Một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 41)

1.3 HỆ THỐNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÁC CTCP TRÊN TTCK VIỆT

1.3.3. Một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị

thị trường chứng khoán Việt Nam

Ngoài hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tương tự như các doanh nghiệp thông thường đã đề cập ở 1.3.1 và 1.3.2. Đối với các công ty cổ phần bất động sản niêm yết thì thông tin về giá trị cổ phiếu và khả năng sinh lời của cổ phiếu là một trong những thông tin rất quan trọng. Do đặc thù của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, ngoài hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tương tự như các doanh nghiệp thông thường, cần phân tích một số chỉ tiêu sau:

1.3.3.1 Phân tích sinh lời tài chính

Lợi nhuận bình quân một cổ phần thường đang lưu hành (EPS)

EPS = LNST − Cổ tức chi trả cho cổ phiếu ưu đãi

Số lượng cổ phiếu thường bình quân đang lưu hành (1.27)

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích cứ một cổ phiếu phổ thông đang lưu hành sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt, là nhân tố tăng giá cổ phiếu trên thị trường. Chỉ tiêu này là căn cứ để các doanh nghiệp trả cổ tức cho các cổ đông nhiều hay ít và là nhân tố hấp dẫn nhà đầu tư quan tâm. Các nhà đầu tư so

sánh EPS với các lĩnh vực đầu tư khác để có quyết định đầu tư hay không. Từ hệ số EPS nhà đầu tư kết hợp so sánh với số cổ phần để thấy được doanh nghiệp nào sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nhưng nhà đầu tư cần cân nhắc và hiểu rõ cách tính toán hệ số EPS của doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng chỉ tiêu này, nên kết hợp với những chỉ tiêu khác.

Hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ phiếu (P/E)

Hệ số này phản ánh một đơn vị lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu thu được ứng với bao nhiêu đơn vị giá cổ phiếu trên thị trường

P/E = Giá thị trường mỗi cổ phiếu thường

Lợi nhuận bình quân một cổ phần thường đang lưu hành (EPS) (1.28)

Ở chỉ tiêu này, giá thị trường mỗi cổ phiếu thường là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại. Lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty dành cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.

P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường của mỗi cổ phiếu thường với lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu. Hệ số này cho thấy, nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn để có được một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu đầu tư. P/E cao chứng tỏ trong tương lai công ty đạt tốc độ tăng trưởng cao. Thông thường, Cổ phiếu được đánh giá tốt khi P/E ≈ 10. Nếu hệ số này quá cao thì rủi ro sẽ lớn hơn, nếu quá thấp thì không hấp dẫn nhà đầu tư.

Cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phiếu thường (D/E)

D/E = Cổ tức trả mỗi cổ phiếu thường

Thu nhập của mỗi cổ phiếu thường (1.29)

D/E đo lường quan hệ của cổ tức công bố chi trả cho mỗi phiếu thường của công ty so với khả năng sinh lãi của nó. Hệ số này càng cao, tỉ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư vào công ty càng thấp và ngược lại. Biên độ giao động của D/E là (0 ≤ D/E ≤ 1). Tỷ lệ này cho biết cách thức doanh nghiệp chi trả cổ tức và giữ lại để tái đầu tư. Với các cổ đông khi chấp nhận EPS, họ sẽ chấp nhận D/E = 0, họ tin tưởng

vào lợi tức trong tương lai họ sẽ nhận được. Ngược lại, khi không thỏa mãn EPS, họ mong muốn D/E = 1.

Hệ số giá trị sổ sách của cổ phiếu phổ thông (BVPS – Books value per share)

BVPS = Tổng tài sản – Tổng số nợ - Vốn cổ phần ưu đãi

Số cổ phiếu phổ thông (1.30) Chỉ tiêu này cho biết giá trị của một cổ phiếu phổ thông theo số liệu trên sổ sách. Nhà đầu tư thường quan tâm tới chỉ tiêu này để so sánh với giá thị trường của cổ phiếu, nếu hệ số này càng nhỏ hơn giá thị trường của cổ phiếu càng hấp dẫn nhà đầu tư.

1.3.3.2 Phân tích tình hình tăng trưởng

Tốc độ tăng (giảm) về giá trị ghi sổ mỗi cổ phiếu thường (Tcp)

Tcp = Gcpck - Gcpđk

Gcpđk (1.31)

Trong đó: Gcpck là giá trị ghi sổ của cổ phiếu thường cuối kỳ Gcpđk là giá trị ghi sổ của cổ phiếu thường đầu kỳ. Giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu thường được xác định như sau:

Gcp = Giá trị TS thuần – Giá trị CP ưu đãi

Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành (1.32) Giá trị tài sản thuần = Tổng tài sản – Nợ phải trả (1.33)

Giá trị CP ưu đãi = Số lượng CP ưu đãi đang lưu hành * Mệnh giá CP (1.34) Chỉ tiêu Tcp phản ánh tốc độ tăng trưởng giá trị mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp ghi trên sổ sách. Chỉ tiêu được nhà đầu tư kì vọng càng lớn càng tốt. Khi đánh giá chỉ tiêu này, thường kết hợp so sánh với chỉ tiêu tốc độ tăng (giảm) về giá trị thị trường của cổ phiếu thường (TGtt).

 Tốc độ tăng (giảm) về thu nhập bình quân cổ phiếu thường (TEPS) EPS1

TEPS = 𝐸𝑃𝑆1 − 𝐸𝑃𝑆0

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời củ mỗi cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp đã tăng trưởng như thế nào so với năm trước, có đạt được kỳ vọng của cổ đông không, có tạo ra tăng trưởng bền vững không.

Tốc độ tăng trưởng bền vững (Tbv)

Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng kỳ vọng mà bất kỳ chủ thể nào có lợi ích gắn liền với doanh nghiệp đều quan tâm. Tốc độ tăng trưởng bền vững mục tiêu được xác định dựa vào tốc độ tăng trưởng dự kiến của doanh thu hoặc doanh thu thuần, tổng luân chuyển thuần phải luôn bằng tốc độ tăng trưởng của vốn nợ và bằng tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu từ nguồn lợi nhuận giữ lại để đầu tư.

Tbv = Thay đổi vốn chủ sở hữu vốn chủ sở hữu đầu kỳ =

Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư

Vốn chủ sở hữu đầu kỳ (1.36)

Tóm lại, khái quát phân tích tình hình tài chính sử dụng trong công ty cổ phần niêm yết qua bảng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sau:

Bảng 1.1: Tổng hợp hệ thống phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán

TT Tên chỉ tiêu Công thức tính

I. Nhóm đánh giá khái quát tình hình tài chính

- Đánh khái quát tình hình huy động vốn

1 Tỷ trọng từng loại nguồn vốn Giá trị từng loại NV

Tổng NV ∗ 100%

- Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính

2 Hệ số tài trợ (Hệ số tự tài trợ) Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

3 Hệ số tài trợ tài sản cố định VCSH

TSCĐ đã và đang đầu tư - Đánh giá khái quát khả năng thanh toán

4 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

5 Hệ số khả năng thanh toán nhanh TSNH − HTK

Nợ ngắn hạn

6 Hệ số khả năng thanh toán tức thời T&𝑇ĐT

Nợ ngắn hạn phải trả

7 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay EBIT

- Phân tích khả năng sinh lời

8 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) LNST ∗ 100%

Tổng tài sản bình quân

9 Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) LNST ∗ 100%

VCSH bình quân

10 Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) LNST ∗ 100% DTT

II. Nhóm phân tích chuyên sâu tình hình tài chính

- Phân tích tình hình thanh toán 11 Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với

các khoản nợ phải trả

Nợ phải thu

Nợ phải trả ∗ 100%

12 Số vòng quay các khoản phải thu Tổng tiền hàng bán chịu (DT hay DTT) Số dư bình quân phải thu khách hàng

13 Thời gian một vòng quay các khoản phải thu

Thời gian kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải thu

14 Số vòng quay các khoản phải trả Tổng tiền hàng mua chịu Số dư bình quân phải trả người bán

15 Thời gian thanh toán tiền hàng Thời gian kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải trả - Phân tích rủi ro

16 Giá trị rủi ro thị trường Vị thế ròng * Giá TS * Hệ số rủi ro thị trường

17 Giá trị rủi ro hoạt động Tỉ lệ (%) * Chi phí duy trì hoạt động - Phân tích luồng tiền

18 Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền Nợ phải trả

19 Hệ số đảm nhận nợ cổ tức Cổ tức

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD

20 Hệ số dòng tiền trên doanh thu Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Doanh thu

21 Hệ số dòng tiền trên tài sản Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Tài sản

22 Hệ số khả năng thanh toán tiền vay LNTT, khấu hao và lãi vay lãi vay + nợ gốc đến hạn trả

III. Phân tích tài chính cho các công ty cổ phần niêm yết

- Phân tích sinh lời tài chính

23 Lợi nhuận bình quân một CP thường đang lưu hành (EPS)

LNST − cổ tức chi trả cho CP ưu đãi Số lượng CP thường BQ đang lưu hành

24 Hệ số giá cả so với lợi nhuận cổ phiếu (P/E)

Giá thị trường mỗi cổ phiếu thường Lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu (EPS)

25 Cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phiếu thường (D/E)

Cổ tức trả mỗi cổ phiếu thường Lợi nhuận của mỗi cổ phiếu thường (EPS)

26 Hệ số giá trị sổ sách của cổ phiếu phổ thông (BVPS)

Tổng TS − Tổng số nợ − Vốn CP ưu đãi Số cổ phiếu phổ thông

- Phân tích tình hình tăng trƣởng 27 Tốc độ tăng (giảm) về giá trị ghi

sổ mỗi CP thường (Tcp)

Gcpck − Gcpđk Gcpđk

28 Tốc độ tăng (giảm) về giá trị thị trường của CP thường (TGtt)

Gttck − Gttđk Gttđk

29 Tốc độ tăng (giảm) về thu nhập bình quân cổ phiếu thường (TEPS)

EPS 1 − (EPS)0 (EPS)0

30 Tốc độ tăng trưởng bền vững (Tbv)

Thay đổi vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu đầu kỳ

Kết luận chƣơng 1

(1) Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống phân tích tài chính doanh nghiệp tác giả đưa ra một số kinh nghiệm cho việc hoàn thiện phân tích tài chính các công ty:

Thứ nhất, phân chia từng nhóm phân tích tài chính một cách rõ ràng và chính xác trên các phương diện khác nhau của tài chính.

Thứ hai, Việc thu thập các thông tin tài chính phải đảm bảo tính chính xác, tin cậy trên cơ sở số liệu từ các báo cáo công khai.

Thứ ba, nội dung phân tích tài chính phải phù hợp với mục đích nghiên cứu và có cơ sở khoa học.

Thứ tư, phương pháp phân tích phải phù hợp với từng chỉ tiêu phân tích và đối tượng sử dụng thông tin.

(2) Dựa trên nền tảng của tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương 1 đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận hệ thống phân tích tài chính các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán trên hai phương diện lớn.

Thứ nhất, Hệ thống phân tích tài chính doanh nghiệp chia thành hai nhóm: + Nhóm đánh giá khái quát tình hình tài chính

+ Nhóm phân tích chuyên sâu tình hình tài chính

Thứ hai, Phân tích tài chính giành cho các công ty cổ phần niêm yết, Bên cạnh các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp như các doanh nghiệp thông thường, cần phân tích các chỉ tiêu đặc thù của công ty niêm yết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)