CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀNH BẤT
3.1.2 Vai trò của thị trường bất động sản
- Thị trường BĐS là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế hàng hóa. Trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội, BĐS vừa là tư liệu sinh hoạt vừa là yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất.
- Thị trường BĐS góp phần phân bố và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất và bất động sản trên đất. Khi đất đai và giá trị bất động sản trên đất có giá trị cao tạo áp lực thúc đẩy các chủ thể quan tâm đến tính hiệu quả trong việc sử dụng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của toàn xã hội trong việc phân bố và sử dụng BĐS, đặc biệt tài nguyên đất đai là tài nguyên, là tài sản quý hiếm và có hạn của mỗi quốc gia. - Thị trường bất động sản là nơi thực hiện tái sản xuất các yếu tố sản xuất. Trên thị trường bất động sản, các công ty kinh doanh bất động sản và những chủ thể tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua bất động sản. Từ đó, giúp cho việc chuyển hóa vốn từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị. Sự biến động của thị trường bất động sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ chu chuyển vốn, tăng trưởng kinh doanh và ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực BĐS.
- Thị trường BĐS tạo ra những kích thích đầu tư vào BĐS như đất đai, cơ sở hạ tầng, nhà ở, ….qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa xây dựng mua và bán nhà, giữa mua và bán quyền sử dụng đất trong nền kinh tế hàng hóa. Từ nhu cầu và thị hiếu của thị trường, nhờ đó sản xuất, xây dựng phù hợp tạo điều kiện cho thị trường phát triển.
- Thị trường BĐS tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường tài chính. Bất động sản có thể được thế chấp, cầm cố tại ngân hàng, tổ chức tín dụng đã góp phần hết sức quan trọng cho việc huy động nguồn tài chính phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước.
- Thị trường BĐS với những giao dịch lớn, góp phần tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước.