MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN TÍCH TÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 68 - 71)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN TÍCH TÀ

CHÍNH TẠI CÁC CTCP BĐS NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM

4.2.1 Các phƣơng pháp sử dụng trong phân tích

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm các cách thức, các công cụ để nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính nhằm tiếp cận, đánh giá tình hình, xu hướng và bản chất biến động của các chỉ tiêu tài chính, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Để phân tích tài chính doanh nghiệp, thường sử dụng nhiều phương pháp phân tích tài chính khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Các phương pháp hay sử dụng như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp loại trừ, phương pháp Dupont, phương pháp liên hệ cân đối.

Phƣơng pháp so sánh

phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính nhằm đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của đối tượng đang nghiên

cứu. Để áp dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú trọng đến một số nội dung cơ bản: điều kiện so sánh của các chỉ tiêu, gốc so sánh, các dạng so sánh chủ yếu. Trong phân tích tài chính, phương pháp so sánh thường sử dụng là so sánh ngang và so sánh dọc.

So sánh bằng số tuyệt đối để thấy được sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích, so sánh bằng số tương đối để thấy được tốc độ hay tỷ lệ tăng hay giảm bao nhiêu % của chỉ tiêu phân tích. So sánh ngang (hay kỹ thuật phân tích ngang) là so sánh mỗi chỉ tiêu theo thời gian hoặc theo không gian khác nhau có tính chất tương đồng. So sánh dọc (hay còn gọi là kỹ thuật phân tích dọc) là so sánh bằng số tương đối từng bộ phận với tổng thể, hoặc bộ phận này với bộ phân khác. So sánh với chỉ tiêu trung bình ngành, so sánh với từng bối cảnh của nền kinh tế.

Khi áp dụng phương pháp so sánh các nhà phân tích cần lưu ý các chỉ tiêu để so sánh phải thống nhất về nội dung, phương pháp phản ánh. Thống nhất về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường. Đồng thời, phải xác định gốc so sánh, về thời gian gốc so sánh có thể là kỳ kế hoạch, kỳ trước…., về không gian gốc so sánh có thể là chỉ tiêu tổng thể, hay bộ phận của tổng thể.

Phƣơng pháp phân tích nhân tố

Tất cả các chỉ tiêu kinh tế đều có thể phân tích chi tiết bằng nhiều nhân tố. Từ đó, giúp đánh giá chính xác và toàn diện hơn chỉ tiêu phân tích, biết được từng nhân tố ảnh hưởng theo chiều hướng nào đến chỉ tiêu phân tích.

Phƣơng pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích nhân tố. Khi xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố, thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.

Phƣơng pháp liên hệ cân đối

Là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, như sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn, sự cân đối giữa thu và chi…. Phương pháp liên hệ cân đối được vận dụng thể xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với các chỉ tiêu phân tích được thể hiện dưới dạng hiệu số và tổng số. Khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ta chỉ cần xác định số chênh lệch của các nhân tố trong các kỳ. Giữa các nhân tố thường mang tính độc lập và tách biệt nhau.

Phƣơng pháp Dupont

Phương pháp thực hiện dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính để biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành tích nhiều chỉ tiêu chi tiết, sau đó thu thập những số liệu liên quan, tính toán và đưa ra kết luận về mức ảnh hưởng của từng chỉ tiêu chi tiết tới chỉ tiêu tổng hợp.

Khi thực hiện phương pháp Dupont, nhà phân tích thu thập số liệu liên quan đến từng bộ phận kế toán, sử dụng bảng tính để tính toán. Từ đó, rút ra nhận xét và kết luận về kết quả tính toán. Phương pháp Dupont yêu cầu mối quan hệ giữa các nhân tố là mối quan hệ tích số, các nhân tố có quan hệ chặt chẽ với nhau trong cách tính toán. Phương pháp Dupont có nhiều ưu điểm trong việc đưa ra những hạn chế, những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng tài chính. Nhưng phương pháp Dupont chỉ xác định được mức độ tác động của từng nhân tố đến kết quả từng kỳ và sự thay đổi của từng nhân tố tác động đến sự thay đổi của kết quả giữa các kỳ trong cùng công ty hay khi so sánh kết quả giữa các công ty với nhau hoặc so sánh với kết quả bình quân ngành. Vì vậy, nên áp dụng kết hợp với phương pháp khác.

Ngoài các phương pháp trên, phân tích tài chính doanh nghiệp còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp hồi qua, phương pháp đồ thị, phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng,…. Tùy vào mục đích sử dụng và khai thác thông tin mà sử dụng một phương pháp nào đó hay kết hợp nhiều phương pháp với nhau, nhằm nâng cao hiệu quả phân tích

4.2.2 Tiến hành phân tích

Đánh giá khái quát tình hình phân tích: Đưa ra những nhận định sơ bộ về tình

hình phân tích và sử dụng các chỉ tiêu tài chính của các công ty, sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá khái quát tình hình phân tích.

Phân tích nhân tố ảnh hưởng: Dựa trên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phân tích với nhân tố ảnh hưởng sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân tích.

Tổng hợp kết quả phân tích, đưa ra đánh giá, giải pháp khắc phục: nhà phân

tích tài chính của các công ty cổ phần bất động sản, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong tương lai.

Nêu kết luận phân tích: đưa ra kết quả phân tích, kết luận về thực trạng phân

tích tài chính công khai của công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, thể hiện rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại cũng như tiềm năng để có kế hoạch về chiến lược xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích hoàn thiện trong tương lai.

Lập báo cáo phân tích: là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân tích. Báo cáo

phân tích được trình bày dưới dạng văn bản, nội dung gồm ba phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. Báo cáo phân tích được trình bày để thu thập ý kiến đóng góp, thảo luận các phương hướng, biện pháp đã nêu trong báo cáo phân tích. Nêu rõ thực trạng, tiềm năng, phương hướng và biện pháp hoàn thiện.

Hoàn thiện hồ sơ phân tích: hồ sơ phân tích bao gồm những tài liệu và sản

phẩm của quá trình phân tích, được lưu trữ cùng tài liệu công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính các công ty cổ phần bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)