3.3 Một số giải pháp vi mô
3.3.6 Tăng cƣờng hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở các doanh nghiệp
Hoạt động marketing của các doanh nghiệp chủ yếu do phòng kinh doanh, xuất nhập khẩu cùng với Ban giám đốc trực tiếp xúc tiến và đảm nhiệm. Do đó, hoạt động marketing còn rất mờ nhạt, manh mún, thiếu tính chủ động, chƣa có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm vấn đề này. Trong những năm tới, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải sử dụng cho mình một
chiến lƣợc nghiên cứu thị trƣờng cụ thể. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn nên thành lập một bộ phận chuyên biệt nghiên cứu thị trƣờng, có thể thành lập một phòng (ban) gồm 5 - 7 ngƣời. Các nhân viên của phòng (ban) này cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về marketing, thị trƣờng quốc tế.
Lập ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu. Hiện nay nghiên cứu thị trƣờng cần có các công cụ hiện đại đặc biệt là vấn đề thông tin, cần có các máy móc hiện đại để thu thập thông tin ở mọi nơi trên thế giới một cách nhanh nhất và chính xác nhất, đây là công việc rất quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động nghiên cứu có hiệu quả.
Đào tạo đội ngũ phòng (ban) để đáp ứng yêu cầu của công việc. Đội ngũ cán bộ này phải năng động, sáng tạo có kinh nghiệm, có kiến thức
sâu rộng về thị trƣờng quốc tế. Bộ phận này trực tiếp liên hệ với các đối tác xuất khẩu, các cơ quan xúc tiến thƣơng mại, đồng thời thu thập và xử lý thông tin liên quan đến thị trƣờng, khách hàng... Xem xét và dự đoán xu hƣớng thay đổi về mặt bằng giá cả, mẫu mốt, chất liệu để làm cơ sở phân tích đánh giá và đƣa ra đối sách cũng nhƣ giá chào bán thích hợp cho từng đối tƣợng khách hàng, từng thị trƣờng, từng mùa vụ khác nhau. Bộ phận nghiên cứu thị trƣờng cũng phải điều tra, thăm dò các đối thủ cạnh tranh và có chung khách hàng. Tìm hiểu về giá cả, công nghệ, phân tích những mặt mạnh, yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể đƣa ra giá cạnh tranh hơn hoặc những điều kiện ƣu đãi hơn ho khách hàng trong việc chào giá cũng nhƣ thu hút đơn hàng xuất khẩu.
Trƣờng hợp đã có đơn hàng hay hợp đồng xuất khẩu sản phẩm thì để xác định nhu cầu thị trƣờng, có thể tổng hợp nhu cầu của khách hàng theo các mức giá, theo chất lƣợng, theo thời gian và quy đổi chúng thành chỉ tiêu giá trị từ đó có thể rút ra xu hƣớng biến động cuả nhu cầu, tiến tới dự báo nhu cầu trong năm tới để có sự điều chỉnh hoạt động xuất khẩu cho phù hợp.