PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nguồn dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu của luận văn gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu kết quả khảo sát do tác giả tự thu thập, qua hệ thống các câu hỏi trong phiếu khảo sát. Hệ thống câu hỏi khảo sát được xây dựng bằng công cụ google drive.

Do mục tiêu của đề tài là nghiên cứu để nâng cao hiệu quả phân tích tài chính trên thực tế CTCP BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam, nên bên cạnh nguồn dữ liệu sơ cấp, tác giả còn tiến hành thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu các CTCP BĐS niêm yết công bố công khai trên thị trường chứng khoán như: báo cáo tài chính, bản báo bạch, báo cáo thường niên. Ngoài ra, thu thập từ các nguồn thông tin: sách, báo, website các công ty. Nguồn dữ liệu thứ cấp là tài liệu quan trọng để phân tích thực trạng.

Các tài liệu thu thập cần đáp ứng đủ về mặt số lượng và chất lượng. Tài liệu thu thập luận văn từ các báo cáo công khai trên thị trường chứng khoán: báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch… Ngoài ra, thu thập tài liệu bên ngoài như chiến lược phát triển ngành, tình hình kinh tế, chính sách pháp luật liên quan.

2.2.2. Công tác chuẩn bị phân tích

Chuẩn bị phân tích là công việc đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình phân tích tài chính, nó ảnh hưởng đến chất lượng, thời hạn và tác dụng của việc cung cấp thông tin.

Xác định loại hình phân tích: phân tích sau khi kỳ kinh doanh kết thúc để đánh giá những kết quả đạt được và chưa đạt được từ hệ thống phân tích tài chính đã được công bố, rút ra những kinh nghiệm từ những đánh giá, đồng thời là cơ sở để xây dựng kế hoạch cho kỳ kinh doanh sau.

Xác định phạm vi phân tích: sử dụng phân tích tài chính của một số công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán để phân tích trên tổng thể các nội dung của hệ thống phân tích tài chính.

Xác định nội dung phân tích: trên phương diện nhà nghiên cứu, luận văn phân tích thực trạng hệ thống phân tích tài chính hiện hành của một số công ty bất động sản niêm yết, từ việc đánh giá thực trạng luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân tích tài chính góp phần nâng cao hiệu quả phân tích cho các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

2.2.3 Phương pháp sử dụng trong phân tích

Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp dữ liệu đã thu thập được.

Phƣơng pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh tình hình phân tích tài chính của các công ty với nhau thông qua các chỉ tiêu phân tích tài chính dưới một số tiêu thức: Số lượng chỉ tiêu phân tích tài chính, Tên gọi từng chỉ tiêu, kỳ phân tích, công thức tính từng chỉ tiêu, ….. Để đánh giá thực trạng phân tích tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra không thể thiếu phương pháp thống kê, luận văn tiến hành thống kê số liệu sơ cấp và thứ cấp để tiến hành phân tích thực trạng, từ đó tổng hợp kết quả đã đạt được và chưa đạt được về tình hình phân tích tài chính các công ty.

Phƣơng pháp phân tích nhân tố

Tất cả các chỉ tiêu kinh tế đều có thể phân tích chi tiết bằng nhiều nhân tố. Từ đó, giúp đánh giá chính xác và toàn diện hơn chỉ tiêu phân tích, biết được từng nhân tố ảnh hưởng theo chiều hướng nào đến chỉ tiêu phân tích.

Phƣơng pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích nhân tố. Khi xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố, thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.

Phƣơng pháp liên hệ cân đối

Là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, như sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn, sự cân đối giữa thu và chi…. Phương pháp liên hệ cân đối được vận dụng thể xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với các chỉ tiêu phân tích được thể hiện dưới dạng hiệu số và tổng số. Khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ta chỉ cần xác định số chênh lệch của các nhân tố trong các kỳ. Giữa các nhân tố thường mang tính độc lập và tách biệt nhau.

Phƣơng pháp Dupont

Phương pháp thực hiện dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính để biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành tích nhiều chỉ tiêu chi tiết, sau đó thu thập những số liệu liên quan, tính toán và đưa ra kết luận về mức ảnh hưởng của từng chỉ tiêu chi tiết tới chỉ tiêu tổng hợp.

Khi thực hiện phương pháp Dupont, nhà phân tích thu thập số liệu liên quan đến từng bộ phận kế toán, sử dụng bảng tính để tính toán. Từ đó, rút ra nhận xét và kết luận về kết quả tính toán. Phương pháp Dupont yêu cầu mối quan hệ giữa các nhân tố là mối quan hệ tích số, các nhân tố có quan hệ chặt chẽ với nhau trong cách tính toán. Phương pháp Dupont có nhiều ưu điểm trong việc đưa ra những hạn chế, những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng tài chính. Nhưng phương pháp Dupont chỉ xác định được mức độ tác động của từng nhân tố đến kết quả từng kỳ và sự thay đổi của từng nhân tố tác động đến sự thay đổi của kết quả giữa các kỳ trong cùng công ty hay khi so sánh kết quả giữa các công ty với nhau hoặc so sánh với kết quả bình quân ngành. .Ngoài các phương pháp trên, phân tích tài chính doanh nghiệp còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp hồi qua, phương pháp đồ thị, phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng,…. Tùy vào mục đích sử dụng và khai thác thông tin mà sử dụng một phương pháp nào đó hay kết hợp nhiều phương pháp với nhau, nhằm nâng cao hiệu quả phân tích

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)