Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 71 - 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÁC

4.3.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính

4.3.1.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn

Tình hình huy động vốn của CTCP BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng quan trọng đến nhiều đối tượng như: cổ đông, công ty chứng khoán, nhà đầu tư tiềm năng, chủ nợ….. Vốn là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh tài chính của doanh nghiệp là mạnh hay yếu. Thông tin về vốn được thể hiện qua các nội dung:

 Nợ ngắn hạn, gồm toàn bộ các khoản nợ phải trả trong thời hạn một niên độ kế toán. Các khoản nợ phải trả ngắn hạn thường bao gồm: các khoản nợ nhà cung cấp do công ty mua hàng chưa thanh toán, các khoản nợ vay từ các tổ chức tín

dụng, các ngân hàng thương mại… Chỉ tiêu này được lấy từ mã số 310 trong bảng cân đối kế toán.

 Nợ dài hạn, gồm toàn bộ các khoản nợ phải trả trong thời gian dài hơn một niên độ kế toán. Chỉ tiêu này được lấy từ mã số 330 trong bảng cân đối kế toán.

 Vốn chủ sở hữu, là phần vốn còn lại của công ty ngoài phần nợ phải trả, không liên quan đến cam kết thanh toán. Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu lấy dữ liệu từ mã số 400 trong bảng câng đối kế toán. Khi phân tích vốn chủ sở hữu, nhà phân tích phân tích bộ phận cấu thành vốn chủ sở hữu từ vốn góp, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận giữ lại, các quỹ. Từ đó, giúp nhà phân tích đánh giá được thực lực tài chính của công ty cổ phần bất động sản niêm yết.

 Tổng NV là tổng số vốn công ty huy động được tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Chỉ tiêu tổng nguồn vốn được xác định bằng nợ phải trả cộng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được lấy từ mã số 440 trong bảng cân đối kế toán.

Với bốn chỉ tiêu trên, tình hình huy động vốn của doanh nghiệp được thể hiện rõ. Ý kiến của tác giả về tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn trong bảng sau:

Bảng 4.1: Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động vốn

Chỉ tiêu

Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với Kỳ gốc Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % Biến động về tỷ trọng (%) Nợ phải trả ngắn hạn Nợ phải trả dài hạn Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

Bảng 4.2: Bảng đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn

Chỉ tiêu

Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % Biến động tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tổng tài sản

(Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn)

4.3.1.2 Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính

Việc đánh giá mức độ độc lập về mặt tài chính là vấn đề được nhiều đối tượng quan tâm. Mức độ độc lập tài chính giúp cho biết được năng lực tài chính của doanh nghiệp. Mức độ độc lập tài chính được phân tích qua các chỉ tiêu: Hệ số tự tài trợ, hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn. Tiến hành so sánh sự biến động của các chỉ tiêu trên hai phương diện: (1) Phương diện thời gian: Để biết được xu hướng biến động mức độ độc lập tài chính của công ty; (2) So sánh với trung bình ngành bất động sản để xác định được vị trí hay mức độ độc lập tài chính của công ty đang ở mức nào (cao, thấp hay trung bình). Từ việc so sánh trên hai phương diện trên, đánh giá được thực trạng và xu hướng của mức độ độc lập tài chính. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những chính sách phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể để công ty cổ phần bất động sản niêm yết.

Hệ số tài trợ cho biết vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn. Cho biết tài sản của doanh nghiệp được trang trải bao nhiêu phần trăm bằng vốn chủ sở hữu. Số liệu về “vốn chủ sở hữu” và “tổng nguồn vốn” được lấy từ mã số 400 và 440 trên Bảng cân đối kế toán.

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn cho biết lượng tài sản dài hạn được trang trải bằng bao nhiêu phần trăm vốn chủ sở hữu. Số liệu “Tài sản dài hạn” được lấy từ mã số 200 trên Bảng cân đối kế toán.

Bảng 4.3: Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính Chỉ tiêu Công thức Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc Trung bình ngành +/- % 1. Hệ số tự tài trợ VCSH Tổng nguồn vốn 2.Hệ số tự tài trợ TSDH VCSH TSDH

(Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn) 4.3.1.3. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán phản ánh năng lực mà các công ty cổ phần bất động sản niêm yết có được trong việc thanh toán các khoản nợ ở bất kỳ thời điểm nào. Đối với nhà quản lý, việc nắm rõ khả năng thanh toán giúp nhà quản lý có được chính sách tài chính phù hợp, tránh được tình trạng lâm vào mất khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán phản ánh năng lực tài chính của công ty, thể hiện qua các tài sản mà công ty đang nắm giữ có thể quy đổi thành tiền tệ nhanh hay chậm để đảm bảo nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp.

Nghĩa vụ nợ cuả doanh nghiệp có thể nợ của người bán, nợ của người lao động, vay nợ ngân hàng, các khỏan nợ nhà nước…. Việc quản lý khả năng thanh toán của doanh nghiệp là việc khớp được thời gian quy đổi thành tiền của các tài sản để đảm bảo khớp với thời hạn các khoản nợ, vay. Giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng không có tiền trả nợ khi đến hạn, dẫn đến mất uy tín, niềm tin từ các đối tác. Hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá trên các chỉ tiêu: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, Hệ số khả năng thanh toán nhanh và Hệ số khả năng thanh toán ngay nợ đến hạn.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, có ý nghĩa tổng tài sản của công ty cổ phần bất động sản niêm yết tại thời điểm lập báo cáo có khả năng thanh toán các khoản nợ tại thời điểm đó không? Tổng tài sản có khả năng thanh toán bao nhiêu phần trăm tổng nợ phải trả. Số liệu của “Tổng taì sản” và “Nợ phải trả” được lấy từ mã số 270, 300 trên bảng cân đối kế toán.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, cho biết khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Số liệu “Tài sản ngắn hạn”, “Nợ ngắn hạn” được lấy từ mã số 100, 310 trên bảng cân đối kế toán.

Hệ số khả năng thanh toán tức nhanh, đo lường nợ phải trả ngắn hạn được thanh toán nhanh bằng giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn sau khi trừ đi giá trị hàng tồn kho trong một niên độ kế toán. Số liệu của “tài sản ngắn hạn”, “Hàng tồn kho”, “nợ ngắn hạn” được lấy từ các mã số 100, 140, 310 trên bảng cân đối kế toán.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời, đo lường khả năng thanh toán tức thời các khỏan nợ ngắn hạn sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất để thanh toán ngay. Số liệu của “tiền và tương đương tiền”, “nợ ngắn hạn” được lấy từ mã số 110, 310 trên bảng cân đối kế toán.

Hệ số khả năng thanh toán ngay nợ đến hạn, chỉ tiêu này đo lường lượng “tiền và tương đương tiền” đáp ứng các khoản nợ đến hạn thanh toán. Số liệu của “tiền và tương đương tiền” được thu thập từ mã số 110 trong bảng cân đối kế toán, Số liệu của các khoản nợ đến hạn được ghi chi tiết trong “Sổ chi tiết thanh toán” và Chi tiết trên bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Bảng 4.4: Bảng đánh giá khái quát khả năng thanh toán Chỉ tiêu Công thức Kỳ gốc Kỳ phân

tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc +/- % 1.Hệ số khả năng thanh

toán tổng quát Tổng nợ phải trảTổng tài sản 2.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn TSNH − HTK NNH 3.Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tiền và tương đương tiền NNH

4.Hệ số khả năng thanh

toán tức thời Tổng nợ phải trảTổng tài sản 5.Hệ số khả năng thanh

toán ngay nợ đến hạn

Tiền và tương đương tiền Các khoản nợ đến hạn

4.3.1.4. Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng sinh lời

Qua khảo sát thực trạng và đánh giá thực trạng khả năng sinh lời của các CTCP BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả đưa ra cách thống nhất đối với các chỉ tiêu ROE, ROA, ROS đều sử dụng lợi nhuận sau thuế để tính, không sử dụng lợi nhuận gộp hay lợi nhuận trước thuế. Đồng thời thống nhất gọi tên các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời là tỷ suất thay vì là hệ số hay tỷ số.

Thông tin về khả năng sinh lời của các CTCP BĐS niêm yết quyết định đến sức hấp dẫn của công ty đối với nhà đầu tư, hay sự quan tâm của các đối tác. Để có được thông tin nhanh nhất theo luận văn nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng sinh lời của các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán gồm: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA), Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS).

Những chỉ tiêu này được lấy số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Bảng 4.5: Bảng đánh giá khái quát khả năng sinh lời

Chỉ tiêu Công thức Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc +/- % 1.Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài

sản (BEP)

𝐋𝐍𝐓𝐓 𝐯à 𝐋𝐕

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐓𝐒 𝐛𝐪∗ 𝟏𝟎𝟎

2.Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

𝐋𝐍𝐒𝐓

𝐕𝐂𝐒𝐇 𝐛𝐪∗ 𝟏𝟎𝟎

3.Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) 𝐋𝐍𝐒𝐓

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐓𝐒 𝐛𝐪∗ 𝟏𝟎𝟎

(Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn)

4.3.1.5. Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá khái quát năng lực hoạt động

Phân tích năng lực hoạt động giúp cho doanh nghiệp biết được năng lực của doanh nghiệp đó đang ở mức độ nào. Năng lực hoạt động thể hiện trên các yếu tố:

(1) Số vòng quay của tổng tài sản, chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh các tài sản quay được bao nhiêu vòng, Số vòng quay của tài sản càng lớn

chứng tỏ tài sản vận động càng nhanh, là nhân tố đẩy mạnh tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Số liệu “Doanh thu thuần” được lấy từ mã số 11 trên BCKQHĐKD, “Tổng tài sản” được lấy từ mã số 270 trên BCĐKT.

(2) Số vòng quay các khoản phải thu, chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu từ khách hàng được bao nhiêu vòng. Số liệu phải thu bao gồm phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn, chủ yếu là phải thu của khách hàng. Số liệu phải thu ngắn hạn khách hàng được lấy từ mã số 131 trên BCĐKT, số liệu phải thu dài hạn khách hàng được lấy từ mã số 211 trên BCĐKT. Số liệu “Doanh thu thuần” được lấy từ mã số 10 trên BCKQHĐKD.

(3) Số vòng quay hàng tồn kho, chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng, số vòng quay hàng tồn kho càng lớn chứng tỏ hàng tồn kho không bị tồn đọng nhiều. Việc phân tích số vòng quay hàng tồn kho đối với các công ty cổ phần bất động sản là rất quan trọng, bởi hoạt động của doanh nghiệp được tiến triển tốt thì số vòng quay sẽ lớn, hàng tồn kho lưu thông tốt, không bị ứ đọng. Số liệu “Giá vốn hàng bán” được lấy từ mã số 11 trên BCKQHĐKD, Số liệu “Hàng tồn kho”lấy từ mã số 140 trên BCĐKT. Tác giả xây dựng bảng đánh giá năng lực hoạt động như sau:

Bảng 4.6: Bảng đánh giá năng lực hoạt động

Chỉ tiêu Công thức Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc +/- % 1.Số vòng quay của tổng tài sản 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 (𝐭𝐡𝐮ầ𝐧) 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐓𝐒 𝐛𝐪 2.Số vòng quay các khoản phải thu

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 (𝐭𝐡𝐮ầ𝐧) 𝐂á𝐜 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐡𝐮 𝐛𝐪 3.Số vòng quay hàng tồn kho 𝐆𝐢á 𝐯ố𝐧 𝐡à𝐧𝐠 𝐛á𝐧 𝐇𝐓𝐊 𝐛𝐪

(Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn)

Có thể tổng hợp phần giải pháp hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng

Bảng 4.7: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính STT Tên chỉ tiêu Công thức tính Thực trạng sử

dụng các chỉ tiêu Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính

+ Chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình huy động vốn

1 Tỷ trọng từng loại nguồn vốn

Giá trị của từng loại nguồn vốn Tổng nguồn vốn

Chưa sử dụng – nên bổ sung

+ Chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn

2 Cơ cấu tài sản Giá trị từng loại tài sản Tổng tài sản

Số ít công ty đã sử dụng

+ Chỉ tiêu đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính

3 Hệ số tài trợ VCSH Tổng NV Chưa sử dụng – nên bổ sung 4 Hệ số tự tài trợ TSDH VCSH TSDH Chưa sử dụng – nên bổ sung

+ Chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán

5 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn TSNH NNH Đã sử dụng 6 Hệ số khả năng

thanh toán nhanh

Tiền và tương đương tiền NNH

Đã sử dụng 7 Hệ số khả năng

0thanh toán tức thời

Tiền và tương đương tiền Nợ đến hạn và quá hạn

Chưa sử dụng – nên bổ sung

+ Chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng sinh lời

8 Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)

LNST ∗ 100 VCSH BQ

Đã sử dụng – cần thống nhất cách tính 9 Tỷ suất sinh lợi của

tài sản (ROA)

LNST ∗ 100 Tổng TS bq

Đã sử dụng – cần thống nhất cách tính

10 Tỷ suất sinh lợi LNST ∗ 100

DTT

doanh thu thống nhất cách tính

+ Chỉ tiêu đánh giá khái quát năng lực hoạt động

11 Số vòng quay của tổng tài sản 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 (𝐭𝐡𝐮ầ𝐧) 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐓𝐒 𝐛𝐪 Hầu hết đã sử dụng 12 Số vòng quay các khoản phải thu 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 (𝐭𝐡𝐮ầ𝐧) 𝐂á𝐜 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐡𝐮 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 Số ít công ty đã sử dụng – nên bổ sung 13 Số vòng quay hàng tồn kho 𝐆𝐢á 𝐯ố𝐧 𝐡à𝐧𝐠 𝐛á𝐧 𝐇𝐓𝐊 𝐛𝐪 Hầu hết đã sử dụng

(Nguồn: Ý kiến đề xuất của luận văn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)