc thanh toán nợ. Số vòng quay phải trả người bán cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả người bán quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, khi chỉ tiêu này cao quá, có thể doanh nghiệp thừa tiền luôn thanh toán trước hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của các khoản phải trả đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp mua trên thị trường.

Trong công thức trên, Số dư bình quân các khoản phải trả người bán được tính như sau:

Số dư bq phải trả người bán = Số dư phải trả người bán đầu kỳ và cuối kỳ

2 (1.17)

+ Thời gian thanh toán tiền hàng (hay thời gian một vòng quay phải trả người bán) là chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân mà doanh nghiệp thanh toán tiền cho chủ nợ trong kỳ. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Thời gian thanh toán tiền hàng = Thời gian kỳ phân tích

Số vòng quay phải trả người bán (1.18) Hoặc:

Thời gian thanh toán tiền hàng = Số dư bình quân phải trả người bán

Mức tiền hàng mua chịu bình quân 1 ngày (1.19) Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ khả năng thanh toán tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thanh toán tiền càng dài, tốc độ thanh toán tiền càng chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng càng nhiều, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu trên thương trường của doanh nghiệp.

1.3.2.2Phân tích rủi ro

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng đều tiềm ẩn và gặp phải rủi ro. Đặc điểm rủi ro trong kinh doanh BĐS là rủi ro hệ thống khá cao. Do vậy, kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính cho các CTCP BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam là vấn đề luôn được các công ty BĐS quan tâm. Những rủi ro được xem là đặc thù như: Rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh toán.

 Giá trị rủi ro thị trường

Giá trị rủi ro thị trường được hiểu là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu biến động theo hướng bất lợi (tài sản ở đây chủ yếu là BĐS). Do vậy, rủi ro thị trường được xác định hai thành phần chủ yếu là giá trị của tài sản và hệ số rủi ro thị trường, rủi ro thị trường cũng ảnh hưởng phần lớn bởi vị thế của doanh nghiệp. Hệ số rui ro thị trường và giá tài sản thường được pháp luật quy định cho từng tài sản một mức cụ thể vì mỗi loại tài sản có mức độ rủi ro không giống nhau. Rủi ro thị trường được xác định:

Giá trị rủi ro thị trường = Vị thế ròng ∗ Giá TS ∗ Hệ số rủi ro thị trường (1.20)

 Giá trị rủi ro hoạt động

Là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất do lỗi kỹ thuật trong quá trình hoạt động, lỗi con người trong quá trình tác tác nghiệp, lỗi do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tư, Lỗi do xác định sai xu hướng phát triển của thị trường BĐS dẫn đến đầu tư sai hướng và nhiều nguyên nhân khác.

Giá trị rủi ro hoạt động = Tỷ lệ (%) * Chi phí duy trì hoạt động (1.21)

Trong đó: Chi phí duy trì hoạt động = Tổng chi phí – (Chi phí khấu hao, các khoản dự phòng giảm giá đầu tư, dự phòng nợ phải thu khó đòi).

1.3.2.3. Phân tích luồng tiền

Khi phân tích luồng tiền của doanh nghiệp thường phân tích một số chỉ tiêu tài chính sau:

(1) Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền = Nợ phải trả

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD (1.22) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Hệ số này càng nhỏ thì khả năng thanh toán nợ phải trả của doanh nghiệp càng cao; ngược lại, khi hệ số này càng lớn, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ, có thể gây ra rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.

(2) Hệ số đảm nhận nợ cổ tức = Cổ tức

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD (1.23) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán cổ tức của doanh nghiệp. Hệ số này càng nhỏ thì khả năng thanh toán cổ tức càng cao và ngược lại.

(3) Hệ số dòng tiền trên doanh thu = Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD

Doanh thu (1.24)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo tiền từ doanh thu, thấy được chất lượng của doanh thu qua số tiền thực thu được của doanh nghiệp. Hệ số trên càng lớn thì doanh nghiệp hoạt động thanh toán càng tốt và ngược lại.

(4) Hệ số dòng tiền trên tài sản = Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD

Tài sản (1.25)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo tiền ở mức độ tổng quát từ việc sử dụng TS. Chỉ tiêu này càng lớn, khả năng tạo tiền từ TS của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

(5) Hệ số khả năng thanh toán tiền vay = EBIT + Khấu hao

Lãi vay + Nợ gốc đến hạn trả (1.26) Chỉ tiêu này phản ánh mức độ luồng tiền thuần đảm bảo khả năng trả lãi và nợ vay của doanh nghiệp. Nếu hệ số này <1 trong thời gian dài, có nghĩa là tình hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh, các cổ đông có thể bị mất dần vốn, các chủ nợ có thể gây sức ép đòi nợ lên công ty, thậm chí dẫn đến nguy cơ phá sản.

Dự báo nhu cầu tài chính của doanh nghiệp là nội dung rất quan trọng trong lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Thực chất, dự báo nhu cầu tài chính là dự báo nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Đây là công cụ để đảm bảo cho CTCP BĐS niêm yết có thể hoạt động thành công. Dự báo nhu cầu tài chính giúp các nhà quản lý nắm được mục tiêu cần đạt tới trong tương lai, từ đó tăng tính hiệu quả cho các quyết định đầu tư. Ngoài ra, giúp nhà quản lý điều hành tốt hơn hoạt động kinh doanh. Chủ động chuẩn bị về vốn, hay năng lực tránh gặp phải rủi ro tài chính.

Dự báo nhu cầu tài chính của CTCP BĐS mang một số nét đặc trưng: thường xuyên thay đổi, có nhiều kịch bản, độ chính xác phụ thuộc phần lớn vào khả năng các công ty dự báo đúng được biến động của thị trường BĐS. Cơ sở dự báo nhu cầu tài chính phụ thuộc vào thông tin tài chính trong quá khứ, thực trạng CTCP BĐS niêm yết hiệt tại và thực trạng của thị trường BĐS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)