Trung Quốc và Thái Lan
Hiện nay, các mặt hàng TCMN của Trung Quốc và Thái Lan đang có lợi thế so sánh hơn mặt hàng TCMN của Việt Nam. Các yếu tố nhƣ hoạt động tổ chức tiêu thụ đến dịch vụ hỗ trợ của họ đều tốt hơn Việt Nam. Mặt hàng TCMN của họ có chất lƣợng tốt và đồng đều, cơ cấu mặt hàng đa dạng, mẫu
mã phong phú, độc đáo, số lƣợng và thời gian giao hàng đảm bảo, có điều kiện lao động và môi trƣờng đảm bảo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và quốc tế. Câu hỏi đặt ra là các nƣớc đó có điều kiện tự nhiên để phát triển TCMN tƣơng đồng vởi Việt Nam, tại sao ngành TCMN của họ lại phát triển hơn. Đó chính là kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu chúng ta cần học tập.
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Bài học đầu tiên phải nhắc đến đó là chính sách thành lập và phát triển xí nghiệp hƣơng trấn một loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển tại các vùng nông thôn Trung Quốc, hoạt động một cách rất năng động. Đồng thời cũng đƣa ra các điều luật để quản lý hoạt động của khu vực kinh tế này.
Thứ hai, doanh nghiệp sản xuất TCMN Trung Quốc coi trọng sản phẩm mới, khai thác kỹ thuật mới, từ đó nâng cao năng suất và chất lƣợng mẫu mã sản phẩm. TCMN Trung Quốc có truyền thống lâu đời. Các sản phẩm của Trung Quốc một mặt đáp ứng nhu cầu sử dụng và thẩm mỹ của ngƣời tiêu dùng mặt khác sản phẩm hàng TCMN Trung Quốc đã lồng ghép các yếu tố văn hóa của Hoa Kỳ vào sản phẩm. Điều đó tạo nên tính đặc sắc mỗi sản phẩm của TCMN Trung Quốc.
Trung Quốc giao hàng rất đúng hẹn, đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau bán hàng nhƣ bảo hành, tƣ vấn khách hàng đƣợc thực hiện rất tốt.
Chính phủ Trung Quốc cũng đƣa ra các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất và xuất khẩu TCMN.
Các xí nghiệp hƣơng trấn sản xuất TCMN có quan niệm về hàng hóa vững vàng. Theo đó, bản thân mỗi ngƣời lao động, mỗi ngƣời thợ thủ công đều ý thức hoàn thiện sản phẩm có chất lƣợng tốt, sáng tạo thay đổi mẫu mã bắt kịp với nhu cầu thế giới, nâng cao năng suất hạ giá thành, từ đó nâng cao
sức cạnh tranh và xây dựng thƣơng hiệu đối với sản phẩm TCMN Trung Quốc trên thị trƣờng quốc tế.
1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan và Việt Nam có điều kiện tự nhiên khá giống nhau, nên sản phẩm có tính tƣơng đồng, cạnh tranh nhau. Mặt hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh kém hơn so với Thái Lan. Để đẩy mạnh xuất khẩu, Thái Lan đã có những biện pháp cụ thể và thống nhất từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm:
Trước tiên, là khâu sản xuất:
- Quan tâm đến khâu tích trữ nguyên liệu, đăc biệt là nguyên liệu tự nhiên khan hiếm và cung cấp cho các nghệ nhân ở mức giá vừa phải.
- Tạo điều kiện cạnh tranh công bằng trong thị trƣờng cung cấp nguyên liệu, phá vỡ thế độc quyền.
- Chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng nhƣ nhà xƣởng, đƣờng sá, phƣơng tiện chuyên chở cũng nhƣ phƣơng tiện thông tin liên lạc nhƣ điện thoại, Internet… - Ƣu tiên các doanh nghiệp đầu tƣ vốn vào sản xuất mặt hàng TCMN nhƣ giảm bớt thủ tục trong việc thành lập doanh nghiệp.
- Bảo lãnh vay vốn với lãi suất thấp để mua nguyên liệu thô, sử dụng đơn hàng để chấp nhận tài sản thế chấp.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thiết kế giỏi, sáng tạo tiếp xúc với TCMN. - Nghiên cứu xu hƣớng tiêu dùng của mỗi nƣớc, lƣu trữ các mẫu thiết kế.
- Hỗ trợ các nghệ nhân nhƣ đào tạo kiến thức hội hoạ, hỗ trợ kĩ thuật, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nƣớc và quốc tế.
Trong khâu tiêu thụ và xuất khẩu:
- Tiếp cận thị trƣờng thông qua việc thành lập và củng cố ban xúc tiến xuất khẩu. Cung cấp thông tin về xu hƣớng và thị hiếu tiêu dùng của thị trƣờng thế
giới cho các doanh nghiệp. Tổ chức các hội chợ triển lãm về TCMN. Đƣa ra các báo cáo để giới thiệu các cơ hội cụ thể, phân tích về thị trƣờng giá cả… - Đơn giản hoá các thủ tục xuất khẩu đối với hàng TCMN, giảm phí chuyên chở, thuế xuất khẩu…
- Không ngừng nâng cao chất lƣợng, mẫu mã, bao bì để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng thế giới.
- Kết hợp các cơ quan xúc tiến thƣơng mại và cơ quan xúc tiến du lịch. - Nâng cao niềm tự hào trong giới trẻ về sản phầm TCMN truyền thống.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ