Quản lý sử dụng có hiệu quả tiền và các khoản tương đương tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại việt nam (Trang 91 - 93)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Tổng

4.2.1 Quản lý sử dụng có hiệu quả tiền và các khoản tương đương tiền

Trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn có một lƣợng tiền mặt nhất định trong quỹ, tiền gửi của doanh nghiệp tại tài khoản ở các ngân hàng. Nó đƣợc doanh nghiệp sử dụng để trả lƣơng, mua nguyên vật liệu và trả các khoản nợ, trả tiền thuế,…

Quản lý và sử dụng có hiệu quả lƣợng tiền mặt là một trong những nội dung quan trọng để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Việc quản lý tiền mặt phải đảm bảo việc sử dụng tiền mặt sao cho có hiệu quả nhất, tức là:

- Làm tăng khả năng sẵn có của tiền mặt.

- Điều chỉnh lƣợng tiền mặt để tối thiểu hoá nhu cầu vay vốn.

- Đầu tƣ các khoản tiền mặt dƣ thừa ở công ty để nâng cao thu nhập.

Hiện tại, việc quản lý tiền và khoản phải thu tại Tổng công ty đƣợc thực hiện dựa trên kinh nghiệm của nhà quản lý, Tổng công ty chƣa quan tâm nhiều tời công tác dự báo và lập kế hoạch sử dụng tiền mặt, không xác định ngân quỹ tối ƣu, chủyếu tập trung giải quyết theo tình huống. Vì vậy, trong thời gian tới, Tổng công ty cần chú trọng hơn nữa công tác dự báo và lập kế hoạch sử dụng tiền mặt hợp lý để tăng khả năng thanh toán của Tổng công ty, không làm ảnh hƣởng đến uy tín của Tổng công ty trƣớc các nhà thầu phụ và các nhà cung cấp.

Bên cạnh đó, với các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, Tổng công ty chủ yếu là gửi ngân hàng lấy lãi mà chƣa quan tâm đếm việc đầu tƣ các khoản tiền này vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao. Các chứng khoán này đƣợc coi tƣơng đƣơng với tiền mặt. Việc đầu tƣ vào các chứng khoán này giúp Tổng công ty tối thiểu đƣợc hoá đƣợc lƣợng tiền mặt. Khi có nhu cầu về tiền mặt, công ty có thể bán các chứng khoán và lấy tiền đáp ứng cho hoạt động kinh doanh.

Ngoài việc dự báo và lập kế hoạch sử dụng tiền mặt, Tổng công ty nên sử dụng mô hình Miller - Orr để xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ƣu trong kỳ. Ví dụ, để xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ƣu cho quý 1/2016, Tổng công ty có thể triển khai theo các bƣớc cụ thể nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định ngân quỹ tối ƣu

- Xác định số dƣ ngân quỹ tối thiểu: dựa vào số dƣ tài khoản Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ của 4 quý gần nhất, kết hợp với ý kiến phỏng vấn cán bộ kế toán, số dƣ ngân quỹ tối thiểu đảm bảo an toàn cho công ty đƣợc xác định bằng 20,712 tỷ VNĐ.

- Xác định khoảng dao động ngân quỹ: Do Tổng công ty chỉ gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng, không nắm giữ chứng khoán thanh khoản nên i đƣợc xác định bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, kỳ hạn dƣới 3 tháng. Dựa trên số liệu công bố của

Ngân hàng Nhà nƣớc và thuyết minh BCTC năm 2015 của Tổng công ty, lãi suất tiết kiệm bình quân trong năm 2015 là 4%/năm

Cb đƣợc tính bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm bị mất đi khi công ty rút tiền trƣớc hạn. Năm 2015, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn 0,3%/năm, nếu rút tiền trƣớc hạn, chi phí cơ hội bằng 3,7%/năm. Ngoài ra, còn một số khoản chi phí khác nhƣ chi phí đi lại, phí rút tiền ngoài hệ thống... nhƣng theo ý kiến của cán bộ quản lý là không đáng kể.

Vb đƣợc tính toán dựa trên số liệu dòng tiền ròng theo ngày của năm 2015 do phòng kế toán cung cấp, bằng 525,839 tỷ VNĐ. Áp dụng công thức (1.2), tính đƣợc d = 21,435tỷ VNĐ.

- Xác định tồn quỹ tối ƣu và tối đa M* = M min + d/3 = 27,857 tỷ VNĐ Mmax = M min + d = 42,147tỷ VNĐ Bƣớc 2: Điều chỉnh ngân quỹ theo mô hình Miller- Orr. Sau khi xác định đƣợc mức tồn quỹ tối ƣu, kế toán trƣởng cần xây dựng kế hoạch điều tiết dòng tiền cho quý 1/2016 để đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời gia tăng khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại việt nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)